BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 25)

1.3.1. Bệnh vàng lá Greening

Hình 1.6: Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh trên lá và quả cam, quất

(Nguồn ảnh: Internet)

-Nguyên nhân: Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra. Đây là loại bệnh thường gọi là greening xuất hiện khá nhiều trên các loại cây có múi. Khi cây bị bệnh lá sẽ bị loang lổ, chuyển sang màu vàng và nhỏ lại, hoa ra không đúng vụ, quả nhỏ và chậm phát triển, hạt lép;

Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên lá và quả cam, cây quất (tắc)

- Trên quả: Quả nhỏ, mẫu mã xấu, rối loạn các chức năng sinh lý và dinh

dưỡng nên quả phát triển dị dạng, không cân đối.

- Trên bộ rễ: Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ gây thối rễ, đa phần rễ tơ bị thối

hỏng, nên khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước rất kém do đó quả nhiễm bệnh thường khô và dị dạng.

Hầu hết các cây có múi đều bị nhiễm bệnh. Các giống cam, quýt ngọt bị nhiễm bệnh nặng hơn so với quất và các giống cam quýt chua.

Bệnh xuất hiện quanh năm. Triệu chứng điển hình của bệnh là lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu kẽm), vàng lá thiếu Mangan cũng dễ dàng tìm thấy. Cần lưu

ýgân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytopthora.

Biện pháp quản lý bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn gram âm Liberobacter asiaticum.

- Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh ở giai đoạn nhân giống, sản xuất giống sạch bệnh ở vườn ươm.

- Thường xuyên kiểm tra cây giống. Sản xuất giống sạch bằng cách kiểm tra và lấy mắt ghép ở những cây không nhiễm bệnh.

- Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy (cây nguyệt quới, dây tơ hồng) sau khi đã phun thuốc trừ rầy.

- Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ.

-Bón phân hữu cơ đầy đủ cân đối, bón đón lộc xuân, thu, bón đúng lượng và đúng thời điểm theo nhu cầu của cây.

- Tiêu diệt các loại côn trùng chích hút đặc biệt là rầy chổng cánh.

Sử dụng thuốc có hoạt chất như Pymetrozin…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa Xuân, hay đầu mùa mưa vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng. Hoặc sử dụng sản phẩm nano đồng oxy clorua và nano bạc:

+ Chồi mắt ghép cần được xử lý bằng chế phẩm nano đồng oxyclorua 10000ppm kết hợp với nano bạc đồng 500ppm.

+ Các đợt lộc phun phòng bệnh bằng chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng.

Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

1.3.2. Bệnh chảy gôm, thối rễ

Loại bệnh thối rễ này gây ra do tác động của nấm Phytophthora sp.. Khi cây mắc loại bệnh thối rễ, rễ cây sẽ không có khả năng hút được nước và các chất dinh

dưỡng lá cây bắt đầu vàng, rụng, thân cây sẽ bị chảy gôm, khi bà con bóc lớp vỏ quanh thân cây thì bên trong đã thối và mục nát vào đến tận thân gỗ dần dần cây sẽ bị chết toàn bộ.

Hình 1.7: Bệnh thối rễ chảy gôm trên cây bưởi

(Nguồn ảnh: Internet)

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh thối gốc chảy mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra. Bệnh khá nguy hiểm và phổ biến trên cây bưởi. Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất, trong nước…

1.3.3.Bệnh Tristera

Do cây bị nhiễm virus, loại virut này do một loại rầy truyền từ cây này sang cây khác. Khi cây mắc bệnh Tristeza lá sẽ nhanh chóng bị rụng, các đọt non sẽ chết, bộ rễ của cây bị hỏng nghiêm trọng, nếu để lâu dài cây sẽ bị chết

Phát sinh gây bệnh:

- Cây giống mắc bệnh.

- Con rầy mềm chích hút khi cây có lá non.

- Dao kéo lúc xén tỉa hoặc dụng cụ làm vườn.

Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng cây giống sạch bệnh.

- Sát trùng dụng cụ làm vườn bằng Javel hoặc hơ với lửa.

- Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán.

- Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.

-Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy mềm trên vườn và trên các cây ký chủ.

-Diệt rầy mềm bằng biện pháp phun thuốc hóa học định kỳ để bảo vệ các đợt

lá non.

-Phun thuốc các loại thuốc trừ côn trùng chích hút truyền bệnh.

1.3.4. Bệnh loét

Do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. Citri gây ra. Khi cây mắc bệnh loét sẽ thấy những đốm vàng nhỏ li ti như kim châm xuất hiện trên các lá non, lâu dần những vết vàng đó sẽ chuyển thành màu nâu nhạt. Bệnh này xuất hiện trên cành, lá, trái đang non. Vào mùa mưa bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh loét làm cây bị rụng lá, cành khô và chết, trái rụng hàng loạt .

Hình1.9 : Triệu chứng loét vi khuẩn trên lá, trái, cành cây có múi.

Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho cây có múi ở mọi giai đoạn. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn.

Biện pháp quản lý bệnh loét vi khuẩn Xanthomonas campestris

- Cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh.

1.3.5. Bệnh ghẻ nhám

Do nấm Elsinoe fawcettii phát triển trên cây gây ra. Trên các bộ phận của cây thường xuất hiện những vết bệnh màu vàng và màu nâu nhạt khiến lá bị biến dạng sau đó bị rụng; cành và lá nhanh chóng bị khô.

