Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp nƣớc ngoài và việc là mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 41)

6. Kết cấu đề tài

2.1. Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp nƣớc ngoài và việc là mở Việt Nam

2.1.1. Tổng quan FDI và vấn đề việc làm

Biểu đồ 2.1. Quy mô vốn FDI thực hiện và việc làm ở Việt Nam, 2007-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018) 40 42 44 46 48 50 52 54 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Tổng số vốn thực hiện (cột trái, tỷ VND) Quy mô việc làm (cột phải, triệu người) download by : skknchat@gmail.com

Về dòng vốn FDI, từ sau quá trình Đổi mới, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau quá trình tăng trưởng đều đặn và liên tục giai đoạn 1991-2006, FDI bắt đầu bứt phá trong năm 2007 với tổng số vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD. Tiếp đó, năm 2008 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của dòng vốn này, tăng gấp hơn 6 lần năm 2000 về số dự án lên đến 1.171 dự án với số vốn thực hiện lên tới 11.500 tỷ VND.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Số vốn đăng ký trong giai đoạn này cao hơn rất nhiều so với số vốn thực hiện. Năm 2008, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ đạt 16% (Biều đồ 2.2). Xét về số liệu theo giai đoạn, FDI thực hiện tăng 2,4 lần trong giai đoạn 2006-2011 so với giai đoạn 2000 - 2005, trong khi FDI đăng ký tăng tới 5,9 lần.

Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi các doanh nghiệp nước ngoài có tính cam kết cao hơn về số vốn giải ngân so với vốn đăng ký. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký trong giai đoạn 2011-2016 đạt gần 60%. Số vốn thực hiện tăng lên đến 15,8 tỷ USD trong năm 2016. Kết quả này cho thấy những nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong chính sách thu hút vốn FDI có tính cam kết cao hơn.

Biểu đồ 2.2. FDI vào Việt Nam, 1995-2016 (Số dự án, triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ b ộ 2016 Tổng vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện Số dự án download by : skknchat@gmail.com

Về quy mô việc làm, cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI vào trong nước, tổng số lao động có việc làm của Việt Nam tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2011- 2015. Hơn 02 triệu việc làm mới ròng được tạo ra, nâng tổng quy mô việc làm từ khoảng 50 triệu lên mức hơn 52 triệu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu xét theo tính tương đối với quy mô dân số Việt Nam, tỷ lệ này đã đạt đỉnh vào năm 2014, với 58,2% dân số Việt Nam có việc làm; sau đó, giảm dần trong hai năm 2015, 2016 (Tổng cục Thống kê, 2018). Tỷ lệ này giảm xuống sẽ gia tăng áp lực cho người lao động do số người phụ thuộc sẽ tăng lên trong quá trình “già hóa” dân số ở Việt Nam.

Số liệu về việc làm cũng cho thấy xu hướng “già hóa” của người lao động có việc làm ở Việt Nam. Tỷ lệ số người lao động có việc làm trong độ tuổi 15-24 đang giảm xuống rõ rệt, từ khoảng 20% xuống còn 13% trong giai đoạn 2009-2016. Cùng với đó, tỷ lệ đối với người từ 50 tuổi trở lên đã tăng mạnh từ 18% lên 27% trong cùng giai đoạn (Biểu đồ 2.3). Như vậy, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng “già hóa” trong thời gian tới. Quá trình tìm kiếm lao động trẻ sẽ khó khăn hơn. Người lao động khi được thuê cũng sẽ chịu nhiều gánh nặng hơn khi phải nuôi nhiều người phụ thuộc vào họ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu việc làm theo độ tuổi, 2009-2016 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018) 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 15-24 25-34 35-44 45-49 50+ download by : skknchat@gmail.com

