Lợi dụng các thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 67 - 68)

Tại khu vực nghiên cứu có 40 loài côn trùng nằm trong 31 giống thuộc 7 họ có thể được lợi dụng để kiểm soát và hạn chế số lượng của các loài sâu hại chủ yếu trên cây bưởi. Trong 40 loài đề xuất có 11 loài có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại ở pha trưởng thành. Còn lại 29 loài thiên địch là những loài bắt mồi ăn thịt, có khả năng kiểm soát và hạn chế số lượng trưởng thành của nhiều loài sâu hại cây bưởi

Để tăng cường số lượng các loài thiên địch, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học trong các vườn cây ăn quả.

Riêng đối với quần thể Bọ rùa có ích ở địa điểm nghiên cứu, có một số đề xuất cụ thể như sau. Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, quần thể Bọ rùa ở địa điểm nghiên cứu đều chủ yếu là những loài côn trùng thiên địch của nhiều loài sâu hại và nấm bệnh. Vì vậy chúng có khả năng lợi dụng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự đa dạng của sinh cảnh sống là một yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng và phong phú của nhóm côn trùng có ích này. Vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra sự đa dạng cao nhất của quần thể Bọ rùa cả về số lượng loài và số lượng cá thể và duy trì được tình trạng này trong quá trình phát triển của cây có múi ở địa điểm nghiên cứu. Để đạt được mục đích này cần phải thực hiện 2 nhóm biện pháp sau: (1) Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc tổng hợp hoá học nhằm góp phần bảo vệ các loài Bọ rùa có ích; (2) Tăng cường tính đa dạng của hệ thống cây trồng trong hệ sinh thái vườn quả nhằm gia tăng sự đa dạng thành phần loài và số lượng cá thể của các loài Bọ rùa có ích. Đặc biệt tăng cường tính đa dạng của hệ thống cây trồng là biện pháp dễ thực hiện và có tính tổng hợp đa mục đích vì nó giúp tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho quần thể Bọ rùa có ích (nhiều nơi trú ngụ, đa dạng nguồn thức ăn…) và cũng góp phần tăng cường độ sử dụng đất, đa dạng hoá sản phẩm trồng trọt và tăng nguồn thu

nhập cho người dân. Để có những đề xuất cụ thể theo hướng này cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể tại khu vực áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)