Liên kết kinh doanh theo chiều dọc là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và cá thể trong cùng một chuỗi giá trị. Nhìn chung, liên kết kinh doanh theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý cũng như về quy mô doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển có thể lựa chọn gia cơng hàng hóa của mình ở các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh của các nước này như chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên dồi dào. Loại hình liên kết này thường thấy ở các ngành như may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… Hình thức liên kết kinh doanh theo chiều dọc sẽ mang lại cho các cá thể tham gia một số lợi ích như:
Mỗi cá thể tham gia có thể sử dụng một bộ tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và xã hội chung. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là giảm chi phí và tăng mức độ hài lịng của khách hàng.
Thơng qua liên kết kinh doanh, một kênh liên lạc trực tiếp giữa các cá thể tham gia liên kết kinh doanh sẽ được tạo ra. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là giảm chi phí và tăng mức độ hài lòng khach hàng.
Mỗi cá thể tham gia sẽ cùng hợp tác để cải tiến sản phẩm trong chuỗi giá trị. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là gia tăng mức độ hài lòng của khách hang cũng như nâng cao khả năng bắt nhịp với sự phát triển của công nghệ cũng như hành vi mua hàng của người tiêu thụ cuối cùng.
Ngồi ra, hiện nay cịn có hình thức liên kết kinh doanh mới phổ biến là liên kết kinh doanh ngành với sự kết hợp của liên kết kinh doanh theo chiều dọc và liên kết kinh doanh theo chiều ngang để nhóm thành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp liên quan đến nhau trong một lĩnh vực cụ thể.
Liên kết dọc trong các ngành công nghiệp không phải là vấn đề mới nhưng lại được nhiều doanh nghiệp dệt may đặt ra trong thời gian gần đây. Bởi lẽ, họ cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này khi đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP ngày càng đến gần. Đối tác xuyên Thái Bình Dương với quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi đối với hàng dệt may, đòi hỏi doanh nghiệp may mặc phải có được nguồn vải sản xuất tại Việt Nam (tại các nước thành viên TPP), nếu khơng, họ có nguy cơ đứng ngồi cuộc chơi TPP, hoặc mãi gia công với mức tiền công thấp.
thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi trong TPP tạo cơ hội để Việt Nam đầu tư vào khâu thượng nguồn (sản xuất vải và phụ liệu). Hiện doanh nghiệp may mặc trong nước vẫn phải nhập khẩu vải để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, tuy sản xuất vải ở Việt Nam chưa mạnh, nhưng giá trị vải xuất khẩu hàng năm cũng đạt khoảng 1 tỉ đô la Mỹ. Điều này chứng tỏ sự kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước cịn yếu kém nên mới có chuyện nơi thừa nơi thiếu.
Do đó, để làm được điều này, ít nhất, doanh nghiệp may mặc phải thực hiện những đơn hàng FOB thực sự (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) thay vì gia cơng. Với việc thực hiện các đơn hàng gia công, doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu qua khâu trung gian và khách hàng lo toàn bộ phần nguyên phụ liệu. “Nếu mãi gia công, doanh nghiệp sẽ bị rơi vào bẫy sản xuất với giá trị gia tăng thấp, vì vậy, cần phải tìm cách nâng dần vị trí của mình trong chuỗi cung ứng tồn cầu”
Cùng quan điểm trên, ơng Nguyễn Đình Trường, Phó chủ tịch VITAS, đồng thời là thành viên HĐQT Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, cho biết ở Việt Nam cũng có những doanh nghiệp đầu tư lớn sản xuất nguyên phụ liệu. Việt Tiến vừa mới chọn nguồn cung phụ liệu là một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã đầu tư 25 triệu đô la Mỹ, chuyên sản xuất khóa kéo cung cấp cho Nike, Adidas. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khơng biết nhà máy này, vì lâu nay họ chủ yếu gia cơng nên được khách hàng chỉ định mua nguyên phụ liệu. “Nếu chỉ làm gia cơng, doanh nghiệp có bao giờ phải cạnh tranh mà cần liên kết (với những nhà cung cấp nguyên phụ liệu - PV). Một áo sơ mi cộc tay có giá gia cơng 1,5 đơ la Mỹ. Cịn thì khách hàng chỉ định và ký kết phần cung cấp ngun liệu”, ơng Trường nói.
