Các nghiên cứu về phòng trừ sâu hại cây có múi chủ yếu đi theo các hướng sau: (1) Sử dụng các chế phẩm hoá học; (2) Sử dụng các biện pháp sinh học; và (3) Áp dụng các biện pháp canh tác bền vững khác.
Sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc hoá học hiện đang là hướng đi chính trong phòng trừ sâu hại cây có múi. Trong các loài sâu hại cây có múi, ruồi hại quả là một trong những loài gây hại quan trọng nhất, chúng có thể gây thiệt hại tới 20%- 29% sản lượng cam quýt (Lê Đức Khánh và nnk, 2008) [15]. Phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein là một biện pháp rất hiệu quả (Drew et al., 2013) [38]. Bả protein là một hỗn hợp bao gồm 100ml bả Ento-pro 150Đ + 0,1g Regen 800WG + 900ml nước. Hỗn hợp này được phun vào tán lá cây để phòng trừ ruồi hại quả.
Ở Việt Nam, sử dụng bả protein để phòng trừ ruồi hại quả đạt hiệu quả cao, có thể giảm tỷ lệ thiệt hại từ 37% trên quả táo xuống còn 6%, trên quả đào cuối vụ từ 100% xuống còn 4%. Để phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây có múi, đặc biệt là loài Rầy chống cánh Diaphorina citri ở nhiều nơi đã quá nhiều thuốc trừ sâu hoá học trong năm. Điều này đã dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người, Nhiều nghiên cứu đã tìm cách khắc phục những yếu điểm này. Một trong các giải pháp đó là sử dụng thuốc trừ sâu nội hấp thụ Confidor 100SL (Imidachloprid).
Ở Australia thuốc Confidor được dùng cho cây có múi theo 3 cách: Tưới nước thuốc vào đất quanh gốc cây; quét vòng quanh gốc thân cây một đoạn thân 20cm từ dưới gốc lên; tưới hạt nhỏ vào quanh gốc thông qua hệ thống tưới. Cách
tưới thuốc Confidor vào gốc cây có múi được xem là có hiệu quả cao nhất đối với rầy chổng cánh [9, 28].
Ởnước ta, cũng đã sử dụng thuốc Confidor nguyên chất để quét vòng quanh gốc thân cây một đoạn 30cm đã làm giảm rõ rệt mật độ Rầy chổng cánh, giảm sự bùng phát dịch bệnh hoàng long. Thuốc này cũng trừ được các dịch hại quan trọng khác như rệp muội đồng thời duy trì được quần thể thiên địch [9, 28].
Một nghiên cứu khác (Quách Thị Ngọ và nnk., 2008) [27] cũng đã thông báo những kết quả rất khả quan khi sử dụng Confidor để phòng trừ rầy chổng cánh. Dùng nước thuốc Confidor 100SL tưới vào gốc cây Cam có tác dụng rất tốt phòng trừ rầy chổng cánh cho cây Cam. Rầy chổng cánh được thả trên cây cam đã tưới nước thuốc Confidor 100SL sau 2-10 tuần có tỷ lệ chết sau thả 1,2,4,6 giờ tương ứng là 0-6,0%; 0-25,6%; 1-37,2%; 0,95-53,4%. Tỷ lệ chết này sau thả 1,2,3,4 ng tương ứng là 11,0-91,5%; 46,2-100%; 64,8-100%; 96,9-100%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thuốc Confidor 100SL tưới vào gốc cam sau 12 tuần có hiệu lực thấp đối với rầy chổng cánh. Rầy chổng cánh thả lên cây Cam thời điểm này sau 3 ngày chỉ chết với tỷ lệ liều lượng 1ml/cây, 2ml/cây, 3ml/cây tương ứng đạt 26,5%; 48,3% và 74,4%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng khuyến cáo, nếu tưới thuốc Confidor 100SL với liều lượng 2ml/cây và 3ml/cây cho hiệu quả phòng trừ rầy chổng cánh cao hơn liều lượng 1ml/cây nhưng thuốc có thể ảnh hướng xấu đến sinh trưởng của cây. Vì vậy có thể sử dụng thuốc Confidor 100SL với lượng 2ml hoà với 48ml nước tưới cho 1 cây Cam để phòng trừ rầy chổng cánh với khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 2,5 tháng.
