Nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 44 - 46)

Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt

May Việt Nam, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu năm 2017 là gần 70%, trong đó với các doanh nghiệp xuất khẩu thì tỷ lệ này là xấp xỉ 80%. Với tỷ lệ nhập khẩu lớn như vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chủ động được tiến độ sản xuất phục vụ cho xuất khẩu.

Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 5 Nhập khẩu nguyên liệu dệt may

Năm Đơn vị 2014 2015 2016 2017

Phụ liệu dệt may

Triệu USD 1123,9 1224,0 1351,3 1081,0

Vải Triệu USD 2974,0 3990,5 4455,1 4170,0

KNNK dệt may Triệu USD 4097,9 5214,5 5806,4 5251,0 KNXK dệt may Triệu USD 5854,8 7732,0 9120,4 9066 KNNK so với XK (%) % 69,99 67,44 64,37 57,92

Nguồn : Cục thống kê Việt Nam 2017

Số liệu thống kê thu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ của giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may so với kim ngạch xuất khẩu dệt may rất cao, chứng tỏ rằng tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam cịn rất thấp. Từ năm 2014 cho đến nay, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ mức cao nhất 81,99% năm 2016 xuống còn 57,92% năm 2017. Điều này có nghĩa, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam đang ở mức xấp xỉ 42%.

Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 6 Sản xuất nguyên phụ liệu của ngành dệt năm 2007

Mặt hàng Công suất thiết kế Thực hiện

1. Chỉ khâu 3500 tấn/năm 3500 tấn/năm

3. Mếch dựng 12 triệu m2/năm 10 triệu m2/năm 4. Cúc nhựa 752 triệu chiếc/năm 650 triệu chiếc/năm

5. Khoá kéo 65 triệu/năm 60 triệu/năm

6. Nhãn 120 triệu chiếc/năm 100 triệu chiếc/năm

7. Băng chun 25 triệu/năm 22 triệu/năm

Nguồn: Thống kê ngành may Việt Nam

Bảng trên đây cho thấy các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ liệu của ngành dệt may xuất khẩu có cơ hội trong việc tiếp cận thị trường, và trên thực tế, họ đã nắm cơ hội này rất tốt. Năng suất của bảy loại sản phẩm chính yếu trên luôn đạt đến trên 80% so với công suất thiết kế chứng tỏ các doanh nghiệp này cũng đã khai thác thị trường khá tốt và bán được nhiều sản phẩm cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, nếu như thực trạng đặt ra là các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam nhập chủ yếu các nguyên phụ liệu từ các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,… thì phải chăng các doanh nghiệp Việt Nam đã chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất phụ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)