6. Kết cấu đề tài
2.2. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tới vấn đề việc là mở Việt
nhỏ. Thêm vào đó, một số nghiên cứu khác trong giai đoạn gần đây cho thấy Việt Nam đã thu hút dòng vốn FDI với những liên kết yếu mà họ tạo ra đối với khu vực nội địa, sự lan tỏa công nghệ thấp, và gia tăng sự cạnh tranh giữa hai khu vực này (Giroud, 2007; Le & Pomfret, 2011). Phân tích trong phần 2.1. cũng phần nào phản ánh thực trạng này ở Việt Nam.
2.2. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tới vấn đề việc làm ở Việt Nam Nam
Phần 2.1 dự báo những tác động việc làm tiêu cực của FDI tại Việt Nam có thể lấn át những tác động tích cực. Để có cái nhìn tổng thể hơn, luận văn sẽ định lượng mối quan hệ này thông qua việc xây dựng (i) biến và mơ hình đánh giá tác động của FDI tới vấn đề việc làm; sau đó, giới thiệu (ii) số liệu; (iii) phương pháp ước lượng; phân tích (iv) kết quả ước lượng vấn đề này ở Việt Nam và (v) nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam.
2.2.1. Biến và mơ hình
2.2.1.1. Mơ hình nghiên cứu chung
Mơ hình chung nhất được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới vấn đề việc làm ở Việt Nam có ba loại biến chính: (i) biến phụ thuộc (emijt); (ii) biến độc lập đại diện cho hoạt động của doanh nghiệp FDI (Fijt); và (iii) véc tơ biến kiểm sốt (Xijt) với cơng thức như sau:
ln(emijt) 1+ 2ln(Fijt)+ Xijt+ vijt hay
ln(emijt) 1+ 2ln(Fijt)+ Xijt+ j+ t+uijt (*) với vijt j+ t+uijt
Trong đó:
+ i, j, t là chỉ số theo ngành, tỉnh và năm tương ứng. Ngành i bao gồm ba ngành chính là: nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ, được chia dựa theo hệ thống VSIC 2007 (chi tiết về phân ngành, xem mục 2.2.2. Số liệu);
+ tương ứng là hiệu ứng không quan sát được theo tỉnh j, năm t;
+vit là nhiễu hỗn hợp;
+ là nhiễu riêng biệt, thỏa mãn các giả thuyết trong hồi quy OLS.
Một điểm cần lưu ý là các yếu tố không quan sát được ở những ngành khác nhau cũng có thể tác động tới biến phụ thuộc; tuy nhiên, trong giới hạn của nghiên cứu này, để đơn giản hóa, mơ hình được lựa chọn chỉ xem xét tới các yếu tố không quan sát trong tỉnh j ( và trong năm t . Điều này giúp cho kết quả ước lượng có tính chính xác hơn khi tách biệt được các yếu tố không quan sát được trong mơ hình. Thêm vào đó, mơ hình sử dụng logarit của các biến nhằm tính tốn các tương tác tương đối của biến số.
2.2.1.2. Các biến trong mơ hình
Các biến sử dụng trong mơ hình bao gồm:
a. Biến phụ thuộc, emijt
là biến phụ thuộc đại diện cho các vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng lần lượt hai biến đo lường cho chỉ tiêu này liên quan tới số lượng và chất lượng việc làm:
(1) Tổng quy mô lao động có việc làm ( ) làm việc tại các đơn vị kinh doanh trong ngành i tỉnh j năm t;
(2) Tổng quy mơ lao động trình độ cao ( làm việc tại các đơn vị kinh doanh trong ngành i tỉnh j năm t. Như Phần 1.2. Khái niệm việc làm đã đề cập,
nghiên cứu coi một việc làm trình độ cao khi việc làm đó sử dụng lao có chứng chỉ trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
b. Biến độc lập đại diện cho hoạt động của doanh nghiệp FDI, Fijt
là biến độc lập chính của mơ hình, phản ánh tổng quy mơ của các doanh
nghiệp FDI tại ngành i tỉnh j năm t. Nghiên cứu tính tốn biến này dựa trên Bộ số liệu VEC điều tra tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bailey & Driffield (2007) cũng đo lường biến tổng quy mô hoạt động FDI tại một ngành dựa trên số liệu cấp
độ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được tính chính xác cao, điều quan trọng trong cách tính tốn này là phải xác định được doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nước ngoài “sở hữu”. Trong khi Bailey & Driffield (2007) sử dụng số liệu Điều tra doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh với sự phân định chi tiết về tính sở hữu; bộ số liệu VEC không phân tách rõ ràng tính sở hữu nội địa hay nước ngoài của một doanh nghiệp.
