PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 42)

Để thực hiện các nội dung của luận văn, sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:

2.4.1.Trong phòng thí nghiệm

2.4.1.1- Phương pháp kế thừa

Phương pháp kế thừa là cách sử dụng có chọn lọc những kết cấu, những kinh nghiệm của các sản phẩm tương tự đã có trước hoặc những nguyên lý, những dạng chi tiết, cơ câú của các liên ngành trong việc thiết kế ra sản phẩm mới.

Khi áp dụng phương pháp kế thừa, người thiết kế cần chú ý đến những vấn để sau: +Việc nghiên cứu các sản phẩm cùng loại đã có, đặc biệt quan trọng khi người thiết kế muốn tạo ra những sản phẩm tương tự nhưng có kết cấu mới, Điểu đó cho phép người thiết kế chứng minh được công dụng, tính năng của sản phẩm có gì mới? kết cấu mới – mới ở chỗ nào? đẫn đến kết quả mới là gì?

+ Xây dựng được biểu đồ thể hiện sự thay đổi các thông số chính của sản phẩm qua từng xêri sản xuất.

+ Việc kế thừa có chạn lọc, nghiên cứu, phản tích quá trình phát triển một sản phẩm công nghiệp cho phép người thiết kê’ phát hiện ra hướng hoàn thiện sản phẩm, tránh được vết xe đổ, tránh được sự trùng lập của các khiếm khuyết và tiêu chí chất lượng, dự đoán được hướng phát triển trong tương lai của sản phẩm.

+Mỗi một sản phẩm mới, hiện đại ra đời là sự đóng góp của nhiêu thế hệ các nhà thiết kế. Từ xêri máy đầu tiên được cải tiến, hoàn thiện, đưa thêm vào các cơ cấu, các bộ phận mới, ‘ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới, qua một quá trình gian khó, bền bỉ, bằng năng lực sáng tạo của các nhà thiết kế kết quả đạt được cần được tiếp tục phát triển.

+ Phương pháp kết thừa phải kể đến cả việc sử dụng các sổ tay, cẩm nang thiết kế, các tài liệu lưu trữ của ngành, của quốc gia hoặc nước ngoài, các tạp chí hoặc các thông báo.

2.4.1.2 Phương pháp chuyên gia:

Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay đánh giá một sản phẩm khoa học.

Hình 2.2: Cắm kim phân loại bọ rùa trong phòng thí nghiệm

Hình 2.3: Phân loại mẫu bằng soi kính hiển vi

(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) Tại khu vườn Bưởi nghiên cứu:

2.4.2.1.Đặt một bẫy màn treo (Malaise trap)

Một tháng 3 lần cách đều nhau (10 ngày/lần) thu mẫu côn trùng vào bẫy. Sau đó các mẫu được gom đưa về phòng thí nghiệm phân tích.

Hình 2.4: Mắc bẫy màn ở Lương Sơn, Hòa Bình

(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa)

2.4.2.2.Treo năm bẫy vàng Steiner

Được đặt trong khu trồng bưởi của vườn ở độ cao 2m. Định kỳ 3 lần cách đều nhau trong một tháng, ruồi vào bẫy được gom đưa về phòng thí nghiệm phân tích. Bả methyl eugenol được thay mới sau mỗi một tháng.

Hình 2.5: Treo bẫy vàng Steiner

(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) 2.4.2.3.Thu mẫu bằng vợt:

Thu bắt côn trùng theo định kỳ 2 tuần/lần

2.4.2.4.Điều tra sâu vẽ bùa trên vườn bưởi:

Mỗi lần điều tra, chọn ngẫu nhiên 10 cây theo đường chéo vườn; chọn 4 phía tán cây, mỗi phía chọn ngẫu nhiên 1 chồi, trên đó điều tra 10 lá; lần điều tra sau đi theo đường chéo khác với lần điều tra trước. Các lá bưởi có sâu vẽ bùa được mang về phòng thí nghiệm, theo dõi riêng từng lá trong đĩa petri để thu thập trưởng thành sâu vẽ bùa và ong kí sinh.

Các loại quả gồm ổi, bưởi, khế nhiễm giòi tại khu vực điều tra được mang về phòng thí nghiệm để theo dõi sự xuất hiện của trưởng thành ruồi đục quả và các kí sinh.

Các mẫu vật gồm sâu hại, ong kí sinh, ong bắt mồi, thụ phấn, cánh cứng bắt mồi được các chuyên gia định loại dựa vào tài liệu chuyên ngành. Phân tích số liệu trên Excel.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN HÒA BÌNH.

