lượng nhiều hơn so với các loài khác. Chúng là ký sinh quan trọng đối với nhiều loài sâu hại lúa như Chilo suppressalis, Cnaphalocrocis medinalis, Parnara guttata. Địa điểm nghiên cứu là vườn quả có thể là nơi trú ngụ tạm thời hoặc/và nơi vật chủ phụ sinh sống.
3.4.2. Thành phần loài và vai trò của nhóm ong vàng họ Vespidae tại địa điểm nghiên cứu. nghiên cứu.
Tại địa điểm nghiên cứu đã thu được 193 cá thể ong vàng Vespidae thuộc 14 loài nằm trong 9 giống. Số liệu được trình bày trong Bảng 3.5.
Hầu hết các loài ong vàng thuộc họ Vespidae tại địa điểm nghiên cứu được đại diện bởi 1-2 cá thể, chỉ loài Parapolybia varia (Fab.) là ưu thế, chiếm gần 81% của tổng số cá thể thu được. Diễn biến số lượng cá thể vào bẫy theo thời gian cho thấy loài này xuất hiện liên tục trong suốt thời gian điều tra thu mẫu từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2018.
Bảng 3.5. Thành phần loài ong vàng Vespidae và số lượng cá thể của chúng tại địa điểm nghiên cứu
TT Tên loài Số cá thể Tỷ lệ (%)
thu được
1 Antepipona biguttata (Fab.) 1 0.70
Anterhynchium f. flavomarginatum
2 (Smith) 1 0.70
3 A. punctatum Nguyen 1 0.70 4 Apodynerus troglodytes (de Saussure) 1 0.70 5 Parapolybia varia (Fab.) 115 80.42
6 Phimenes flavopictus continentalis (Zim.) 1 0.70
7 Polistes japonicas de Saussure 1 0.70 8 P. sagittarius de Saussure 8 5.59 9 Rhynchium bruneum (Fab.) 1 0.70 10 Ropalidia cyathiformis (Fab.) 3 2.10 11 R. ornaticeps (Cameron) 1 0.70
12 R. stigma (Smith) 3 2.10
13 Vespa basalis Smith 4 2.80 14 V. velutina Lepeletier 2 1.40
Tổng số 143 100
Đây là mùa sinh trưởng và hoạt động tích cực của chúng. Vườn quả là nơi kiếm thức ăn và qua đó ong vàng thể hiện vai trò thụ phấn có ích cho cây trồng. Những loài như Parapolybia varia, Polistes sagittarius thường chọn cây ăn quả thân gỗ làm nơi xây tổ. Các loài Vespa affinis, V. velutina hay chọn mái nhà trong khu dân cư để xây tổ, nên sự xuất hiện của chúng trong vườn quả tại địa điểm nghiên cứu chứng tỏ chúng đến đây để tìm kiếm thức ăn.
