6. Kết cấu đề tài
2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng việc làm ròng tiêu cực của FDI tạ
Nam
Những phân tích thực trạng FDI và việc làm ở Việt Nam cho thấy nhiều nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng của FDI tới tổng quy mơ việc làm và việc làm trình độ cao có tính tiêu cực rịng, khác nhau theo ngành nghề và quy mơ xuất khẩu. Một số ngun nhân chính được tổng hợp trong Bảng 2.12, bao gồm:
- Khu vực doanh nghiệp FDI có xu hướng th ít lao động trên một đồng vốn đầu tư do trình độ cơng nghệ, năng suất lao động cao;
- Tỷ trọng hoạt động đầu tư M&A trên tổng vốn FDI khá lớn; download by : skknchat@gmail.com
- Tính kết nối của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa yếu do chênh lệch lớn về trình độ cơng nghệ và năng suất lao động; doanh nghiệp FDI phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu;
- Một số ngành như xây dựng, y tế, tài chính… khơng thể xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp FDI phải kết nối với doanh nghiệp nội địa trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm tăng tác động lan tỏa;
- Sự tham gia của doanh nghiệp FDI làm tăng tính cạnh tranh trong các ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Việc chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn tới hiệu ứng việc làm rịng tiêu cực của FDI tại Việt Nam là cơ sở để nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách cụ thể, giúp nâng cao chất lượng và số lượng việc làm khi thu hút dòng vốn này.
Bảng 2.12. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam
Hiệu ứng trực tiếp Hiệu ứng gián tiếp
Tích cực Thấp do tỷ lao động/vốn của FDI thấp so với khu vực nội địa
Thấp, liên kết nội địa với FDI thấp, chênh lệch trình độ và năng suất lao động, FDI phụ thuộc vào xuất nhập khẩu
Một số ngành dịch vụ phát triển thị trường nội địa và không thể xuất khẩu.
Tiêu cực Có thể cao do quy mơ hoạt động M&A của MNCs lớn
Có thể cao do tăng tính cạnh tranh của ngành
Nguồn: Phân tích của tác giả
Một điểm cần lưu ý đó là, những hiệu ứng việc làm tiêu cực từ gia tăng dòng vốn M&A hay tính cạnh tranh của nền kinh tế là một quy luật của nền kinh tế thị trường, là lựa chọn của các nhà đầu tư, kết quả từ quá trình phân phối nguồn lực dựa trên sự hiệu quả. Hai quá trình này, xét trên tổng thể nền kinh tế, cũng đóng góp tích cực cho tăng trưởng thơng qua cải thiện năng suất lao động. Do đó, trong phần
này, nghiên cứu tập trung đi tìm những giải pháp làm tăng các hiệu ứng việc làm tích cực, để các hiệu ứng này mạnh lên, lấn át các hiệu ứng việc làm tiêu cực.
3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM
Trong chương này, luận văn sẽ phân tích triển vọng kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Từ những phát hiện chính, luận văn sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu ứng việc làm của FDI.