3.1.1. Một số nét khái quát về hiện trạng phát triển cây Bưởi ở huyện Lương Sơn,tỉnh Hoà Bình. tỉnh Hoà Bình.

Bưởi là loại cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biển ở tỉnh Hoà Bình. Theo số liệu thống kê (Niêm giám thống kê tỉnh Hoà Bình, 2017), cây Bưởi chiếm khoảng 24% tổng diện tích cây có múi của tỉnh Hoà Bình (khoảng 2.500ha) và được trồng chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Yên Thủy. Bưởi được trồng chủ yếu là chuyên canh với mục đích tạo hàng hoá trong vườn có diện tích từ vài nghìn m2 đến những trang trại quy mô lớn có diện tích lên đến hàng chục ha. Giống Bưởi chủ yếu là Bưởi Diễn, Bưởi da xanh, Bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống Bưởi đỏ địa phương. Cây giống thường là các cành chiết được mua chủ yếu từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam [10,11]. Mật độ trồng Bưởi thường là 4,5x4,5m; 4x5m; 5x5m với số lượng cây có thể đạt tới 500cây/ha. Cây Bưởi sau khi trồng từ cành chiết, khoảng 3 năm bắt đầu cho quả và cho quả ổn định sau 5-6 năm. Tại những vườn Bưởi đang ở trong giai đoạn kinh doanh ổn định, với độ tuổi trên 12-15 năm, năng suất cây trồng đạt khoảng 35-45 quả/cây với trọng lương trung bình từ 1,0 kg- 1,8 kg/quả.

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi trong các năm 2017-2018, các vườn Bưởi trồng tại Lương Sơn đều bị các loại sâu bệnh hại thông thường trên cây có múi gây hại.Các loài sâu hại chủ yếu thường gặp là Sâu vẽ bùa, Sâu đục thân, Sâu hại quả, Bọ xít, Nhện đỏ, Rệp, Rầy chổng cánh. Các loại bệnh thường gặp là bệnh vàng lá, bệnh chảy gôm thối rễ, bệnh loét và bệnh ghẻ nhám. Những loại sâu bệnh này gây hại mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây và có thể làm giảm đến 90% sản lượng quả.

3.1.2. Đặc điểm của vườn Bưởi tại xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh HoàBình - địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn. Bình - địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn.

Địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn là vườn cây ăn quả với cây Bưởi Diễn là cây ăn quả chính, ngoài ra còn có một số loài cây ăn quả khác được trồng xen, trồng dưới tán bưởi Diễn là cây Ổi, Nhãn, Vải thiều, Khế ngọt (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Danh sách các loài cây ăn quả được trồng tại địa điểm nghiên cứu trên diện tích 1ha

STT Tên loài Mật độ Chiều cao Tuổi Mục đích kinh

cây ăn quả (cây/ha) (m) (năm) doanh

1 Bưởi Diễn 410 3-3,5 12 Lấy quả để bán

2 Nhãn 3 4-4,5 12 Lấy quả để ăn

trong gia đình

3 Vải thiều 10 3-3,5 12 Lấy quả để ăn

trong gia đình

4 Ổi 5 2-2,5 8 Lấy quả để ăn

trong gia đình

5 Khế ngọt 5 2-2,5 5 Lấy quả để ăn

trong gia đình

Trên diện tích khoảng 1ha, đã trồng 5 loài cây ăn quả, trong đó cây Bưởi Diễn là loài cây kinh tế chủ yếu, được trồng với mục đích kinh doanh với mật độ khoảng 430 cây/ha. Giống Bưởi là những cây chiết được mua tại Viện cây ăn quả của Học viện Nông nghiệp Hà Nội. Vườn Bưởi đã được 12 năm, đang cho quả ổn định với năng suất khoảng 25-30 quả/cây (năm 2018). Những cây ăn quả khác, như Nhãn, Vải thiều, Khế ngọt, Ổi được trồng xen với mục đích tăng sự đa dạng cây trồng và tạo thêm sản phẩm dùng cho gia đình. Vùng lân cận của khu vườn này có cảnh quan còn mang nhiều tính chất tự nhiên, có hồ nước, có rừng tự nhiên và rừng trồng. Đây là môi trường sống có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sự đa dạng sinh học phong phú, trong đó có nhóm côn trùng.

