Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 59 - 61)

Xem xét những kết quả tích cực, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có một vai trị khá quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của quá trình cơng nghiệp hóa. Vai trị tích cực của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được thể hiện như sau.

trọng phục vụ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành may xuất khẩu đã có những đóng góp quan trọng vào xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hơn 10 năm qua, ngành dệt may đã luôn đứng thứ hai trong 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của đất nước, trong đó, phần đóng góp chủ yếu là từ gia công xuất khẩu hàng may mặc (chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may) và từ đó đến nay vẫn ln giữ vững vị trí này.

Thứ hai, thu hút lao động xã hội, góp phần giải quyết việc làm từ đó góp phần tạo sự ổn định chính trị- xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn ngành dệt may Việt Nam hiện thu hút một lực lượng lao động khoảng 2 triệu người trong số hơn 7 triệu lao động công nghiệp. Lao động của ngành khơng cịn chỉ có ở các thành phố lớn, có truyền thống về nghề dệt may, mà đã phát triển ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng và trung du trong toàn quốc, với nhiều loại hình tổ chức khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần, hợp tác xã…

Thứ ba, góp phần tăng cường mối liên kết sản xuất giữa các ngành. Nhờ phát triển dệt may xuất khẩu, một loạt các ngành nghề liên quan đã có điều kiện để phát triển, tiêu biểu là 2 ngành cơ khí và sản xuất các loại nguyên phụ liệu. Đối với ngành cơ khí, nhiều thiết bị lẻ trong dây chuyền dệt may đã được các doanh nghiệp cơ khí trong nước chế tạo như máy cắt vòng, máy cắt đẩy tay, thiết bị là hơi, các bộ gá lắp, chân bàn, mô tơ điện… Ở khâu sản xuất phụ liệu, nhiều cơ sở sản xuất đã được hình thành để sản xuất các loại phụ liệu được sử dụng nhiều cho gia công xuất khẩu hàng may mặc như vải, chỉ may, mex, tấm bơng lót áo, các loại khóa kéo, khuy cúc, nhãn mác… từng bước tạo tiền đề cho việc xuất khẩu theo hình thức FOB.

Thứ tư, tạo ra được mối liên kết chặt chẽ trong chính bản thân ngành dệt may xuất khẩu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp may. Các doanh nghiệp may xuất khẩu có tham gia vào những mối liên kết dọc và ngang và ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của những mối quan hệ này đối với mục đích tăng tính cạnh tranh

của doanh nghiệp. Hoạt động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hội Dệt May Thêu Đan Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua được đánh giá là có hiệu quả, mang lại những lợi ích đáng kể cho các thành viên tham gia liên kết, góp phần mang lại thành cơng cho ngành dệt may trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Hơn nữa, hoạt động của tổ chức này đã góp phần nâng cao thương hiệu và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường dệt may thế giới, định vị Việt Nam là một trong mười nước dẫn đầu về xuất khẩu dệt may trên toàn thế giới. Ngồi ra, hình thức liên kết cụm công nghiệp giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu và các doanh nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu theo hình thức mà Chính phủ Việt Nam đề xuất thực hiện từ năm 2006 đã bước đầu mang lại những kết quả tốt đẹp.

Thứ năm, thu hút đầu tư nước ngồi. Ngồi các hình thức đầu tư thơng thường vào ngành dệt may, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu còn tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngồi dưới nhiều hình thức. Việt Nam là điểm đến của cácnhà đầu tư trong đó có các nhà nhập khẩu bán lẻ hàng dệt may từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có thể tăng các hợp đồng phụ hoặc hợp đồng gia công với các nhà cung cấp đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc. Việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch, hiệp định ATC hết hiệu lực thực sự đã mở rộng cửa giao dịch hàng dệt may Việt Nam với các tập đoàn sản xuất dệt may lớn thuộc Tổ chức Thương mại Quốc tế.

Bản thân việc tham gia của ngành dệt may vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may cũng là một động lực tăng cường việc thu hút vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào hạ tầng ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hạ giá thành để đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết kinh doanh của doanh nghiệp việt nam trong lĩnh vực dệt may (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)