Luật đầu tư 2005 và thống kê từ Bộ số liệu VEC của Tổng cục thống kê đưa ra ba loại hình doanh nghiệp chính có thể được coi là doanh nghiệp FDI, bao gồm:
(1) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
(2) Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; (3) Doanh nghiệp tư nhân liên doanh với nước ngoài.
Tuy nhiên, trong bộ VEC, hai loại hình doanh nghiệp thứ (2) và (3) không được hỏi chi tiết về quy mơ vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, nghiên cứu khơng thể sử dụng phân loại của IMF (2010) nhằm xác định tính sở hữu nước ngồi của một doanh nghiệp. Trong ba loại hình doanh nghiệp trên, chỉ loại hình (1) là chắc chắn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi.
Do đó, với biến độc lập này, nghiên cứu sử dụng hai thước đo khác nhau phản ánh quy mơ hoạt động của doanh nghiệp FDI, đó là:
(i) Tổng tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( trong ngành i tỉnh j năm t, bằng tổng tài sản của ba loại hình doanh nghiệp (1), (2) và (3) trong ngành i tỉnh j năm t;
(ii) Tổng tài sản của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài , chính là tổng tài sản của loại hình doanh nghiệp (1). Đây chắc chắn là tài sản mà FDI có quyền kiểm sốt và quản trị.
c. Véc tơ biến kiểm soát, ijt
Xijt là véc tơ biến kiểm soát đối với ngành i tỉnh j năm t, bao gồm:
(1) wijt: mức lương trung bình ngành, đo bằng lương trung bình danh nghĩa có trọng số của ngành i tỉnh j năm t;
(2) xmijt: quy mô xuất nhập khẩu ngành, đo bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu
của ngành i tỉnh j năm t;
(3) assetijt: quy mô doanh nghiệp nội địa, đo bằng tổng tài sản các doanh
nghiệp hoàn toàn vốn nội địa trong ngành i tỉnh j năm t; và
(4) revijt: quy mô kinh tế tỉnh, đo bằng tổng doanh thu thuần của tất cả các
doanh nghiệp trong tỉnh j năm t.
Nghiên cứu thực hiện tổng quan tài liệu trong nước và quốc tế để lựa chọn các biến kiểm sốt phù hợp đưa vào mơ hình. Các biến kiểm sốt cũng được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tế số liệu của Việt Nam. Dưới đây, tác giả sẽ tổng quan tài liệu về các biến kiểm sốt quan trọng được đưa vào mơ hình, tác động của chúng tới việc làm trong một ngành hoặc một nước.
c1. Mức lƣơng trung bình ngành (wijt)
Mức lương trung bình tác động tới cả cung và cầu lao động, từ đó làm thay đổi quy mơ lao động có việc làm ở trạng thái cân bằng.
Về phía cầu, khi tổng quan tài liệu, Massoud (2008) đưa ra hai hiệu ứng mà lương trung bình ngành tác động tới quy mơ việc làm, đó là: hiệu ứng quy mơ và hiệu ứng thay thế. Lương tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Mức độ co giãn về cầu của hàng hóa đó sẽ quyết định mức độ chuyển dịch tăng giá bán cho người tiêu dùng. Và khi giá bán tăng, lượng cung sản phẩm sẽ giảm, điều này khiến cầu lao động giảm xuống (hiệu ứng quy mơ). Ngồi ra, khi lương tăng lên, các doanh nghiệp có xu hướng thay thế lao động bởi vốn, cầu lao động theo đó giảm xuống (hiệu ứng thay thế).
Về phía cung, tăng lương sẽ làm tăng lượng cung lao động cho nền kinh tế. Người lao động sẽ sẵn sàng từ bỏ thời gian rảnh rỗi để làm việc. Những người chưa có mong muốn tìm việc làm sẽ có thêm động lực tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Vacaflores (2011) sử dụng phương pháp ước lượng Arellano- Bover/Blunder-Bond, đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về tác động dương có ý nghĩa thơng kế ở mức 5% của tiền lương thực tế tới việc làm đối với lao động nữ ở các nước khảo sát. Tuy nhiên, trên số liệu mảng tổng thể, tác động này khơng có ý nghĩa thống kê.
Tác động rịng của mức lương trung bình phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng từ phía cung và phía cầu của thị trường lao động.