3.2. THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH.

Kết quả điều tra thu mẫu côn trùng và Danh sách các họ và số lượng các taxon bậc giống và bậc loài của khu hệ côn trùng tại địa điểm nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Danh sách các họ và số lượng các taxon bậc giống, bậc loài của khu hệ côn trùng tại địa điểm nghiên cứu

Họ Số lượng giống và Số lượng loài và các loài

stt các giống điển hình điển hình

1 Apoidea 9 (Apis, Ceratina, 14 (Apis cerana, Ceratina Ctenoplectra, nigrolateralis, C. simillima, Habropoda, Ctenoplectra chalybea, Heriades, Nomia incerta,N. iridescens, Lasioglossum, N. thoracia, Thyreus Nomia, Thyreus, himalayensis, Xylocopa Xylocopa) bryorum, X. phalothorax) 2 Braconidae 11 (Alloplitis,20 (Apanteles cypris,

Apanteles, Cotesia, Microplitis menila) Diolcogaster, Disophrys, Euagathis, Iconella, Microgaster, Microplitis Prapanteles, Snellenius)

3 Chalcididae 2 (Brachymeria, 3 (Brachymeria coxodentata, Epitranus) B. excarinata)

4 Coccinellidae (5 phân 11 (Chilocorus, 13 (Chilocorus chinensis,

họ: Chilocorinae, Cryptogonus, Cryptogonus orbiculus,

Họ Số lượng giống và Số lượng loài và các loài

stt các giống điển hình điển hình

Coccidulinae, Harmonia, Harmonia octomaculata,

Coccinellinae, Henosepilachna, Henosepilachna kaszabi, H.

Epilachninae, Illeis, Lemnia, vigintioctopunctata, Illeis

Scymninae) Menochilus, indica, I. confusa, Lemnia Micraspis, Propylea, biplagiata, Menochilus Rodolia, Scymnus) sexmaculatus, Micraspis

discolor, Propylea japonica, Rodolia rufopilosa, Scymnus hoffmani)

5 Encyrtidae 1 (Ageniaspis) 1 (Ageniaspis citricola)

6 Eulophidae 4 (Cirrospilus,4 (Cirrospilus ingenuus, Citrostichus, Citrostichus

Quadrastichus, phyllocnistoides, Sympiesis Sympiesis) sp., Quadrastichus sp.)

7 Gracillariidae 1 (Phyllocnistis) 1 (Phyllocnistis citrela)

8 Ichneumonidae 35 (Echthromorpha, 39 ( Vulgichneumon Idiolispa, diminutus, V. taiwanensis, Vulgichneumon, Xanthopimpla glaberrima, Xanthopimpla, X. punctata, Echthromorpha Xoridesopus ) agrestoria)

9 Tephritidae 1 (Bactrocera) 4 (Bactrocera dorsalis, B.

correcta, B. cucurbitae, B. tau

10 Vespidae 9 (Antepipona,14 (Antepipona biguttata, Anterhynchium, Anterhynchium

Apodynerus, flavomarginatum, A. Parapolybia, punctatum, Apodynerus

Họ Số lượng giống và Số lượng loài và các loài

stt các giống điển hình điển hình

Phimenes, Polistes, troglodytes, Parapolybia Rhynchium, varia, Phimenes flavopictus Ropalidia, Vespa) continentalis, Polistes

japonicas, P. sagittarius, Rhynchium bruneum, Ropalidia cyathiformis, R. ornaticeps, R. stigma, Vespa affinis, V. velutina)

10 họ 84 giống 113 loài

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, khu hệ côn trùng trong vườn quả ở khu vực nghiên cứu khá phong phú với 10 họ, 84 giống và 113 loài. Trong số các loài côn trùng đã phát hiện, có một số loài là những loài gây hại cho cây ăn quả trong vùng nhưng có nhiều loài là những thiên địch quan trọng của những loài sâu hại đã biết.

3.3. DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH.

3.3.1. Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton (Gracillariidae).

Sâu vẽ bùa P. citrella là loài côn trùng gây hại quan trọng cho cây bưởi tại địa điểm nghiên cứu. Loài này cũng là loài gây hại chính trên các cây có múi như cây bưởi, cam, chanh… ở nhiều vùng ở Việt Nam. Loài này có phân bố ban đầu ở vùng Đông Nam Á, rồi mở rộng phân bố ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới như Nhật Bản, Australia, Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ.

Trưởng thành sâu vẽ bùa đẻ trứng vào búp lá bưởi non, sâu non nở ra ăn biểu bì lá, đục trong lớp biểu bì thành những đường chỉ ngoằn ngoèo và được một lớp sáp trắng nhợt phủ bên trên, khiến lá bưởi bị nhăn xoăn, làm giảm đáng kể chức năng quang hợp của lá.

Tại địa điểm nghiên cứu, trong thời gian từ đầu tháng 5 đến hết tháng 8 năm 2018, kết quả điều tra cho thấy sâu vẽ bùa xuất hiện thường xuyên; tỷ lệ lá bị hại

( nhìn chung tăng dần lên và cao nhất đạt 15,5% vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 trùng với thời kỳ ra nhiều lộc hè của cây bưởi. Vào cuối tháng 8, các cây bưởi có bộ lá hầu hết là già và lá bánh tẻ và trong các cây bưởi được chọn ngẫu nhiên điều tra tại khu vườn cố định, không ghi nhận được lá bưởi nào nhiễm sâu vẽ bùa (Hình3.1).