Cùng với sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc hoá học, các biện pháp sinh học cũng được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ các loài sâu hại cây có múi. Trong các biện pháp sinh học, quan trọng nhất và có hiệu quả nhất là sử dụng các thiện địch trong hạn chế số lượng các loài sâu hại. Những công trình nghiên cứu trong vấn đề này đã được thực hiện rất nhiều trong thực tiễn canh tác cây có múi, được tổng hợp và công bố rộng rãi trong các công trình khoa học trong và ngoài nước. Có thể lấy một ví dụ điển hình về công trình nghiên cứu thành phần và vai trò của các thiên địch trong phòng trừ và hạn chế số lượng loài Bọ phấn gai đen Aleurocanthus
spiniferus - một loài sâu hại quan trọng các loài cây có múi ở Việt Nam và trên thế giới. Như đã biết, Bọ phấn gai đen A. spiniferus là loài sâu hại cây ăn quả có múi phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á, Châu Á, Châu Phi, vùng Caribê, vùng vành đai Châu Á Thái Bình Dương và Australia (Nguyen et al., 1993) [46]. Đây là loài sâu hại nghiêm trọng ở các nước thuộc Châu Á và là đối tượng kiểm dịch của các nước Châu Âu và Địa Trung Hải (EPPO/CABI, Ngoài cây có múi là cây ký chủ chủ yếu, A. spiniferus còn gây hại trên cây Nho, Ổi, Lê, Hồng, Đào, cây Hoa hồng (Peteson, 1955) và cây Chè (Luo & Zhou, 1997; Han, 2002). Tập hợp các loài thiên địch của A. spiniferus đã được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng trừ sinh học, đặc biệt là các loài ong ký sinh cho hiệu quả phòng trừ rất cao và đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới [45, 46, 47].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về các loài sâu hại trên cây có múi và các cây ăn quả khác rất được quan tâm được [1, 2, 3, 5, 17, 20, 21, 24]. Các loài côn trùng gây hại được ghi nhận qua các lần điều tra cơ bản do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện vào các năm 1967-1968, 1977-1978, 1997-1998 [34, 35, 36]. Đây là loài gây hại phổ biến, gây hại hầu như quanh năm trên cây có múi, rất dễ bùng phát với số lượng lớn và trở thành loài sâu hại nghiêm trọng cho các loài cây có múi (Phạm Văn Lầm và Nguyễn Văn Liêm, 2005) [20]. Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại theo hướng phòng trừ sinh học cho các vườn cây có múi một cách hiệu quả và bền vững, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái với sản phẩm an toàn đã có nhiều nghiên cứu về thành phần và vai trò của các thiên địch [17, 18, 22, 23, 25]. Tại vùng Từ Liêm, Hà Nội dã phát hiện được 7 loài thiên địch của A. spiniferus: Bọ rùa nhỏ Scymnus sp. (Coccinellidae), Ruồi năn (Drosophilidae), Bọ mắt vàng Chrysopa sp. (Chrysopidae), Ong đen Prospaltella sp. (Encyrtidae), Ong đen nhỏ Ablerus sp. (Aphilinidae), và 2 loài Nấm vàng mắt cua Ascherosonia confuens và A. flava (Nectrioidaceae). Trong các loài thiên địch nêu trên, các loài Bọ rùa nhỏ, Bọ mắt vàng và Ong đen nhỏ là những loài thiên địch rất phổ biến của
A. spiniferus. Đây là những loài thiên địch có vai trò lớn trong việc hạn chế số lượng loài A. spiniferus cần được bảo vệ để xây dựng những vườn cây có múi sach sâu bệnh theo hướng sinh thái và an toàn sinh học.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây có múi, tăng cường khả năng tự phòng chống sâu hại của chúng cũng đang được triển khai rộng rãi trong thực tiễn canh tác cây có múi ở Việt Nam. Các biện pháp này tập trung ở công tác chọn tạo các giống cây có múi có khả năng kháng sâu hại cao, sử dụng phân bón phù hợp và bón phân hợp lý cho các loài cây có múi, vệ sinh vườn quả, tạo môi trường sống an toàn cho cây có múi, cắt tỉa cành, tạo tán cây hợp lý… là những giải pháp thường được áp dụng trong canh tác cây có múi ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU