Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 82 - 95)

6. Kết cấu đề tài

3.2. Hàm ý chính sách

Hai nhóm chính sách được đưa ra bao gồm: (i) hỗ trợ phát triển đầu tư mới và (ii) tăng tính liên kết khu vực nội địa với khu vực FDI.

3.2.2.1. Hỗ trợ phát triển đầu tƣ mới

Đầu tư mới sẽ gia tăng việc làm cho người lao động một cách trực tiếp. Để hỗ trợ phát triển đầu tư mới; đầu tiên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong nước về mặt tổng thề.

Nhà đầu tư nước ngồi, khi nghiên cứu về mơi trường đầu tư của Việt Nam thường sẽ lựa chọn các báo cáo có tính trung lập khách quan phản ánh về vấn đề này. Một trong số đó là chỉ số hoạt động kinh doanh do Ngân hàng thế giới thực hiện. Theo đó, Việt Nam đang đứng thứ 68 thế giới về thuận lợi trong môi trường kinh doanh năm 2017, xếp sau Malaysia (vị trí 24) và trước một số nước trong khu vực như Indonesia (72), Philippines (112) (Ngân hàng Thế giới, 2018a). Đây là vị trí đang khích lệ của Việt Nam trong những nổ lực về cải thiện môi trường đầu tư thời gian gần đây.

Tuy nhiên, Việt Nam cần giải quyết bốn vấn đề sau để cải thiện môi trường đầu tư trong nước: (i) quy trình thành lập doanh nghiệp mới, (ii) quy trình nộp thuế, (iii) thủ tục hải quan và (iv) giải quyết phá sản. Đây là bốn khía cạnh Việt Nam đạt mức điểm thấp và còn nhiều dư địa để thực hiện cải cách.

Về quy trình thành lập doanh nghiệp mới, cải thiện quy trình này đóng vai trị quan trọng giúp doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư mới vào Việt Nam. Nếu Việt Nam không cắt giảm được thời gian và thủ tục thành lập doanh nghiệp, dịng vốn FDI sẽ có xu hướng chuyển dịch sang M&A, khi các doanh nghiệp trong nước đã được thành lập. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tạo việc làm ở Việt Nam.

Việt Nam hiện xếp thứ 123 về chỉ số thành lập doanh nghiệp, và xếp dưới mức trung bình của Khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới, 2018a). Theo số liệu thống kê, Việt Nam cần tới 09 thủ tục để mở một doanh nghiệp mới, cao hơn khu vực 02 thủ tục. Đây là điểm khác biết lớn nhất của Việt Nam so với khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính khi thành lập doanh nghiệp.

Về quy trình nộp thuế, Việt Nam đang đứng thứ 86 về mức độ dễ dàng nộp thuế. Thủ tục nộp thuế của Việt Nam về mặt trung bình rườm ra hơn so với Khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương. Năm 2017, một doanh nghiệp Việt Nam trung bình mất tới 498 giờ để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, cao hơn gấp ba lần so với khu vực (189 giờ). Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần có những chính sách hợp lý, số hóa quy trình nộp thuế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về thủ tục hải quan, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam sẽ rất quan tâm tới quy trình xuất nhập khẩu do khu vực này phụ thuộc lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu. So với khu vực Đông Á và Thái Binh Dương, q trình thơng quan xuất khẩu của Việt Nam có sự thuận lợi hơn; tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu lại chịu nhiều trở ngại. Thời gian thông quan nhập khẩu vào Việt Nam là 76 giờ với chi phí nhập khẩu là 183 USD, lần lượt lâu hơn 11 giờ và phí cao hơn 68 USD so với trung bình khu vực. Những thước đo này là hàm ý chính sách cụ thể để Việt Nam thực hiện cải cách quy trình nhập khẩu, giảm số giờ và chi phí nhập khẩu.

Về giải quyết vấn đề phá sản, đây là chỉ số mà Việt Nam đứng vị trí rất thấp (129), thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Philippines (59), Indonesia (38). Đầu tư mới có tính rủi ro cao hơn M&A, do M&A được thực hiện trên một doanh nghiệp đã có sẵn. Các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư mới vào Việt Nam phải tính tốn tới quá tình rút vốn nếu dự án gặp thua lỗ. Nếu Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp thu hồi lại vốn với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn sau khi đề xuất phá sản, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hơn khi đầu tư một dự án mới ở Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (2018a) cho thấy tỷ lệ thu hồi tài sản của Việt Nam ở mức rất thấp, 21,8%, thấp hơn trung bình khu vực, 35,4%. Thêm vào đó, thời gian để xử lý thanh lý doanh nghiệp lên tới 05 năm, gấp đơi trung bình khu vực. Lý do là theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp trước khi giải thể hoặc phá sán sẽ phải thực hiện quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Quá trình này thường được diễn ra trong vòng 05 năm bao gồm nhiều thủ tục rườm rà từ tái cơ cấu đến chấp nhận phá sản, đưa ra quyết định tuyên bố các thủ tục phá sản, trình danh sách chủ nợ…, trước khi được tuyên bố phá sản (Ngân hàng Thế giới, 2018a).

Thứ hai, Việt Nam cần có chính sách xây dựng các khu công nghiệp, cụm

công nghiệp phù hợp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các dự án FDI đầu tư mới tại các khu này. Chiến lược phát triển các khu công nghiệp cần đi kèm với những cam kết về cơ sở hạ tầng kết nối và cải thiện mơi trường đầu tư của chính vùng/tỉnh đó.

Chính sách xây dựng các khu công nghiệp đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2012, các khu cơng nghiệp đã thu hút khoảng 50% tống số vốn FDI vào Việt Nam (Phương Linh, 2013). Tuy nhiên, các khu công nghiệp thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng sẽ rất khó để thể thu hút được vốn đầu tư FDI, hoặc sẽ chỉ thu hút được các dự án kém chất lượng. Xây dựng các khu công nghiệp cần đảm bảo các yếu tố về xử lý nước thải, cung cấp điện, nước… để doanh nghiệp có thể yên tâm ổn định sản xuất. Các khu công nghiệp cũng cần đặt ở các vị trí thuận lợi, thu hút được lao động hoặc có cơ sở hạ tẩng để kết nối với thị trường tiêu thụ cũng như xuất khẩu.

Thêm vào đó, các tỉnh có mơi trường đầu tư tốt thường thu hút được nhiều lượng vốn FDI đầu tư mới. Sự hỗ trợ của chính quyền và hệ sinh thái doanh nghiệp đi kèm sẽ giúp doanh nghiệp FDI thực hiện sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn. Xét trong năm 2014, ngoại trừ các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, cùng các tỉnh vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên… với hiệu ứng đơ thị hóa, có khả năng thu hút được vốn FDI đầu tư mới, một số tỉnh có chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao như Thanh Hóa, Kiên Giang… cũng thu hút được một lượng lớn nguồn vốn này. Chính vì thế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư tại các tỉnh như giảm chi phí gia nhập thị trường, chi phí khơng chính thức, tăng tính minh bạch của chính quyền… cũng có ảnh hướng tích cực tới quyết định đầu tư mới của các doanh nghiệp FDI.

3.2.2.2. Tăng tính liên kết giữa khu vực nội địa và khu vực FDI

Để cải thiện sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi, nghiên cứu đề xuất bốn nhóm giải pháp bao gồm: (i) nâng cao trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp trong nước, (ii) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và (iv) khuyến khích FDI đầu tư vào các lĩnh vực có tính kết nối với khu vực nội địa.

Về nâng cao trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp trong nước, Ngân hàng Thế giới (2017) cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chi tiêu rất ít cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Các doanh nghiệp trung bình chỉ dành 1,6% doanh thu hàng năm đầu tư vào R&D. Con số này thấp hơn các nước láng giềng như Lào (14,5%), Malaysia (2,6%) và Campuchia (1,9%). Thêm vào đó, “ở Việt Nam, 26% cơng ty vừa và lớn tuyên bố chi cho R&D, trong khi chỉ có 9% doanh nghiệp nhỏ có đầu tư vào R&D. Khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố đào tạo cho các nhân viên của họ để phát triển và giới thiệu sản phẩm hay quy trình mới, cao hơn Lào, Malaysia và Thái Lan nhưng thấp hơn Philippines và Campuchia” (ibid, đoạn 61 Chương 2). Do đó, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D).

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp khi đạt được tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất hàng hóa, chuỗi cung ứng có thể bỏ qua q trình khảo sát, cấp chứng chỉ tiêu chuẩn Việt Nam nếu tiêu chuẩn của Việt Nam thấp hơn thế giới. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch đạt được tiêu chuẩn thực hành GlobalGAP thì có thể không cần chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điều này sẽ kích thích doanh nghiệp đi theo chuẩn mực thế giới trong q trình tồn cầu hóa và giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp nội địa.

Thêm vào đó, cũng theo Ngân hàng thế giới (2017), để nâng cao trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp khu vực nội địa, Việt Nam cần thay đổi chính sách khoa học cơng nghệ hướng tới tính thực tiễn cao, gắn các sản phẩm nghiên cứu với hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn. Đầu tư của nhà nước cho khoa học công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu cần gắn liền với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng suất lao động.

Về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, đây ln được coi là chính sách chìa khóa, khơng những giúp Việt Nam cải thiện tính kết nối giữa hai khu vực của nền kinh tế, mà cịn tạo tính đột phá cho q trình cơng nghiệp hóa của Việt Nam, giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (Ohno, 2017). Ohno (2017) cho rằng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ không tương đồng với sự phát triển của