3.4.3. Thành phần loài và vai trò của nhóm ong mật họ Apoidea tại địa điểm nghiên cứu.
Tại địa điểm nghiên cứu đã thu được 41 cá thể của 14 loài thuộc 9 giống của họ Apoidea, trong đó 2 loài Ctenoplectra chalybea và Lasioglossum sp. có số lượng cá thể thu được nhiều nhất. Số liệu được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thành phần loài ong mật và số lượng cá thể thu được tại địa điểm nghiên cứu
STT Tên loài Số lượng cá Tỷ lệ
thể thu được (%)
1 Apis cerana Fabricius, 1793 1 2,44 2 Ceratina nigrolateralis Cock., 1916 2 4,88 3 Ceratina simillima Smith, 1854 3 7,32 4 Ctenoplectra chalybea Smith, 1857 10 24,40
STT Tên loài Số lượng cá Tỷ lệ thể thu được (%)
5 Habropoda sp. 1 2,44
6 Heriades sp. 1 2,44
7 Lasioglossum sp. 10 24,40 8 Nomia incerta Gribodo, 1894 1 2,44
9 Nomia iridescens Smith, 1853 1 2,44
10 Nomia thoracia Smith, 1875 6 14,60 11 Thyreus himalayensis (Rad., 1893) 1 2,44 12 Xylocopa bryorum (Fabricius, 1775) 1 2,44 13 Xylocopa phalothorax Lep.,1841 2 4,88
14 Xylocopa sp. 1 2,44
Tổng số 41 100%
Như đã biết, đối với thực vật có hoa, ong mật họ Apoidea là tác nhân thụ phấn quan trọng nhất. Các loài thuộc giống Apis được cho là tác nhân quan trọng nhất thụ phấn cho các loại cây trong họ Cam Rutaceae trong đó có các loài cây ăn quả quan trọng như như bưởi, cam, chanh...; các loài thuộc giống Ceratina là tác nhân quan trọng thụ phấn cho cây họ Cúc Asteraceae ... Do đó sự có mặt ở vườn cây ăn quả của các loài ong mật tại địa điểm nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thụ phấn, gia tăng năng suất và sản lượng quả của các loại cây ăn quả.
3.4.4. Thành phần loài Bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, phổ thức ăn và diễn biễn số lượng của chúng trong năm tại khu vực nghiên cứu.
Thành phần loài Bọ rùa Coccinellidae và phổ thức ăn của chúng tại địa điểm nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thành phần loài Bọ rùa Coccinellidae và phổ thức ăn của chúng tại địa điểm nghiên cứu
Thức ăn
STT Tên loài
Bắt mồi ăn Ăn lá Ăn nấm
thịt cây
(1) Phân họ Chilocorinae
1 Chilocorus chinensis Miyatake x
(2) Phân họ Coccidulinae
2 Rodolia rufopilosa Mulssant x
(3) Phân họ Coccinellinae
3 Harmonia octomaculata (Fabricius) x 4 Illeis confusa Timberlake x 5 Illeis indica Timberlake x 6 Lemnia biplagiata (Swart) x 7 Melochilus sexmaculatus (Fabricus) x 8 Micraspis discolor (Fabricus) x 9 Propylea japonica (Thunberg) x
(4) Phân họ Epilachninae
10 Henosepilachna kaszabi x 11 Henosepilachna vigintioctopunctata x
(5) Phân họ Scymninae
12 Cryptogonus orbiculus (Gyllenhal) x 13 Scymnus hoffmanii Weisse x
Thành phần loài Bọ rùa Coccinellidae thu được ở địa điểm nghiên cứu là 13 loài thuộc 5 phân họ là Chilocorinae (có 1 loài), Coccidulinae (có 1 loài), Coccinellinae (có 7 loài), Epilachninae (có 2 loài) và Scymninae (có 2 loài). Sự phong phú về thành phần loài Bọ rùa ở địa điểm nghiên cứu có thể do đây là vườn
quả có trồng nhiều loài cây ăn quả khác nhau, gồm bưởi là cây trồng chủ đạo và các loại cây ăn quả khác như nhãn, ổi, táo, khế. Ngoài ra, vùng giáp ranh với vườn cây ăn quả này là các hệ sinh thái cây trồng nông nghiệp (lúa, ngô, cây rau màu), rừng trồng (Bạch đàn, Keo) và các hệ sinh thái thảm thực vật tự nhiên khác (trảng có, trảng cây bụi, rừng thứ sinh). Chính sự đa dạng và phong phú của sinh cảnh ở địa điểm nghiên cứu là một trong những nguyên nhân chính góp phần hình thành nên sự đa dạng và phong phú của quần thể Bọ rùa Coccinellidae tại đây
