Trước tiên cần phải khẳng định là mặc dù phương pháp sản xuất gia công xuất khẩu đã trình bày chi tiết ở trên bộc lộ nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đặt trong bối cảnh hiện tại, khi mà những điều kiện để phát triển ngành may còn hạn chế, đặc biệt là tính chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào thì gia công xuất khẩu vẫn là phương thức sản xuất cần được duy trì. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp may xuất khẩu trong thời gian tới là duy trì các thị trường truyền thống như Mỹ,
EU, Nhật Bản, Canada... và mặt khác là chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Để có thể làm được như vậy, các doanh nghiệp may xuất khẩu cần tập trung vào những vấn đề sau đây.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tập trung khai thác các mặt hàng chất lượng cao.
Hiện tại, Việt Nam đã được thế giới biết đến như một công xưởng sản xuất hàng may lớn trên thế giới. Để gây được lịng tin cho khách hàng và xây dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam khơng cịn cách nào khác là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Các thị trường chính của Việt Nam đều là những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Bởi vậy, việc quan tâm đảm bảo chất lượng phải được đặt lên hàng đầu đối với những doanh nghiệp may xuất khẩu.
Để đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng, bên cạnh việc xây dựng các chiến lược và mục tiêu hướng vào chất lượng, các doanh nghiệp cần tập trung vào nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao của các thành viên trong dây chuyền sản xuất, đồng thời tập trung vào cải tiến cách thức quản lý để việc quản lý chuyên nghiệp hơn. Việc quản lý đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất cũng cần phải được chú trọng hơn nữa. Các doanh nghiệp may xuất khẩu có thể tiến hành việc này thơng qua việc chỉ định đội ngũ cán bộ chuyên trách về chất lượng, chịu trách nhiệm kiểm soát và báo cáo. Các cán bộ này cần thực hiện tối thiểu những công việc bao gồm:
Xây dựng và hồn thiện việc mơ tả các q trình tạo ra sản phẩm: hồn thiện bản mơ tả công việc của các vị trí trong q trình tạo ra sản phẩm. Tất cả các q trình chính trong doanh nghiệp may xuất khẩu như thiết kế (sống, chết, theo ý tưởng), mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất, lưu kho, phân phối cho khách hàng cần được xác định rõ ràng và chi tiết tới từng nhiệm vụ của từng bộ phận. Các doanh nghiệp may cũng cần xây dựng và hồn thiện cả những q trình hỗ trợ như quá trình tìm kiếm khách hàng, quá trình đào tạo, quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm... Đây là một công việc quan trọng bởi việc mơ tả này chính là cơ sở để đánh giá việc hiệu quả thực hiện các công việc, điều này đặc
biệt phức tạp khi đi sâu vào các chuyền may.
Bố trí trách nhiệm kiểm sốt chất lượng ở các bộ phận chức năng.
Đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng cho các cán bộ quản lý ở các bộ phận.
Xác định và hướng dẫn các yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm trên từng công đoạn, thao tác công việc ở từng vị trí, đặc biệt là yêu cầu của khách hàng nước ngoài về chủng loại và chất lượng ngun phụ liệu, qui trình cơng nghệ sản xuất, qui cách kỹ thuật, nhãn mác, bao bì đóng gói;
Thiết lập các mẫu biểu kiểm soát và xây dựng các cách thức để thu thập các dữ liệu nhằm mục đích kiểm sốt, sử dụng các công cụ thống kê như biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố mật độ, biểu đồ kiểm soát, sơ đồ nhân quả rất hợp lý với việc kiểm soát các sản phẩm và cơng việc trong các q trình của cơng ty may xuất khẩu;
Nâng cao trình độ chun mơn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đào tạo cho các nhân viên trực tiếp thực hiện công việc cách thức tuân thủ qui trình và đạt được các tiêu chí chất lượng;
Thực hiện tốt cơng tác kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Thu thập dữ liệu, phân tích, báo cáo, lưu trữ hồ sơ về chất lượng sản phẩm và việc thực hiện các công việc.
Đề xuất các biện pháp thích hợp để điều chỉnh sản xuất và khắc phục.
Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến ở các doanh nghiệp may xuất khẩu như là hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, hệ thống tiêu chuẩn nghề nghiệp, sự an tồn và sức khỏe OHSAS 18000, chương trình trách nhiệm tồn cầu WRAP,…
Định kỳ xem xét và đánh giá công việc. Điểm thuận lợi của nhiều doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam là do sức ép từ phía khách hàng cho nên nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, do vậy, việc mô tả các quá trình và kiểm sốt chất lượng về lý thuyết khơng cịn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, phần nhiều trong số các doanh nghiệp này lại áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO 9000 một cách máy móc và hình thức do vậy hiệu quả quản lý vẫn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện biện pháp này.
Xúc tiến thương mại là một hoạt động ý nghĩa đối với các doanh nghiệp may xuất khẩu bởi thông qua các hoạt động này mà việc tiếp cận với khách hàng được thực hiện dễ dàng hơn. Trong thời gian qua, các công ty may xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong xúc tiến thương mại và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và những rủi ro tiềm ẩn của ngành may xuất khẩu, đặc biệt rủi ro đối với hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp may xuất khẩu đòi hỏi việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại phải được thực hiện chuyên nghiệp hơn. Để làm được điều này, các doanh nghiệp may xuất khẩu cần tập trung vào những hoạt động sau:
Tham gia những sự kiện của ngành nhằm tăng cường cơ hội trao đổi thông tin và tiếp cận khách hàng và nhà cung cấp như tham gia các hội chợ triển lãm công nghiệp phụ trợ hàng may, công nghiệp hàng tiêu dùng, triển lãm thời trang cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, kết hợp với các đơn vị thiết kế thời trang tham gia các cuộc trình diễn thời trang.
Tận dụng triệt để internet để mang lại hiệu quả cao về xúc tiến thương mại. Các công ty may xuất khẩu cần xây dựng riêng cho mình trang web, hoặc một nhóm cơng ty cùng nhau chung một trang web, ví dụ như trang web cho các công ty trong cùng một tỉnh hoặc một cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất... Các thông tin về năng lực sản xuất, những mặt hàng chủ lực, các khách hàng... không thể thiếu được trên những trang web này, trong đó, ít nhất là những trang chính cần dịch sang tiếng Anh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu thơng tin của khách hàng. Đây là cơ hội để các cơng ty quảng bá hình ảnh của mình trên mạng internet.
Các cơng ty may xuất khẩu lớn có thể thúc đẩy việc quan hệ hợp tác với đối tác nước ngồi thơng qua tham tán thương mại tại nước sở tại, cịn các cơng ty nhỏ có thể thơng qua các hiệp hội để thực hiện biện pháp này. Thông qua các tham tán thương mại, các cơng ty có cơ hội tiếp xúc với các khách hàng lớn tại nước sở tại.
Thứ ba, đa dạng hóa các đối tác gia cơng trên các thị trường, khai thác thị trường mới tại Trung Đông, Nam Phi, Nga...
Trong quan hệ giữa các đối tác gia công, cả hai bên đặt hàng gia công và bên nhận gia cơng đều có mối quan hệ tương tác phụ thuộc lẫn nhau, nhưng trong đó bên nhận gia cơng (các doanh nghiệp may Việt Nam) thường phụ thuộc nhiều hơn. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ bên nước ngoài qui định toàn bộ nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam, từ chủng loại, sản lượng, chất lượng, thời gian giao hàng đến hệ thống định mức kinh tế- kỹ thuật sản phẩm. Việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận khi trình độ sản xuất và quản lý cịn thấp kém.
Một trong những rủi ro tiềm ẩn của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam là phí dịch chuyển các nhà cung cấp rất thấp, vì vậy, khách hàng có thể thay đổi nhà cung cấp bất kỳ lúc nào có lý do hợp lý. Chẳng hạn, việc không sử dụng doanh nghiệp may gia công ở Việt Nam mà sử dụng một doanh nghiệp ở Camphuchia hoặc Bangladesh là một quyết định dễ như trở bàn tay của khơng ít khách hàng. Mặt khác, ngay cả khi khách hàng trung thành với các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam nhưng vì sức mua giảm thì sự trung thành này cũng khơng có ý nghĩa gì. Ví dụ như năm 2009, rất nhiều khách hàng truyền thống giảm, thậm chí phá đơn hàng do sức mua của thị trường thấp đi từ hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế. Kết quả là sau những nỗ lực của các doanh nghiệp may trong việc vừa giữ thị trường truyền thống, vừa tìm kiếm thị trường mới thì kim ngạch xuất khẩu mới chiếm xấp xỉ bằng năm 2008. Vì vậy, để tránh rủi ro, bên cạnh những khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp này cần đa dạng hóa các đối tác gia cơng.
Trong điều kiện đó, việc đa dạng hóa đối tác gia công và thị trường may gia công mang lại những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp may ở Việt Nam như: tăng tính chủ động cho doanh nghiệp may Việt Nam, giảm thiểu rủi ro khi đối tác nước ngoài cắt hợp đồng, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp không sử dụng hết công suất, việc đa
dạng hóa các đối tác gia cơng nước ngồi cho phép cơng ty sử dụng đầy đủ hơn thiết bị máy móc hiện có và tăng thêm việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, việc mở rộng các đối tác gia công cũng gây nên những bất lợi cho doanh nghiệp. Đó là sự phức tạp trong quản lý, tổ chức sản xuất đề đồng thời thực hiện tốt nhiều đơn hàng, sự phân tán manh mún của các đơn hàng làm giảm hiệu quả sản xuất. Bởi vậy, vấn đề là giải quyết mối quan hệ giữa đa dạng hóa và tập trung hóa đối tác nước ngồi đặt gia cơng cho doanh nghiệp. Nói chung, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên hướng tới ổn định hóa đối tác nước ngồi đặt gia cơng. Sự ổn định này tạo nên những thuận lợi trong đám phán và thực hiện hợp đồng gia công, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của đối tác nước ngồi để đầu tư đổi mới cơng nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và huấn luyện lao động.
Thứ tư, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng.
Một doanh nghiệp may xuất khẩu thường có nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại có nhu cầu khác nhau. Do sản phẩm may là mặt hàng mang tính thời trang nên nhu cầu của khách hàng thường xuyên biến đổi theo thời gian. Vì vậy, việc nắm vững nhu cầu của khách hàng là điều hết sức quan trọng và không phải vấn đề đơn giản. Chất lượng sản phẩm không chỉ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chất lượng nội tại mà cả thông qua dịch vụ đối với khách hàng. Và dù là chất lượng sản phẩm được đánh giá thơng qua đặc tính nào thì việc tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của họ cũng là điều quan trọng.
Tăng cường nhận thức về sự cần thiết phải liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành. Liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp trong công cuộc khai thác thị trường quốc tế. Chỉ khi nhận thức này được làm rõ thì các doanh nghiệp mới có thái độ hợp tác với các đối tác trong liên kết.
Thu thập thông tin về các đối tác liên kết bao gồm: các tổ chức kinh doanh thời trang hoặc đào tạo thiết kế thời trang, các tổ chức cung cấp nguyên phụ liệu, các công ty may
xuất khẩu, các khách hàng, các hiệp hội... đồng thời duy trì mối quan hệ thường xuyên với những đối tác liên kết này.
Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo hay tọa đàm về vấn đề chất lượng sản phẩm và việc duy trì quan hệ đối với các nhà cung cấp bao gồm các tổ chức kinh doanh hoặc đào tạo thiết kế thời trang và các tổ chức cung cấp nguyên phụ liệu. Ứng xử như là một nhà tư vấn đối với vấn đề chất lượng của những tổ chức này như kịp thời thơng tin về tình hình chất lượng sản phẩm, thơng báo những dự định hay kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp nhằm giúp nhà cung cấp chuẩn bị năng lực để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo hay tọa đàm về vấn đề chiến lược phát triển, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối với các doanh nghiệp may xuất khẩu. Thảo luận với các công ty cùng ngành về giải pháp cơng nghệ, phương thức bố trí dây chuyền sản xuất, kinh nghiệm quản lý, tâm lý khách hàng, trao đổi đơn hàng, chia xẻ đơn hàng, hợp tác để cùng tham gia các sự kiện như hội chợ triển lãm, hợp tác kinh doanh ở nước ngoài, phân phối hàng đến tay người bán lẻ ở các nước.
Các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam cần tích cực tham gia vào tổ chức liên kết như các hiệp hội trong nước, tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may như Liên Đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Ủy ban Quốc tế về Dệt May.
Tranh thủ các lợi thế do các hiệp định đa phương, song phương, quốc tế, khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á mang lại cho doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam để nâng cao sức cạnh tranh.
Tham gia xây dựng hệ thống thông tin chiến lược tồn ngành để cung cấp kịp thời thơng tin cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.