Các nhà đặt hàng thường chỉ định mua nguyên liệu của cơng ty tại Trung Quốc vì nguồn cung nguyên liệu tại đây rất phong phú. Ngoài ra, một số nhà đặt hàng chỉ định mua nguyên liệu tại cơng ty họ có đầu tư. Chẳng hạn một cơng ty Nhật Bản đặt sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam nhưng họ có đầu tư cổ phần tại công ty sản xuất nguyên liệu ở Trung Quốc thì cho dù nguyên liệu đó Việt Nam có sản xuất họ cũng khơng có ý định mua. Tuy nhiên, với cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan mà TPP đem lại, bắt buộc nguyên liệu phải được mua tại Việt Nam vì nhìn chung, các nước TPP khác có ngành sản xuất vải khơng mấy phát triển.
Thiết lập liên kết bền vững Xu hướng nội địa hóa và liên kết chuỗi là tất yếu. doanh nghiệp may mặc và doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu sở hữu cổ phần của nhau; nếu khơng thì phải tạo được sự tin tưởng, lịng trung thành và có những thỏa thuận về giảm giá, mua lại phần ngun phụ liệu sử dụng khơng hết... Ngồi ra, doanh nghiệp nguyên liệu cũng phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả cạnh tranh, thời gian giao hàng...
Ngoài ra, hiện các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu đang gặp một số khó khăn. Theo ông Đặng Trang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phụ liệu dệt may Nha Trang (chuyên sản xuất khóa kéo, nút), nếu cứ theo cơ chế thị trường, nhà sản xuất - cung cấp nguyên phụ liệu mà có sản phẩm chất lượng, giá rẻ, dịch vụ tốt thì sẽ được doanh nghiệp may mặc mua nguyên liệu. Tuy nhiên, việc cung cấp lại gặp khó đối với các doanh nghiệp nhà nước (chưa theo cơ chế thị trường thực sự). Ông cho biết thường thì người lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước ngồi ở vị trí của mình trong thời gian khơng dài, có thể chỉ sau vài năm là nghỉ hoặc được thuyên chuyển. Việc hợp tác với những cơng ty này có thể khơng bền vững khi có người mới thay, do đó, cần có cơ chế đảm bảo sự hợp tác bền vững.
Đối với liên kết thiết kế - may: Hiện tại liên kết này chưa được thực hiện chặt chẽ và chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thời trang và các công ty may xuất khẩu. Kết quả khảo sát ở 31 doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy tất cả các tổ chức này đều có bộ phận thiết kế. Bộ phận này hoặc chỉ là một phịng ban hoặc là một cơng ty độc lập như trường hợp Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Nhiệm vụ của bộ phận thiết kế là thiết kế mẫu sống (mẫu bằng chính vải và các phụ liệu khác), thiết kế mẫu chết (mẫu sử dụng giấy và các chất liệu khác), và thiết kế mẫu theo ý tưởng. Bộ phận thiết kế thực hiện nhiệm vụ tạo mẫu cho những đơn hàng xuất khẩu và cả tiêu thụ nội địa.
Việc thực hiện các đơn hàng gia cơng xuất khẩu mang lại lợi ích rất lớn đối với việc phát triển bộ phận thiết kế của cơng ty may bởi vì các cơng ty này hồn tồn có thể tận dụng những mẫu mã của đơn hàng xuất khẩu, sử dụng luôn 100% nguyên mẫu hoặc có những cải biến nhất định để phục vụ cho thị trường nội địa. Trong quá trình thực hiện những đơn hàng xuất khẩu, bộ phận này cũng nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ thiết kế của các khách hàng đặt hàng gia công nên kinh nghiệm làm việc sau khi thực hiện đơn hàng gia công xuất khẩu tăng lên rất nhiều. Cũng cần phải lưu ý rằng có một số doanh nghiệp may gia cơng có qui mơ rất nhỏ, như một xưởng may thì có thể th thiết kế cho những đơn hàng của mình.
