Chiến lược phát triển của ngành dệt may và tình hình hiện tại của ngành may xuất khẩu Việt Nam. Trong thời gian tới, việc phát triển ngành may xuất khẩu cần được triển khai dựa trên quan điểm sau:
Thứ nhất, định vị ngành may xuất khẩu (với các sản phẩm may mặc và sử dụng khác như màn, khăn, găng tay,...) là ngành chủ đạo của khu vực công nghiệp. Đây là ngành công nghiệp ưu tiên và là ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian từ nay đến năm 2020 trong chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam. Trong thời gian tới, khi dầu thơ khơng cịn là ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu bởi một lượng lớn được sử dụng cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thì ngành may xuất khẩu sẽ kỳ vọng trở thành ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu ở Việt Nam.
Thứ hai, phát triển ngành may theo hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo bước nhảy vọt về qui mô sản xuất, tạo điều kiện cho ngành may xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả trên cơ sở tăng giá trị gia tăng của ngành. Khắc phục những điểm yếu của ngành may như thương hiệu còn yếu, chưa tiếp cận được với hệ thống phân phối trên thị trường quốc tế, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, .. Thứ ba, phát triển ngành may xuất khẩu phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Di chuyển tỉnh lân cận hoặc vùng ngoại thành. Phát triển thị trường thời trang dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
Thứ tư, đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực phụ trợ mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
vững của ngành dệt may; nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ công nhân lành nghề, chuyên sâu.
Trên cơ sở quan điểm phát triển ngành may xuất khẩu, mục tiêu tổng quát của ngành may xuất khẩu là trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và trên thế giới. Phát triển công nghiệp may xuất khẩu phải đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, trên cơ sở hiện đại, sử dụng các hệ thống quản lý chất lượng, lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội,... theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong quyết định số 42/2008/QĐ-BCT của Bộ Cơng Thương có nêu rõ mục tiêu cụ thể của ngành dệt may như sau:
Bảng 3. SEQ Bảng_3. \* ARABIC 1 Mục tiêu cụ thể của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới
C h ỉ t i ê u
ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch xuất khẩu Tr. USD 12.000 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu Bông xơ 1000 tấn 20 40 60 Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300 Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650 Vải các Tr. M2 1.000 1.500 2.000
loại Sản phẩm may Tr. Sp 1.800 2.850 4.000 Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70
Nguồn: Cục thống kê Việt Nam
Từ vị trí thứ 16 về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, cuối năm 2007, Việt Nam đã lọt vào nhóm 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 9 và chiếm 2,67% thị phần hàng dệt may trên thế giới. Trong vòng 3 năm tới, mục tiêu của Việt Nam là lọt vào nhóm năm nước xuất khẩu hàng may lớn nhất trên thế giới.
Đối với ngành sợi, các DN chủ yếu sản xuất sợi tơ tổng hợp, chiếm khoảng 61,7% tổng sản lượng sợi. Nhưng ngoài sản phẩm sợi dệt kim được sử dụng cho sản xuất dệt may trong nước, các loại sợi khác chủ yếu được xuất khẩu do khâu nhuộm hồn tất cịn hạn chế. Tương tự như vậy, ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước. Vải sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng để sản xuất quần áo chất lượng trung bình và thấp; chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN sản xuất hàng may mặc xuất khẩu...
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Dệt may Việt Nam, hiện trình độ cơng nghệ trong ngành dệt nhuộm Việt Nam chậm hơn các nước trong khu vực từ 15-20 năm. Do công đoạn nhuộm và hoàn tất của Việt Nam còn kém phát triển nên các doanh nghiệp phải xuất vải mộc chưa qua nhuộm và hoàn tất và nhập khẩu vải đã qua xử lý về sử dụng. Ngành sản xuất phụ liệu dệt may cũng có thực trạng tương tự như vậy, chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Các loại khuy, cúc, mex và khóa kéo phải nhập khẩu với số lượng lớn và chủ yếu từ Trung Quốc. Trong lĩnh vực sản xuất mực, một số công ty trong nước đã sản xuất được loại mực có chất lượng tương đương với mực của Trung Quốc. Tuy nhiên, những loại mực đáp ứng được tiêu chuẩn cao của châu Âu thì Việt Nam mới đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Có thể tham khảo một ví dụ từ chuyên gia trong lĩnh vực dệt may để thấy sự tốn kém khi đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm: Nếu đầu tư một vị trí việc làm của cơng nhân may thì chỉ cần đầu tư 3.000 USD (con người và công nghệ), nhưng nếu đầu tư vị trí cơng nhân sợi hoặc dệt thì phải mất 200.000 USD. Đây quả thực là bài tốn khơng hề dễ dàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ những con số nêu trên, có thể thấy vì sao cho tới nay, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành dệt may vẫn còn tương đối khiêm tốn. Với các chính sách khuyến khích của Chính phủ, số lượng DN sản xuất sản phẩm CNHT tăng đáng kể trong 5 năm qua nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 18%) trong tổng số doanh nghiệp ngành dệt may.
Phải hướng đến làm chủ thiết kế : Khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác sơ đồ đã được thực hiện hoàn tồn trên máy vi tính với sự hỗ trợ của các phần mềm. Khâu xây dựng quy trình cơng nghệ và thiết kế dây chuyền đã được thực hiện đối với tất cả các mã hàng trước khi sản xuất. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì số DN đạt thành cơng như vậy chưa nhiều, và ngay cả các DN đã bước đầu tăng tỷ lệ ODM thì những khó khăn vẫn chồng chất. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần chia sẻ tâm lý lo lắng về tính khả thi của phát triển CNHT với DN; đặc biệt đối với những DN vẫn bị bó buộc trong cái vịng luẩn quẩn của gia cơng vì thiếu vốn, cơng nghệ và thị trường. Từ cơ sở đó để nghiên cứu, ban hành những cơ chế, quyết sách sát với thực tế, đúng với những gì cộng đồng doanh nghiệp cần để tạo bước đột phá cho CNHT ngành dệt may nói riêng và CNHT nói chung.