ngành công nghiệp hỗ trợ; tuy nhiên, hai vấn đề này có tính bổ trợ lẫn nhau trong q trình cơng nghiệp hóa. Do đó, tại Việt Nam, việc quản lý hai vấn đề này ở hai Bộ khác nhau (Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương) là bất hợp lý. Việt Nam cần có lộ trình phù hợp đưa hai chương trình phát triển này về Bộ Công thương quản lý nhằm tạo ra định hướng chung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn liền với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp đến, Bộ Công thương sẽ phối hợp các ngành và chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quá trình đạo tạo lao động cần gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và bắt kịp với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ngân hàng Thế giới (2014) chỉ ra mối liên kết yếu giữa doanh nghiệp và các trường dạy nghề, trường đại học trong quá trình đào tạo lao động ở Việt Nam. Điều này dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức thấp. Do đó, cần có thêm các chính sách mở, tạo cơ chế cho các trường đạo tạo nghề tích cực kết nối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi có trình độ cao, để cùng đào tạo lao động, gắn liền việc học lý thuyết với thực hành. Điều này sẽ giúp cho học viên có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi làm việc ở các doanh nghiệp nước. Các học viên này cũng có thể đem những kiến thức, kỹ năng học được từ quá trình liên kết đào tạo vào áp dụng ở các doanh nghiệp nội địa.

Về khuyến khích FDI đầu tư vào các lĩnh vực có tính kết nối với khu vực nội địa, một giải pháp cần tính tới đó là thúc đẩy thu hút FDI vào các lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực có xu hướng tiêu dùng tại chỗ và không xuất khẩu được, như y tế, giáo dục, tài chính-ngân hàng, viễn thơng... Dịng vốn này sẽ buộc doanh nghiệp FDI kết nối với các doanh nghiệp nội địa nhiều hơn để có thể bán dịch vụ của mình với khách hàng trong nước.

Tóm lại, đi từ nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng việc làm ròng tiêu cực của FDI ở Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất hai nhóm chính sách chính, cải thiện những hiệu ứng việc làm tích cực, qua đó nâng cao chất lượng hấp thụ nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Đây cũng là những chính sách có tính dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động trong q trình tồn cầu hóa.

KẾT LUẬN

Từ sau quá trình Đổi mới, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xét trong tổng thể vốn đầu tư toàn xã hội, FDI đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư FDI ln chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư tồn xã hội trong giai đoạn 2011-2016. Nguồn vốn này bổ sung nguồn lực, đóng góp tích cực vào năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hồi nghi về tác động của FDI tới quy mô việc làm khi về mặt tác động trực tiếp, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy tác động ròng của FDI tới việc làm ở các nước tiếp nhận vốn là khác nhau, tùy vào đặc điểm của phương thức đầu tư FDI cũng như khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu cố gắng phân tách những tác động khác nhau của FDI tới vấn đề việc làm ở Việt Nam thơng qua nhiều khía cạnh để có một cái nhìn đa chiều hơn về dòng vốn này.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định hiệu chỉnh sai số chuẩn ước lượng dữ liệu mảng 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 khi đánh giá tác động của FDI tới quy mô và chất lượng việc làm. Các tác động có thể có cũng được phân tách theo ngành nghề kinh doanh và quy mô xuất nhập khẩu của các ngành. Phương pháp ước lượng của nghiên cứu có một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, nghiên cứu chưa tính tốn những hiệu ứng khơng nhìn thấy được ở cấp độ ngành tới quy mô việc làm. Thứ hai, do hạn chế về khoảng thời gian nghiên cứu (2011-2015), nghiên cứu chưa đánh giá những tác động mang tính động, tính trễ theo thời gian. Hạn chế về chuỗi thời gian cũng khiến cho nghiên cứu không thể thực hiện phương pháp hồi quy tốt hơn như GMM trong quá trình ước lượng mơ hình nghiên cứu.

Về kết quả ước lượng, hiệu ứng việc làm và việc làm trình độ cao ròng của FDI ở Việt Nam là tiêu cực. Về mức độ, hiệu ứng việc làm trình độ cao mạnh hơn hiệu ứng tổng quy mơ việc làm. Phân theo ngành nghề, hiệu ứng tổng quy mô việc làm đối với ngành dịch vụ là tích cực; trong khi đó, ngành cơng nghiệp có thiên

hướng hiệu ứng rịng tích cực với mức độ nhỏ, ngành nơng nghiệp có hiệu ứng rịng tiêu cực. Hiệu ứng quy mơ lao động trình độ cao của FDI khá giống với quy mô việc làm trong cả ba ngành. Theo quy mô xuất nhập khẩu ngành, nghiên cứu không thể khẳng định rằng tăng quy mô xuất nhập khẩu ngành làm tăng hoặc giảm hiệu ứng việc làm tích cực trong ngành tương ứng. Tuy nhiên, tăng quy mô xuất nhập khẩu lại làm gia tăng các hiệu ứng tiêu cực của FDI tới quy mô việc làm trình độ cao.

Với các dữ liệu vĩ mô tổng thể nền kinh tế và vi mô cấp độ doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra 05 lý do dẫn tới hiệu ứng việc làm của FDI ở Việt Nam bao gồm: (i) quy mô việc làm của doanh nghiệp FDI, (ii) quá trình M&A, (iii) liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, (iv) đặc tính phi thương mại của ngành dịch vụ và (v) cạnh tranh.

Từ đó, nghiên cứu đưa ra hai nhóm giải pháp chính cải thiện hiệu ứng việc làm tích cực của dịng vốn FDI. Trong đó, các hàm ý chính sách liên quan tới mơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 82 - 95)