Bối cảnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 81 - 82)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Bối cảnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

Bối cảnh kinh tế vĩ mơ của Việt Nam đang có xu hướng ổn định. Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt mức 6,8%, cao hơn mức 6,7% mà Quốc hội đề ra. Nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn tăng trưởng thấp dưới 6% trong năm 2012. Tuy nhiên, đây là sự hồi phục nhẹ và chưa cho thấy những bứt phá đáng kể của nền kinh tế thực (VEPR, 2018). Cũng theo VEPR (2018), các ngành nông, lâm, thủy sản, du lịch và ngành cơng nghiệp chế tạo đã có sự cải thiện đáng kể. Kinh tế Việt Nam đã hoàn thành được 13 chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.

Ngoài ra, lạm phát cũng có dấu hiệu ổn định với chỉ số CPI trung đạt 3,5% trong năm 2017, thấp hơn mức mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra. Môi trường vĩ mô ổn định sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Một xu hướng sẽ ảnh hưởng tới quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, đặc biệt thơng qua M&A, đó là q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP tháo gỡ những khó khăn trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm giảm thất thốt vốn và tăng tỉnh tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam đang kỳ vọng một làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018 và đây là cơ hội tham gia thị trường Việt Nam của nguồn vốn FDI, cùng với đó là q trình nâng cao hiệu quả quản trị của nền kinh tế (Hà Minh, 2017). Mua bán doanh nghiệp nhà nước từ các nhà đầu tư nước ngồi có thể được đẩy mạnh. Hình thức đầu tư này thuận lợi hơn rất nhiều so với hình thức đầu tư mới do các nhà đầu tư nước ngồi đã nhìn thấy tài sản hình thành từ vốn, khơng mất chi phí để đầu tư mới, có thể năm

bắt tình hình doanh nghiệp và đưa ra kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp từ khi chuẩn bị mua doanh nghiệp.

Về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) hiệu lực từ năm 2018. EVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp EU đầu tư vào ngành nơng nghiệp trình độ cao, từ đó kỳ vọng nâng tầm ngành công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và quản lý ngành (Nguyễn Duy Nghĩa, 2017). Thêm vào đó, dịng vốn từ EU có thể dịch chuyển tới các ngành dịch vụ hiện đại theo làn song công nghiệp 4.0 như ngành công nghệ thông tin, truyền thông… Điều này giúp Việt Nam cải thiện trình độ cơng nghệ trong nước, bắt kịp xu hướng công nghệ thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ khi gia tăng khoảng cách trình độ giữa khu vực doanh nghiệp nội địa và khu vực vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Việt Nam đang cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Nghị quyết 98/NQ-CP ban hành ngành 03/10/2017 nhấn mạnh quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh. Trên cơ sở đó, Bộ Cơng thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực cắt giảm “giấy phép con” trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đầu năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố bãi bỏ 1.930 điều kiện kinh doanh cản trở hoạt động của doanh nghiệp (trích theo Ban Kinh doanh Vietnamnet (2018)). Trong khi đó, Bộ Cơng Thương trong năm 2017 cũng công bố đã cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, giấy phép con, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam (trích theo Lưu Hiệp (2018)). Có thể thấy, đây là điều kiện thuận lợi, không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển, mà còn hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 81 - 82)