Xét trong tổng thể vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế, vốn FDI đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư FDI luôn chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2016 (Tổng cục Thống kê, 2018). Quy mô vốn FDI lớn; tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI chỉ hấp thụ 3-4% lao động trong nền kinh tế giai đoạn 2011-2016. Mặc dù con số này đã tăng lên từ mức 1-2% giai đoạn trước đó, tuy nhiên nó vẫn rất khiêm tốn (Biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Đóng góp của FDI tới việc làm tại Việt Nam, 2000-2016 (Nghìn ngƣời)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Biểu đồ 2.5 cho thấy quy mô lao động trên vốn mà các thành phần kinh tế khác nhau của Việt Nam thực hiện. Xu hướng chung đó là lượng lao động trên vốn giảm, doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn hơn trong tương quan với lao động để thực hiện sản xuất, kinh doanh.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.5. Số lƣợng lao động trên 1 tỷ VND phân theo khu vực kinh tế, 2010- 2016 (Ngƣời/tỷ VND)

Nguồn: Tác giả tính toán từ Tổng cục Thống kê (2018)

Xét ở các thành phần kinh tế, 1 tỷ VND vốn đầu tư của các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước hấp thụ nhiều lao động nhất, tương ứng là hơn 80 lao động trong năm 2016. Con số này đối với doanh nghiệp FDI là rất thấp, chỉ khoảng 7 người/tỷ VND vốn đầu tư. Có thể thấy, khả năng tạo việc làm mới của các doanh nghiệp FDI là khá thấp so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Do đó, hiệu ứng việc làm trực tiếp tích cực của FDI là khá nhỏ.

2.1.2. Hình thức và lĩnh vực đầu tƣ của FDI vào Việt Nam

Về hình thức đầu tư, một điểm cần lưu lý đó là tổng giá trị các thương vụ M&A của Việt Nam trong tổng số vốn FDI vào Việt Nam khá cao, có thể tạo ra những hiệu ứng trực tiếp tiêu cực. Bảng 2.1 hiệu chỉnh tổng số vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Số liệu FDI của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2011-2015 chưa tính tới giá trị của các hợp đồng M&A. Từ năm 2016, Tổng cục Thống kê đã công bố thêm hoạt động mua bán cổ phần, góp vốn vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

Số liệu cho thấy khoảng 20% vốn FDI vào Việt Nam thông qua hoạt động M&A. Cách thức đầu tư này còn có xu hướng gia tăng trong năm 2017 (Nguyễn Thường Lạng, 2017). Giá trị đầu tư của M&A trong tổng thể nguồn vốn FDI lớn có thể tạo ra những hiệu ứng việc làm tiêu cực tại Việt Nam. Đó là quá trình cắt giảm nhân sự sau hoạt động M&A (UNCTAD, 1994).

0 50 100 150

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Trung bình Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 2.1. Quy mô M&A ở Việt Nam, 2011-2016 (Triệu USD)

Năm M&A*** Đầu tư mới/cấp thêm vốn Tổng vốn FDI (bao gồm M&A)* Tỷ lệ M&A/FDI 2011 3539 11000 14539 24.3% 2012 3652 10047 13699 26.7% 2013 1825 11500 13325 13.7% 2014 3082 12500 15582 19.8% 2015 2393** 14500 16893 14.2% 2016 4510 11290 15800 28.5%

Ghi chú: * Giai đoạn 2011-2015, Tổng cục Thống kê chỉ đưa ra con số FDI đối với đầu tư mới và cấp thêm vốn, không có quá trình góp vốn, mua bán cổ phần (tạm hiểu là hoạt động M&A ở Việt Nam). Từ năm 2016, Tổng cục Thống kê tính gộp giá trị M&A vào tổng vốn FDI, nên con số 15,8 tỷ USD vốn FDI đã bao hàm M&A.