Hình1.10: Bệnh ghẻ nhám trên cây Cam

(Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, sâu bệnh trên cây có múi là vấn đề quan tâm của nhà vườn, trong đó, phổ biến nhất là bệnh ghẻ nhám

Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm.

Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết.

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Ở VIỆT NAM VÀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH.

1.4.1.Các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tài nguyên thiên nhiên ở Hòa Bình.

Tài nguyên đất

-Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hoà Bình tính đến 1/1/ 2009 là 4.595,2 km2; gồm 3 nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit; nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch; nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi. Đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với hàng trăm ngàn ha đất gồm các lô đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản và phát triển công nghiệp. Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nông nghiệp và trồng rừng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các khu công nghiệp.

- Tình hình sử dụng đất:

Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 352,9 nghìn ha, chiếm 76,58% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng có diện tích khá lớn (đất rừng phòng hộ 112,3 nghìn ha, đất rừng sản xuất 144,1 nghìn ha), trong diện tích đất trồng lúa không nhiều, chỉ có 29,9 nghìn ha.

Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn là 48,8 nghìn ha, chiếm 10,58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tài nguyên nước

Có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là sông Đà chảy qua các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hoà Bình với tổng chiều dài 151 km. Hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài

nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Hoà Bình còn có 2 con sông lớn nữa là sông Bôi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.

Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn, chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.

Tài nguyên rừng

Năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là 251.315 ha, chiếm 54,7% diện tích tự nhiên; trong đó đất rừng tự nhiên 151.949 ha, đất rừng trồng 98.250 ha. Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng; cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.

Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh Hoá), Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Vườn quốc gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), Vườn Quốc gia Ba Vì (chung với Hà Nội) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hoà Bình. Đây là các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch.

Tài nguyên khoáng sản

Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi... Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn.

- Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3.

- Đá vôi: trên 15 tỷ m3.

- Sét 8,935 triệu m3.

- Đôllomit, Barit, cao lanh có trữ lượng lớn, trong đó một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng.

- Vàng xa khoáng.

- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 680 nghìn tấn.

- Than đá: 982 nghìn tấn cấp C1.

- Nước khoáng Kim Bôi, Lạc Sơn.

- Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản đa kim: Đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, photphorit,... có trữ lượng ở các mức độ khác nhau.

Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp. Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên là những tiền đề rất quan trọng để tỉnh xây dựng Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Vị trí địa lý

Thành phố Hòa Bình là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Hòa Bình. Thành phố Hòa Bình nằm ở toạ độ địa lý 20o30’- 20o 50’ vĩ Bắc và 105o15’- 105o25’ kinh Đông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.784 ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh), dân số của thành phố Hòa Bình tính đến hết tháng 12/2018 là 101.000 người

mật độ dân số là 704 người/km2. Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị.

Khí hậu

Thành phố Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10. Mưa tập

trung chủ yếu ở các tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình năm đạt 1.846 mm. Nhiệt độ trung bình là 25oC.

Thổ nhưỡng

Lớp vỏ thổ nhưỡng ở thành phố Hòa Bình đa dạng cả về cấu trúc, thành phần và tính chất. Dựa vào điều kiện hình thành, có thể phân biệt được hai nhóm đất: thủy thành (hình thành từ bồi tụ phù sa sông, suối) và địa thành (hình thành từ đá gốc). Hầu hết các loại đất đều phù hợp với việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả như: mía, dứa, cam,... Trong tổng số 14.784 ha diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp có 1.541,09 ha, chiếm 11,59% và đất lâm nghiệp có 4.757,62 ha, chiếm 35,79%.

Sông ngòi

Sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình dài 23 km là nơi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2 triệu kw/h, điều tiết nước cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, đồng thời cũng tạo ra cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan đẹp độc đáo. Mực nước ngầm trung bình là 10 m, riêng khu vực dọc hai bờ sông Đà, mực nước xuống đến 40 - 50 m. Sông Đà chia thành phố Hòa Bình thành hai khu vực đó là khu bờ trái sông Đà và khu bờ phải Sông Đà. Sau những thay đổi, sáp nhập về địa giới hành chính, hiện nay, thành phố Hoà Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa) và 7 xã (Hòa Bình, Thái Thịnh, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Trung Minh, Yên Mông, Thống Nhất).

Văn hóa

Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có nhiều di chỉ khảo cổ gắn với nền Văn hóa Hòa Bình rực rỡ cùng những danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng như: tượng đài Bác Hồ, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, động Tiên Phi (xã Hoà Bình), nhà tù Hoà Bình (phường Tân Thịnh), lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, rừng lim cổ thụ ở xã Dân Chủ… Bên cạnh đó thành phố Hòa Bình còn là nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn bàn như: Tết Nhảy của bà con dân tộc Dao thuộc xã Thống Nhất, Tết độc lập, Lễ hội xuống đồng của bà

con dân tộc Mường…. Thành phố Hòa Bình còn lưu giữ nhiểu nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mường. Trong đó phải kể đến văn hòachiêng Mường. Chính nét văn hóa đặc trưng này đã góp phần tô thắm thêm những giá trị văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mường, âm vang trầm bổng của tiếng chiêng trở thành âm thanh quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mường ở thành phố Hòa Bình. Với những nét văn hóa đặc sắc, đã mang đến cho thành phố Hòa Bình tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Từ nền tảng lịch sử, văn hóa lâu đời, đến nay truyền thống này đã và đang được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc thành phố Hòa Bình bảo tồn và phát huy. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa độc đáo của bà con các dân tộc, đặc biệt là bà con dân tộc Mường đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống vùng miền và trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)