Năng lực sản xuất và qui mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 42 - 44)

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hiện nay tồn ngành dệt may Việt nam có khoảng trên 3500 doanh nghiệp với cơ cấu doanh nghiệp phân theo chủ sở hữu, theo địa phương và theo nhóm sản phẩm khá đa dạng (bảng 2.3).

Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 3 Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2017

Phân loại Loại hình Số lượng Tỷ lệ

Phân theo địa phương Miền Bắc 1050 30 % 280 8% 2170 62% Phân theo nhóm sản phẩm Dệt & May 840 24% 2450 70% 210 6%

Nguồn : Cục thống kê Việt Nam 2017

Trong số những doanh nghiệp trên, các cơ sở may mặc là thành viên của VITAS với 1360 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế ở 35/61 tỉnh thành phố trong cả nước, trong đó chủ yếu là các cơ sở dệt may gia công xuất khẩu. Các cơ sở này đã thu hút khoảng 2 triệu lao động thường xuyên. Năng lực sản xuất của toàn ngành đã lên đến hơn 2500 triệu sản phẩm sơ mi qui chuẩn/ năm và được tập trung chủ yếu ở một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…

Quy mơ của các cơ sở sản xuất cũng khác nhau. Có doanh nghiệp có năng lực sản xuất lên đến trên 20 triệu sản phẩm/ năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất chỉ

khoảng 1 triệu sản phẩm/ năm. Nhìn chung, mỗi cơ sở chỉ tập trung vào sản xuất một số mã hàng cố định. Điều này có lý do từ sự đầu tư chun mơn hóa của các cơ sở gia cơng, nhưng cũng có lý do từ phía các doanh nghiệp đặt gia cơng, vì hầu hết các khách hàng nước ngồi cũng chỉ có thế mạnh về một số mặt hàng nhất định. Do năng lực sản xuất hạn chế, nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhận được các đơn hàng với số lượng nhỏ.

Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 4 Sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may

Năm Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 % 2018 Quần áo may sẵn Triệu cái 923,0 1010,8 1155,5 1936,1 2503,2 100 Trong đó Nhà nước Triệu cái 219,0 218,9 144,9 121,2 127,2 5 Ngoài nhà nước Triệu cái 414,0 482,3 426,3 951,9 1426,7 57 ĐTNN Triệu cái 290,0 309,6 584,3 863,0 949,3 38

Nguồn : Cục thống kê Việt Nam 2017

Như vậy, sản lượng của ngành dệt may Việt Nam tăng rất nhanh theo thời gian với tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 50%/ năm. Đặc biệt năm 2007, số lượng sản phẩm tăng đột biến đến 67% so với năm 2006. Đây cũng là năm mà xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt mức tăng ấn tượng.

Trình độ tổ chức sản xuất

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam vào cuối năm 2017, ở Việt nam có 2450 doanh nghiệp may với 918700 máy móc thiết bị. Nhìn chung, máy móc thiết bị trong ngành may đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến của thế giới. Trình độ máy móc thiết bị với những ưu thế về nguồn nhân lực đã giúp các doanh nghiệp may xuất khẩu đã

tạo được những sản phẩm có thể vào được những thị trường khó tính trên thế giới.

Tuy nhiên, trình độ tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở Việt Nam mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Theo nhận định của các chun gia thì có khoảng 90% số doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại vẫn sử dụng phương thức sản xuất cổ điển, còn gọi là phương thức bó. Phương thức sản xuất này có nhiều nhược điểm như thừa thao tác, người quản lý khơng biết hết hàng hóa tồn đọng, tiến độ sản xuất chỉ có thể biết được qua số thành phẩm rời khỏi chuyền, khó điều chuyền, khơng đánh giá đúng năng lực hay năng suất của từng công nhân,… Số lượng các doanh nghiệp sử dụng phương thức sản xuất từng bộ chi tiết hoàn chỉnh (sử dụng chuyền treo bán tự động hoặc tự động) rất ít, chiếm chưa đến 10% tổng số doanh nghiệp may xuất khẩu.

Mặc dù có sự suy giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 nhưng giá trị xuất khẩu hàng dệt may không bị giảm sút, đạt 7,697 tỷ USD. Hàng của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và đã có mặt ở hầu hết những thị trường lớn như thị trường Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, các nước Đông Âu, Trung Đơng… Sự đón nhận của các thị trường này chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam bước đầu đã có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường quốc tế.

Tỷ lệ đóng góp của kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong thời gian qua luôn ở mức trên 12% Giá trị này thậm chí cịn đạt 14,04% vào năm 2014. Năm 2017, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 13,6% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhìn chung, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu hàng may trong tổng kim ngạch xuất khẩu khá ổn định trong giai đoạn 2014- 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)