Tuy nhiên, đó là mối liên kết giữa các bộ phận may với các bộ phận thiết kế trong các doanh nghiệp. Mối liên kết giữa những doanh nghiệp may với những trung tâm thiết kế chưa hiệu quả. Những bộ phận thiết kế của những cơng ty may xuất khẩu có mối quan hệ với những tổ chức bên ngoài hoặc tận dụng các cơ hội để học hỏi ở những tổ chức bên ngồi như Viện Thời trang Ln Đơn Hà Nội, nhưng đó chỉ là những hoạt động nhỏ và thường tập trung chủ yếu để phục vụ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp may chưa kết hợp được với những trung tâm mẫu mốt nội địa cũng như là quốc tế để đề xuất những đơn hàng đối với những hãng mua toàn cầu.
Có thể dễ dàng quan sát thấy một sự lệch pha giữa hai công đoạn thiết kế và may xuất khẩu ở Việt Nam bởi các doanh nghiệp may xuất khẩu luôn mải mê đi làm thuê, còn các doanh nghiệp có nhiệm vụ kinh doanh thời trang thì lại chưa đủ năng lực để trợ giúp cho công đoạn may xuất khẩu. Mối quan hệ lý tưởng nhất cho mắt xích này là các doanh nghiệp may xuất khẩu kết hợp với những công ty hay trung tâm kinh doanh thời trang để đề xuất những mẫu hàng trực tiếp đối với các hãng mua tồn cầu, từ đó mà các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam có thể nâng cao lợi nhuận của mình nhờ loại bỏ đối tượng trung gian hay cịn gọi là mơi giới xuất khẩu.
Liên kết dệt, sản xuất nguyên phụ liệu - may
Quan hệ dệt may được thể hiện qua nhiều hình thức: các doanh nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp may; các doanh nghiệp may tự cung cấp nguyên liệu cho mình bằng sản phẩm dệt tự sản xuất; quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp dệt với các doanh nghiệp may nhằm bảo đảm nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nhau, hỗ trợ lẫn nhau.
Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp dệt nước ta hiện nay là chưa đủ khả năng đáp ứng các loại vải cho các doanh nghiệp may hàng xuất khẩu cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước, vải Việt Nam kém hơn nhiều so với vải của các nước trong khu vực nhưng giá thành nhiều khi lại cao hơn. Theo đánh giá của
các doanh nghiệp được điều tra thì tỷ lệ vải trong nước có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu chỉ khoảng 10- 15%, còn các loại nguyên phụ liệu may hầu hết là nhập khẩu. Chính vì vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành may trong nước đạt 7,697 tỷ USD vào năm 2009 nhưng giá trị thực làm ra trong nước chỉ chiếm khoảng 32.5%, còn lại là vải và phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Theo đánh giá của các doanh nghiệp dệt và các tổ chức liên quan thì mối quan hệ dệt may ở Việt Nam hiện nay còn thấp và chưa hiệu quả..
Nhưng một lý do khác cũng rất quan trọng là các doanh nghiệp dệt không vượt qua được những đánh giá chấp nhận là nhà cung cấp của khách hàng bởi những lý do hết sức đơn giản như là sử dụng lao động trẻ em, có u cầu cơng nhân làm thêm giờ vượt quá mức qui định của pháp luật, cơ sở hạ tầng không đảm bảo yêu cầu cho dù phía khách hàng rất mong muốn công nhận sự tham gia của những tổ chức này. Thậm chí họ sẵn sàng tổ chức đánh giá bất kỳ khi nào và sẵn sàng chấp nhận là nhà cung cấp nếu đảm bảo được các yêu cầu nhưng các doanh nghiệp dệt vẫn chưa đủ khả năng vượt qua được kỳ đánh giá này. Điều này thể hiện mặt bằng quản lý của các doanh nghiệp dệt ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điều bất cập.
Liên kết may- xuất khẩu, marketing và phân phối
Như đã trình bày trong phần thực trạng về việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam, hiện tại, các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam chỉ tham gia xuất khẩu theo hình thức gia cơng hoặc là xuất khẩu trực tiếp, hầu như không tham gia bất cứ một hoạt động nào có liên quan đến marketing và phân phối sản phẩm. Hay nói một cách khác, việc thực hiện hoạt động xuất khẩu, marketing và phân phối đang là bí quyết của những hãng khu vực và những nhà môi giới xuất khẩu. Những tổ chức này đang cố tình hạn chế cơ hội tham gia cơng việc này của các doanh nghiệp Việt Nam để đảm bảo tính ổn định và lâu dài cho công việc của họ.