Trong tổng số 13 loài Bọ rùa Coccinellidae thu được tại địa điểm nghiên cứu thì nhóm Bọ rùa ăn lá thuộc phân họ Epilachninae có tỷ trọng thấp nhất, gồm 2 loài, chiếm 15% tổng số loài bắt gặp; nhóm Bọ rùa bắt mồi ăn thịt có số lượng lớn nhất, gồm 9 loài, chiếm trên 69% tổng số loài bắt gặp thuộc 3 phân họ Chilocorinae, Coccidulinae và Coccinellinae; hai loài C. orbiculus và S. hoffmanii thuộc phân họ Scymninae có thức ăn chủ yếu là các vi nấm. Nhóm Bọ rùa bắt mồi ăn thịt và ăn nấm chiếm tới 85% tổng số loài bắt gặp. Đây là những loài côn trùng có ích vì chúng là thiên địch của nhiều loài sâu hại và nấm gây bệnh cho nhiều loài cây ăn quả. Điều này một lần nữa góp phần khẳng định khu hệ Bọ rùa Coccinellidae tại địa điểm nghiên cứu chủ yếu là các loài côn trùng có ích và có khả năng lợi dụng được trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây ăn quả trong khu vực
Những số liệu bước đầu về diễn biến số lượng cá thể của 5 loài Bọ rùa Coccinellidae thuộc nhóm bắt mồi ăn thịt là Menochilus sexmaculatus, Propylea japonica, Lemnia biplagiata, Harmonia octomaculata và Micraspis discolor tại địa điểm nghiên cứu theo tháng trong năm 2018 được trình bày trong Bảng 3.8.
Biến đổi số lượng cá thể của một loài hay một nhóm sinh vật theo thời gian là một hiên tượng tự nhiên phức tạp, có tính quy luật, được hình thành trong quá trình phát sinh phát triển lâu dài của quần thể sinh vật và được điều khiển bởi nhiều yếu tố nội tại trong quần thể sinh vật và ngoại cảnh. Để có thể tìm ra quy luật phản ánh một cách tương đối chính xác quá trình này cần phải có nghiên cứu theo dõi lâu dài và liên tục. Vì vậy những số liệu trình bày trong Bảng 3.8 ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo theo hướng này.
Bảng 3.8. Diễn biến số lượng cá thể của 5 loài Bọ rùa tại địa điểm nghiên cứu trong năm 2018
Tháng Tổng
M. P. L. H. M. số
trong
sexmaculatus japonica biplagiata octomaculata discolor trong năm tháng 4 0 4 2 0 0 6 5 0 5 0 0 0 5 6 5 12 0 2 0 19 7 1 5 0 0 0 6 8 2 3 2 8 0 15 9 3 17 0 0 3 23 Tổng 11 46 4 10 3 74 số
Có thể đưa ra một số nhận xét bước đầu như sau. Trong thời gian từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9 đã thu được tất cả 74 cá thể Bọ rùa của 5 loài M. sexmaculatus, P. japonica, L. biplagiata, H. octomaculata, M. discolor thuộc phân họ Bọ rùa bắt mồi ăn thịt Coccinellinae tại địa điểm nghiên cứu. Các loài Bọ rùa bắt mồi ăn thit tại khu vực này thường xuất hiện trong tháng 4 khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa Hè và cây Bưởi chuyển sang giai đoạn có quả non, sau đó số lượng loài và số lượng cá thể của chúng có xu hướng tăng dần lên đến tháng 6-8 ở thời gian giao mùa cuối Hè đầu Thu rồi giảm dần sang cuối Thu đầu Đông. Bọ rùa nhật bản P. japonica là loài duy nhất trong số 5 loài được theo dõi có sự xuất hiện liên tục trong suốt 6 tháng điều tra, với số lượng mẫu lớn, gồm 46 cá thể, chiếm 62,16% tổng số các cá thể Bọ rùa thu được. Loài Bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus xuất hiện liên tục trong 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9 với số lượng cá thể ít hơn nhiều, gồm 11 cá thể, chiếm 14,86%. Hai loài có hai lần xuất hiện trong cả quá trình điều tra là L. biplagiata (bắt gặp trong tháng 4 và tháng 8) và loài H. octomaculata (bắt gặp trong tháng 6 và tháng 8). Loài Bọ rùa đỏ M. discolor chỉ thu
được mẫu trong tháng 9. Như vậy, có thể sơ bộ nhận định loài Bọ rùa nhật bản P. japonica là loài chiếm ưu thế tại địa điểm nghiên cứu.