** Con số chưa bao gồm 13 trên 341 thương vụ M&A không công bố giá trị.

*** 2011-2015 tính toán từ Stoxplus (2016) và ATTran (2016), 2016: Tổng cục Thống kê (2018)

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của (ATTran, 2016; Stoxplus, 2016; Tổng cục Thống kê, 2018)

Về cơ cấu FDI và việc làm phân theo ngành kinh tế, có thể thấy FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó, lao động của Việt Nam vẫn chủ yếu trong ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế (Triệu USD)

Năm 2016 Lũy kế đến 2016

Dự án Vốn đăng ký Dự án Vốn đăng ký

Tổng số 2613 26890,5 22594 293700,4

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

16 133,5 522 3573,8

Khai khoáng 1 71,5 104 3497,9

Công nghiệp chế biến, chế tạo 1042 16936,9 11716 172717,6 Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

3 310,4 108 12907,6

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

13 491,5 56 1451,1

Xây dựng 127 634,1 1384 10658,7

Bán buôn và bán lẻ, sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

514 1972,1 2248 5433,2

Vận tải, kho bãi 89 903 607 4280,9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 100 474,7 545 11494,7 Thông tin và truyền thông 200 377,5 1477 4718,7 Hoạt động tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm

12 582,7 87 1485,3

Hoạt động kinh doanh bất động sản

62 2355 581 52203,7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

285 938,8 2193 2643,9

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

58 188,6 236 495,1

Giáo dục và đào tạo 72 64,6 316 741,2

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

10 52,5 122 1602

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2 330,2 135 3029,7

Hoạt động dịch vụ khác 7 72,9 157 765,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Lũy kế đến năm 2016, số dự án FDI còn triển khai ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào bốn ngành: (i) công nghiệp chế biến, chế tạo; (ii) xây dựng; (iii) dịch vụ lưu trú ăn uống và (iv) kinh doanh bất động sản. Số vốn đăng ký lần lượt là 172,7; 10,7; 11,5 và 52,3 tỷ USD. Ba ngành đầu cũng là những ngành thu hút lượng vốn FDI ấn tượng trong năm 2016.

Tuy nhiên, đối với việc làm, nông nghiệp vẫn là ngành thu hút nhiều việc làm nhất trong giai đoạn 2011-2015, với trên 44% việc làm nằm trong ngành này. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, quy mô tuyệt đối số việc làm trong ngành nông nghiệp đã giảm đi hơn 01 triệu lao động, từ 24,4 xuống còn 23,3 triệu lao động trong giai đoạn này.

Việc làm được dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang cả ba ngành: công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, mạnh nhất là ngành dịch vụ. Số việc làm trong ngành dịch vụ đã tăng từ 15,3 triệu lên tới 17,6 triệu trong cùng giai đoạn. Trong khi đó, ngành công nghiệp có mức tăng tuyệt đối thấp hơn với mức tăng hơn 1 triệu việc làm, xây dựng tăng thấp nhất với khoảng 0,2 triệu việc làm.

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu việc làm theo ngành, 2011-2015 (Nghìn ngƣời)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo ngành kinh tế đang tăng dần trong giai đoạn 2011-2015, từ 15,4% lên mức 19,9%. Tuy nhiên, có sự phân hóa lớn giữa các ngành nghề kinh doanh. Lĩnh vực nông nghiệp và làm thuê trong các hộ gia đình có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp nhất, dưới 5%. Các ngành

24363 7509 3221 15259 23259 8576 3432 17574

Nông nghiệp Công nghiệp

Xây dựng Dịch vụ

này chỉ đòi hỏi lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Ngành xây dựng xếp tiếp theo với tỷ lệ dưới 15% số lao động có việc làm đã qua đào tạo.

Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo ngành kinh tế, 2011-2015 (%) 2011 2012 2013 2014 2015

Trung bình 15,4 16,6 17,9 18,2 19,9

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2,7 3,0 3,5 3,6 4,2

Khai khoáng 35 42,5 42,3 52,5 42,1

Công nghiệp chế biến, chế tạo 14,8 16,8 18,3 17,9 17,7 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí

69,5 77,8 76,2 73,1 75,3

Cung cấp nước, hoạt động quản lý nước thải và xử lý rác thải

33,5 33,2 36,3 40,2 44,7

Xây dựng 11,7 12,6 14,1 13,9 14,9

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

14,3 14,9 16,6 17,5 21,1

Vận tải, kho bãi 36,2 43,5 46,4 44,5 55,5

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 9,0 9,3 10,2 11,7 13,7 Thông tin và truyền thông 71,8 72,7 78,5 77,7 75,2 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 78,8 78,8 80,2 80,7 82,9 Hoạt động kinh doanh bất động sản 33,2 30,8 33,8 32,5 41,9 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ

73 75,9 73,8 76,9 75,9

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 35,6 35,3 39,4 36,4 42,1 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính

trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc

71,9 74 76,6 76,9 80

Giáo dục và đào tạo 90,3 91,2 91,1 90,8 91,5

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 86,9 86,2 85,5 88,8 89,1 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 16,4 19,5 19 22,7 22,5

2011 2012 2013 2014 2015

Hoạt động dịch vụ khác 15,2 17 23,9 21,5 19

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình

2,9 3,6 2,9 2,5 2,7

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 82 81,9 84,7 90 88,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi lao động trình độ cao, đặc biệt các ngành cần chuyên mô kỹ thuật cao như: sản xuất và phân phối điện, thông tin truyền thông, giáo dục – đào tạo, y tế… với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo luôn trên mức 70% trong năm 2015. Đây cũng là những ngành hấp thụ nhiều vốn FDI nhất tại Việt Nam.

2.1.3. Tƣơng tác của khu vực FDI với nền kinh tế

Nghiên cứu cố gắng phân tích sự tương tác này thông qua hai khía cạnh (i) khả năng liên kết, bổ trợ sản xuất với doanh nghiệp nội địa, (ii) tính cạnh tranh khi xuất hiện doanh nghiệp FDI. Nếu FDI liên kết chặt chẽ được với doanh nghiệp trong nước, hiệu ứng việc làm tích cực của FDI sẽ tăng lên. Ngược lại, sự cạnh tranh sẽ gia tăng hiệu ứng việc làm tiêu cực.

Biểu đồ 2.7. Giá trị gia tăng trên một lao động theo khu vực kinh tế, 2005-2016 (Triệu VND/lao động)

Nguồn: Tác giả tính toán từ Tổng cục Thống kê (2018)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Trung bình Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Chênh lệch về trình độ sản xuất có thể làm giảm tính kết nối của FDI với khu vực nội địa, từ đó không tạo ra thị trường mới, tăng quy mô lao động của các doanh nghiệp vốn nội địa. Biểu đồ 2.7 tính toán tổng sản phẩm quốc nội/lao động phân theo thành phần kinh tế theo giá thực tế. Có thể thấy, giá trị gia tăng trên một lao động của khu vực FDI tăng trưởng liên tục giai đoạn 2005-2016, đạt hơn 360 triệu VND/lao động năm 2016, và cao hơn rất nhiều so với các thành phần còn lại của nền kinh tế. Ví dụ, năm 2015, giá trị gia tăng trên một lao động của khu vực FDI cao gấp 9 lần khu vực nội địa ngoài nhà nước là gấp 1,5 lần khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng nhập khẩu so với giá trị gia tăng theo khu vực kinh tế, 2011-2016

Ghi chú: *NK/VA: giá trị nhập khẩu/giá trị gia tăng ngành

**NX/VA: (giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu)/giá trị gia tăng ngành

Nguồn: Tác giả tính toán từ Tổng cục Thống kê (2018) và Ngân hàng Thế giới (2018b)

Chênh lệch về năng suất lao động của hai khu vực quá lớn có thể khiến cho các doanh nghiệp trong nước liên kết yếu với doanh nghiệp FDI trình độ cao.

-0,40 -0,20 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)