Một số nghiên cứu cịn chỉ ra rằng lương thậm chí khơng tác động tới quy mơ việc làm cân bằng. Geary & Kennan (1982) nghiên cứu về tác động của lương tới quy mô việc làm tại 12 nước OECD và kết luận rằng khơng tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa lương thực tế và quy mô việc làm. Apergis & Theodosiou (2008), khi phân tích số liệu 10 nước OECD trong giai đoạn 1950-2005, cũng bác bỏ giả thuyết lương tác động tới quy mô việc làm trong ngắn hạn, vì vậy giảm lương thực tế sẽ không làm tăng quy mô việc làm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra bằng chứng thống kê cho thấy mối quan hệ dài hạn của hai biến số này.
c2. Quy mô xuất nhập khẩu ngành (xmijt)
Trong mơ hình phân tích của Fu & Balasubramanyam (2005), xuất khẩu tác động tới quy mơ lao động có việc làm trong nước theo hai hướng. Thứ nhất, xuất khẩu đóng vai trị mở rộng quy mô việc làm, tức là xuất khẩu tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn. Sản lượng của một nền kinh tế bao gồm cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, vì thế đóng góp của xuất khẩu cần được xét tới. Tác động này chịu ảnh hưởng bởi độ nhạy của cầu lao động đối với mặt hàng xuất khẩu. Thứ hai, tăng độ mở nền kinh tế thông qua xuất khẩu sẽ chịu áp lực cạnh tranh quốc tế. Điều này khiến các doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ cơng nghệ, thay đổi chất lượng và quy mơ việc làm.
Bên cạnh đó, Bailey & Driffield (2007) cũng tìm thấy tác động dương của nhập khẩu ở thời điểm trễ một kỳ tới cả quy mơ việc làm có kỹ năng và khơng có kỹ năng trong giai đoạn 1993-1996 ở Anh. Điều này hàm ý rằng, nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất, giúp tăng quy mô lao động có việc làm, hơn là việc nhập khẩu hàng hóa cuối cùng để tiêu dùng.
Nhằm xem xét tác động tổng hòa từ độ mở thương mại tới quy mô việc làm trong một ngành tại một tỉnh ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng biến tổng giá trị xuất nhập khẩu trong một ngành của các doanh nghiệp tại một tỉnh (xmijt).
c3. Quy mô doanh nghiệp nội địa ngành (assetijt)
Quy mơ một doanh nghiệp nội địa có thể đo lường thông qua tổng tài sản của doanh nghiệp đó. Đại lượng này sẽ tác động tới việc làm theo hiệu ứng quy mô và thay thế (Massoud, 2008). Tài sản của doanh nghiệp tăng hàm ý rằng doanh nghiệp
có thể đang mở rộng sản xuất và cần thêm lao động. Tuy nhiên, quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng lên, đặc biệt là tăng tài sản dài hạn, có thể thể hiện q trình thay thế lao động bằng công nghệ, tức cầu lao động giảm xuống. Như vậy, tác động rịng của quy mơ doanh nghiệp nội địa tới việc làm phụ thuộc lớn vào mức độ ảnh hưởng của hai hiệu ứng trên.
Nghiên cứu tính tốn quy mơ doanh nghiệp nội địa ngành bằng tổng tài sản trung bình hiện có của các doanh nghiệp nội địa trong ngành tại một tỉnh (assetijt).
c4. Quy mô kinh tế tỉnh (revjt)
Các biến số trước là các biến số quan sát được theo một ngành tác động tới quy mô việc làm tại ngành đó trong cùng một tỉnh. Trong các mơ hình thực nghiệm, các biến đại diện cho đặc tính của vùng hoặc quốc gia cũng được đưa vào véc tơ biến kiểm soát.
Đối với một nước, quy mô kinh tế thường được đo lường thông qua biến số GDP. Biến số này là một nhân tố quan trọng tác động tới cầu lao động. Tổng thể quy mô kinh tế tăng sẽ làm gia tăng cầu lao động. Massoud (2008) chỉ ra tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế tới số lượng việc làm theo ngành.
Tuy nhiên, khi bàn luận về tác động này, Marc Desnoyers (2011) đưa ra luận điểm khác về mối quan hệ này khi nền kinh tế trong và sau giai đoạn khủng hoảng. Bài viết cho rằng quy mô việc làm giảm và thất nghiệp sẽ tăng trong quá trình nền kinh tế bắt đầu hồi phục. Khi đó, doanh nghiệp có xu hướng tăng số giờ làm của người lao động hiện có chứ khơng th thêm lao động (Burggraeve, Walque, & Zimmer, 2015). Sau đó, họ sẽ cải tiến cơng nghệ và năng suất, giảm nhu cầu về lao động. Đây là một điểm đáng lưu tâm do giai đoạn khảo sát ở Việt Nam là khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
Đối với một tỉnh, quy mơ kinh tế có thể đó lượng thơng qua GDP theo tỉnh (RGDP). Tuy nhiên, số liệu RGDP tại Việt Nam có nhiều sai lệch, chưa thống nhất về cách thức và phương pháp tính (Thái Linh, 2015). Chính vì vậy, việc sử dụng biến số RGDP đại diện cho quy mô kinh tế của từng tỉnh và xem xét tác động của RGDP tới lao động theo ngành sẽ khơng cịn chính xác.
Nhằm định lượng yếu tố này, nghiên cứu này tính tốn tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tương ứng trong tỉnh (revjt). Nghiên cứu tính tốn biến số này từ Bộ Điều tra Doanh nghiệp (VEC) được khảo sát và thống nhất cách thực hiện qua các năm.
Ngồi ra, các nghiên cứu cịn đưa ra một số biến kiểm sốt khác, có ảnh hưởng tới vấn đề việc làm trong một ngành ví dụ: chi tiêu vốn cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (Bailey & Driffield, 2007), quy mô doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế (Jenkins, 2006), lãi suất các khoản tiền gửi và cho vay (Ying Wei, 2013)…; tuy nhiên, luận văn này khơng đưa các biến kiểm sốt này vào trong mơ hình với hai lý do: hoặc các biến kiểm sốt đó ít được sử dụng trong các nghiên cứu khác (ví dụ biến quy mô doanh nghiệp nhà nước) hoặc hạn chế về số liệu mà nghiên cứu này sử dụng (ví dụ: chi tiêu vốn cho hoạt động nghiên cứu phát triển, lãi suất tiền gửi và cho vay của ngành).
Sau khi đưa ra được mơ hình chung và các biến, nghiên cứu xây dựng nhiều mơ hình cụ thể ước lượng hiệu ứng việc làm ròng của FDI và phân tách hiệu ứng này theo ngành và quy mô xuất nhập khẩu.
2.2.1.3. Các mơ hình đánh giá
a. Mơ hình (1): Hiệu ứng việc làm rịng của FDI
Nhiều nghiên cứu quan tâm tới tính động trong tác động của FDI tới việc làm. Mơ hình thực nghiệm của các nghiên cứu này sẽ đưa thêm các biến trễ của FDI (Craigwell, 2006; Fu & Balasubramanyam, 2005). Tuy nhiên, do hạn chế về khoảng thời gian của chuỗi số liệu (chiều thời gian 05 năm: 2011-2015), nghiên cứu không đưa thêm biến trễ của FDI vào mơ hình.
Một điểm cần lưu ý là mơ hình chỉ đánh giá những tác động từ tổng quy mô
hoạt động của doanh nghiệp FDI tới tổng lượng việc làm cũng như việc làm trình
độ cao theo ngành. Do đó, nghiên cứu sử dụng các đại lượng về tổng số lượng và giá trị của các biến. Cách đánh giá tác động này được Fu & Balasubramanyam (2005) sử dụng. Trong khi đó, Bailey & Driffield (2007) hồi quy sự tăng/giảm về số
lượng việc làm với tăng/giảm giá trị vốn FDI vào các ngành khác nhau trong một năm nhằm tính tốn các tác động trên điểm cân bằng.
Tóm lại, nghiên cứu sử dụng mơ hình sau để tính tốn tác động rịng của FDI tới vấn đề việc làm của Việt Nam trên cả phương diện số lượng và chất lượng:
ln emijt 1 2ln Fijt 3ln wijt 4ln xmijt ln assetijt ln revjt t t uijt(1)
b. Mơ hình (2): Hiệu ứng việc làm của FDI theo ngành
Đặc thù của các ngành kinh tế khác nhau khiến cho quá trình hấp thụ vốn FDI khác nhau, từ đó tác động của FDI tới việc làm trong từng ngành có thể có sự khác biệt. Nghiên cứu tiếp tục đưa thêm một mơ hình tìm hiểu mức độ tác động của FDI tới việc làm theo từng ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam. Tức là mơ hình này sẽ phân tách hiệu ứng việc làm của FDI theo ngành nghề. Nghiên cứu cũng xem xét các hiệu ứng khác nhau này (nếu có) trên cả phương diện số lượng việc làm và lượng việc làm trình độ cao trong từng ngành Mơ hình nghiên cứu được thiết kế như sau:
ln emijt 1 2 1 2 ln Fijt 3ln wijt 4ln xmijt 5ln assetijt 6ln revjt j t uijt