3.5. THÀNH PHẦN LOÀI THIÊN ĐỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG VỚI CÁC LOÀI SÂU HẠI BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH.
Căn cứ vào những kết quả thu được, tập hợp các côn trùng thiên địch có khả năng được lợi dụng trong phòng trừ các loài sâu hại chủ yếu trên cây bưởi tại địa điểm nghiên cứu được trình bày trong Bảng 10. Các loài được lựa chọn chủ yếu dựa vào 4 tiêu chí sau: (1) Ổ sinh thái của loài trong tự nhiên (Những loài côn trùng săn mồi, ăn thịt các loài côn trùng hoặc động vật không xương sống khác; những loài ký sinh trên các pha phát triển khác nhau của các loài côn trùng khác…); (2) Phổ thức ăn của loài tại địa điểm nghiên cứu (Thức ăn là những loài côn trùng gây hại tại địa điểm nghiên cứu); (3) Số lượng cá thể của loài quan sát được tại địa điểm nghiên cứu (Những loài có số lượng cá thể nhiều tại địa điểm nghiên cứu); (4) Thời gian xuất hiện của loài tại địa điểm nghiên cứu (Những loài có thời gian xuất hiện dài tại địa điểm nghiên cứu)
Bảng 3.9. Danh sách các thiên địch có khả năng lợi dụng trong phòng trừ sâu hại cây bưởi tại khu vực nghiên cứu
STT Thiên địch Khả năng lợi dụng
1. Braconidae
1 Apanteles cypris Có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 2 Microplitis menila -nt-
3 Prapanteles sp. -nt-
2. Chalcididae
4 Brachymeria coxodentata Có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 5 Brachymeria excarinata -nt-
6 Epitranus sp. -nt-
3. Coccinellidae
7 Chilocorus chinensis Miyatake Có khả năng bắt và ăn thịt nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 8 Rodolia rufopilosa Mulssant -nt-
9 Harmonia octomaculata (Fabricius) -nt- 10 Illeis confusa Timberlake -nt- 11 Illeis indica Timberlake -nt- 12 Lemnia biplagiata (Swart) -nt- 13 Melochilus sexmaculatus (Fabricus) -nt- 14 Micraspis discolor (Fabricus) -nt- 15 Propylea japonica (Thunberg) -nt-
4. Encyrtidae
16 Ageniaspis citricola Có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 5. Eulophidae
17 Cirrospilus ingenuus Có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 18 Citrostichus phyllocnistoides -nt-
19 Quadrastichus sp. -nt-
20 Sympiesis sp. -nt-
6. Ichneumonidae
21 Echthromorpha agrestoria Có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 22 Vulgichneumon diminutus -nt-
23 Vulgichneumon taiwanensis -nt- 24 Xanthopimpla glaberrima -nt- 25 Xanthopimpla punctata -nt-
26 Xoridesopus sp. -nt- 7. Vespidae
27 Antepipona biguttata Có khả năng bắt và ăn thịt nhiều loài sâu hại các loại cây có múi 28 Anterhynchium flavomarginatum -nt-
29 Anterhynchium punctatum -nt- 30 Apodynerus troglodytes -nt- 31 Parapolybia varia -nt- 32 Phimenes flavopictus continentalis -nt- 33 Polistes japonicas -nt- 34 Polistes sagittarius -nt- 35 Rhynchium bruneum -nt- 36 Ropalidia cyathiformis -nt- 37 Ropalidia ornaticeps -nt- 38 Ropalidia stigma -nt- 39 Vespa affinis -nt- 40 Vespa velutina -nt-
Tổng số: 40 loài thiên địch thuộc 31 giống 7 họ
Như vậy tại khu vực nghiên cứu có 40 loài côn trùng nằm trong 31 giống thuộc 7 họ có thể được lợi dụng để kiểm soát và hạn chế số lượng của các loài sâu hại chủ yếu trên cây bưởi. Trong 40 loài đề xuất có 11 loài có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại ở pha trưởng thành. Còn lại 29 loài thiên địch là những loài bắt mồi ăn thịt, có khả năng kiểm soát và hạn chế số lượng trưởng thành của nhiều loài sâu hại cây bưởi
Để tăng cường số lượng các loài thiên địch, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học trong các vườn cây ăn quả. Vấn đề này sẽ được phân tích ở các phần tiếp theo.
