Liên kết ngang là liên kết của những doanh nghiệp hay tổ chức có cùng vị trí với nhau trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, liên kết của những nhà cung cấp nguyên phụ liệu may với nhau, liên kết của những doanh nghiệp may xuất khẩu với nhau, hay liên kết của những doanh nghiệp phân phối hàng may ở thị trường nước ngồi. Mục đích của liên kết
ngang thường là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùng chức năng để tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các doanh nghiệp.
Lý do cơ bản của hình thức liên kết kinh doanh theo chiều ngang là:
Quy mô mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh là quá nhỏ để đạt được lợi thế kinh tế từ quy mơ. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là tăng lợi thế kinh tế từ quy mô.
Phạm vi hoạt động của mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh là quá nhỏ để phục vụ một số đối tượng khách hàng nhất định. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là khả năng tiếp cận thị trường mới và tăng doanh thu.
Thơng qua liên kết kinh doanh, chi phí marketing của mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh giảm xuống. Hơn thế nữa, liên kết kinh doanh còn cho phép của các cá thể tham gia tham gia phát triển sản phẩm dưới cùng một thương hiệu lớn. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là khả năng tiếp cận thị trường mới, tăng doanh thu và giảm chi phí marketing.
Liên kết kinh doanh theo chiều ngang thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề. Vì vậy, thường có những văn bản chính thức quy định về các điều kiện để có thể trở thành thành viên cũng như các hình thức xử lý vi phạm của các thành viên. Hình thức liên kết kinh doanh theo ngang thường phổ biến ở một số ngành bán lẻ hay ngành thủ công mỹ nghệ với sự liên kết của các hộ gia đình, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp.
Việc thực hiện liên kết ngang: giữa các doanh nghiệp dệt may là một điều cần thiết bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, trên cơ sở chia sẻ những thông tin trong lĩnh vực, tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp dệt may tăng thêm sức mạnh như: am hiểu về thông tin thị trường hơn, am hiểu về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng, mẫu mã cung cấp cho thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh ngành sản xuất hàng may Việt Nam tại các hội chợ, triển lãm quốc tế, nâng cao kinh nghiệm hay kỹ năng về tổ chức quản lý,
Thứ hai, liên kết các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam mang lại cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trước đây, khi còn tồn tại chế độ hạn ngạch, liên kết ngang là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may chia sẻ đơn hàng với nhau.
Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May, để ngành dệt may có thể phát triển được bền vững thì sự đồng lịng của các doanh nghiệp trong ngành có ý nghĩa quan trọng. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thuơng mại Trương Đình Tuyển cho rằng, để có thể phát triển
ngành dệt may, những liên kết là rất quan trọng nhưng đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất bởi các doanh nghiệp chứ không thể theo cách mạnh ai người nấy làm.