Thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 35 - 39)

2.1.1. Sản phẩm

Về chủng loại và chất lượng sản phẩm

Trong thời gian qua, ngành may Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm của ngành khá đa dạng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau từ sơ mi nam nữ, áo jackét, áo khoác nam nữ, quần jeans, bộ quần áo nam nữ,… Nhiều sản phẩm mới ra đời, đặc biệt đã xuất hiện một số hàng chất lượng cao có tiêu chuẩn quốc tế như sơ mi cao cấp, áo jacket, quần jeans, veston,… Những sản phẩm này đã khẳng định được chỗ đứng trên nhiều thị trường khó tính như Paris, Ln đôn, Amstecdam, Berlin, Tokyo, NewYork…

chế, nhiều sản phẩm của ngành thuộc nhóm sản phẩm trung bình (mặc dù cũng có một số mặt hàng có chất lượng cao). Các doanh nghiệp may đã đáp ứng được những yêu cầu đối với hàng may như mẫu mã, đuờng nét, chất liệu, màu sắc… của thị trường xuất khẩu nhưng chưa phải ở mức độ xuất sắc. Vì sản phẩm của ngành có nhiều đặc điểm riêng biệt như yếu tố thời trang, thị hiếu khách hàng thay đổi nhanh phụ thuộc vào thời vụ, công nghệ sản xuất thời trang lại thuờng khá đơn giản nên mẫu mốt dễ bị bắt chước… Vì vậy, dù thiết kế mẫu mốt ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, nhưng hầu như ngành vẫn sử dụng mẫu mốt của đơn vị đặt hàng gia cơng.

Cũng vì lý do phương thức sản xuất chủ yếu của ngành may xuất khẩu là gia công trực tiếp, nghĩa là phương thức tại đó khách hàng nước ngồi cung cấp mẫu mã, nguyên vật liệu, thậm chí cả phụ liệu cho các doanh nghiệp may thực hiện, sau đó sản phẩm được trả về khách hàng nên lợi nhuận mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động trong tổ chức sản xuất.

Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 1 Một số chủng loại hang dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

TT T ê n h à n g TT T ê n h à n g 1 Hàng may cho trẻ sơ sinh

16 Áo veston nam bé

trai, bé gái

trẻ em em 3 Quần ao thể thao trẻ em 18 Trang phục ngủ trẻ em 4 Quần áo đồng phục trẻ em 19 Váy ngắn dài trẻ em gái

5 Sơ mi nam nữ cho

người lớn

20 Áo gối

6 Áo khoác nam nữ

trẻ em

21 Chăn

7 Áo veston nam bé

trai, bé gái 22 Túi sách 8 Trang phục lót trẻ em 23 Hàng may chất liệu len 9 Trang phục ngủ trẻ em

24 Hang may lụa và

sợi thực vật

10 Váy ngắn dài trẻ

em gái

25 Hàng may bông và

không bông

11 Sơ mi nam nữ cho

trẻ em

26 Mũ

12 Quần ao thể thao

trẻ em

27 Quần áo bơi các

loại

13 Quần áo đồng phục

trẻ em

28 Găng tay

người lớn muỗi

15 Áo khoác nam nữ

trẻ em

30 Quần áo bảo hộ lao

động

Nguồn: Tổng hợp thông tin từ các công ty dệt may tại Việt Nam

Như vậy, tuy chất lượng và cơ cấu sản phẩm của ngành đa dạng và phong phú hơn trước, nhưng so với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì cịn nhiều khoảng trống chưa đáp ứng được, nhất là đối với thị trường các nước phát triển. Hàng may xuất khẩu của ngành nói chung chưa có nhãn mác thương mại riêng. Đây cũng là lý do làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm may trên thị trường xuất khẩu.

Về giá bán sản phẩm

Ngành may có đặc điểm là có hàm lượng lao động cao, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người lao động. Đặc điểm này làm cho ngành được đánh giá là có tính phù hợp với trình độ phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo và đặc biệt là giá lao động thấp hơn các nước trong khu vực đã tạo ra lợi thế so sánh của sản phẩm may Việt Nam. Giá lao động rẻ là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho hàng may của Việt Nam có cơ hội và lợi thế hơn những hàng may của các quốc gia khác.

Tuy nhiên giá lao động rẻ chỉ là lợi thế trong so sánh tương đối với các nước sản xuất hàng may. Trên thực tế, giá lao động Việt Nam rẻ nhưng kèm theo là năng suất lao động thấp. Khi tính giá trị tuyệt đối của tiền cơng lao động trên sản phẩm thì điều này làm cho chi phí nhân cơng tăng lên. Hơn thế nữa, ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất được tự động hóa, giá nhân cơng rẻ khơng cịn là thế mạnh như trước.

Bên cạnh nguồn lao động với chi phí khơng phải là thực sự rẻ cịn có chi phí nguyên vật liệu cao. Phần lớn lượng nguyên liệu và cả phụ liệu đầu vào của các doanh

nghiệp may là nhập khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất do khách hàng gia công cung cấp, hoặc các doanh nghiệp tự mua. Cũng có nhiều khách hàng mua vải và phụ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam đưa đến các doanh nghiệp may gia công, nhưng giá cả của các nguyên vật liệu sản xuất trong nước thường đắt hơn giá nhập khẩu, mẫu mã lại nghèo nàn, kém hấp dẫn, chất lượng lô hàng thường không đồng đều, thủ tục mua bán phức tạp, tiến độ giao hàng sai hợp đồng thường xun xảy ra… Chính vì vậy, các doanh nghiệp may thường nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đẩy giá sản xuất và giá bán hàng may lên rất cao. Mức giá của các doanh nghiệp may thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN. Đồng thời, việc nhập khẩu đầu vào dẫn đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp không ổn định, phụ thuộc vào nhà cung cấp, việc thực hiện hợp đồng nhiều khi chậm hơn tiến độ định trước, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)