3.6. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CƠ SỞ LỢIDỤNG CÁC LOÀI THIÊN ĐỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH DỤNG CÁC LOÀI THIÊN ĐỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HỖ TRỢ KHÁC.
Trên cơ sở thực tiễn canh tác tại vườn bưởi là địa điểm nghiên cứu của đề tài và điều tra, khảo sát ở những vườn cây ăn quả có múi khác trong khu vực nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cơ sở lợi dụng các thiên địch và các biện pháp kỹ thuật canh tác hỗ trợ khác.
3.6.1. Các giải pháp về kỹ thuật canh tác.
Vùng Lương Sơn, Hoà Bình có điều kiện tự nhiên phù hợp cho các giống Bưởi Diễn, Bưởi da xanh, bưởi đỏ Tân lạc phát triển. Các giống bưởi này có thể trồng trên diện tích lớn để tạo hàng hoá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vườn bưởi có thể tạo dựng trên nhiều loại đất nhưng phải ở những nơi có địa hình thoát nước tốt, tránh ngập úng cục bộ. Cây giống phải có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh. Có thể nhập giống từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Hoà Bình; Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam hoặc Học viện nông nghiệp Việt Nam.
Đối với hộ gia đình, vườn bưởi nên có diện tích trên dưới 1ha; đối với những trang trại canh tác trên quy mô lớn diện tích tùy thuộc vào điện địa lập địa tự nhiên. Mật độ trồng bưởi nên ở khoảng cách 4,5mx4,5m hoặc 5mx5m.
Vườn bưởi nên trồng theo phương thức canh tác kết hợp: Thuần cây Bưởi ở tầng trên kết hợp với các cây hoa (như hoa cúc các loại…), cây thuốc thân thảo (gừng, nghệ, sả…) ở tầng dưới tán. Sự đa dạng cây trồng vừa tăng thêm cường độ sử dụng đất. tăng thêm sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích đất lại tạo ra sự đa dạng về sinh cảnh, cung cấp thêm nơi trú ngụ của một số thiện địch của sâu hại cây bưởi, đặc biệt là nhóm ong ký sinh và nhóm Bọ rùa bắt mồi.
Trong quá trình canh tác, cần thường xuyên vệ sinh vườn cây, diệt trừ cỏ dại, tỉa cành, tạo tán làm cho vườn cây thông thoáng, có độ ẩm thích hợp để loại trừ các loài sâu bệnh hại. Bên cạnh đó cần tuân thủ quy trình canh tác, bón phân, tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có đủ sức khỏe đề kháng với các loại sâu bệnh hại.
Trong phòng trừ sâu bệnh cần đề cao các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở canh tác hợp lý và phòng trừ sinh học. Trong trường hợp sâu bệnh hại phát triển thành dịch, cần sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hoá hoc phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.
3.6.2. Lợi dụng các thiên địch trong phòng trừtổng hợp sâu bệnh hại.
Tại khu vực nghiên cứu có 40 loài côn trùng nằm trong 31 giống thuộc 7 họ có thể được lợi dụng để kiểm soát và hạn chế số lượng của các loài sâu hại chủ yếu trên cây bưởi. Trong 40 loài đề xuất có 11 loài có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại ở