Hình 3.1. Tỷ lệ lá bưởi nhiễm sâu vẽ bùa theo thời gian điều tra

Để xác định mật độ sâu vẽ bùa (con/lá) trong những lá bưởi đã nhiễm, đã thu thập lá bưởi nhiễm sâu vẽ bùa đưa về phòng thí nghiệm để quan sát, đếm số lượng và thu con trưởng thành. Việc theo dõi sâu vẽ bùa trong phòng thí nghiệm được tiến hành từ tháng 5 đến hết tháng 8 năm 2018. Mật độ sâu vẽ bùa (con/lá) trung bình thấp nhất là 1,66 con/lá vào cuối tháng 8, cao nhất là 2,91 con/lá vào đầu tháng 5. Số liệu được thể hiện trong Hình3.2

3.3.2. Thành phần loài ruồi đục quả Bactrocera spp. (Tephritidae) và diễn biến sốlượng chúng tại địa điểm nghiên cứu. lượng chúng tại địa điểm nghiên cứu.

Để thu được mẫu các loài ruồi đục quả ở địa điểm nghiên cứu đã sử dụng bẫy vàng Steiner với chất dẫn dụ là Methyl Eugenol trong thời gian từ đầu tháng 5 đến tháng 9/2018. Đã thu được tổng số 14.501 ruồi đực Bactrocera spp. vào bẫy (Bảng 3.3). Đã xác định được 4 loài ruồi đục quả có mặt tại ở địa điểm nghiên cứu, đó là các loài Bactrocera dorsalis (Hendel), B. correcta (Bezzi), B. cucurbitae

(Coquillett) và B. tau. Walker. Loài ruồi đục quả B. dorsalis chiếm ưu thế về số lượng gần như tuyệt đối ở địa điểm nghiên cứu, chiếm gần 95,48% tổng số ruồi Bactrocera đực vào bẫy, thấp nhất là loài B. taw với số lượng ruồi đực thu được là 2 cá thể, chiểm 0,01% tổng số ruồi đực trưởng thành thu được. Số lượng trưởng thành đực của B.correctaB. cucurbita thu được lần lượt là 635 cá thể, chiếm 4,38% và 19 cá thể, chiếm 0,13%. Trên phạm vi toàn thế giới, giống ruồi đục quả Bactrocera

có tính đa dạng rất cao về thành phần loài, hiện biết 657 loài [50]. Ở Việt Nam, mặc dù chưa được thống kê đầy đủ, nhưng số loài đã biết của giống này vào khoảng 50 loài (Lê Đức Khánh et. al. 2010; Drew, 2013; Nair et. al. 2017) [15, 16, 38, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52].

Bảng 3.3. Thành phần loài ruồi đục quả Bactrocera spp. và số lượng trưởng thành đực

thu được tại địa điểm nghiên cứu

Số lượng

Tên loài trưởng thành Tỷ lệ (%)

stt đực

1 Bactrocera dorsalis (Hendel) 13.855 95,48

2 B. correcta (Bezzi) 635 4,38

3 B. cucurbitae (Coquillett) 19 0,13

4 B. tau Walker 2 0,01

5 Tổng số 14.501 100

Trong quá trình điều tra thu mẫu, số lượng cá thể trưởng thành đực B. dorsalis vào bẫy đạt đỉnh là 885 con vào ngày 1/9.Số lượng cá thể trưởng thành đực loài B. correcta vào bẫy tương đối thấp trong các tháng 5 và 6, sau đó có chiều hướng tăng lên và đạt đỉnh vào ngày 1/9 với 100 con. Hai loài ruồi đục quả B. dorsalis B. correcta đều là những loài đa thực, trong đó B. dorsalis có phổ thức ăn rất rộng, là một trong những loài gây hại nguy hiểm nhất, với 478 loại quả và rau khác nhau bị nó tấn công [12], còn loài B. correcta gây hại cho 32 loài quả khác nhau [13]. Ở miền Bắc và Trung Bộ Việt Nam, B. dorsalis được ghi nhận gây hại cho 18 loại quả còn B. correcta gây hại cho 5 loại quả (Lê Đức Khánh và nnk, 2010) [15]. Những quả mà cả 2 loài này gây hại chủ yếu là ổi, khế, bưởi, cam, chanh, táo ta, hồng xiêm. Thời gian từ tháng 5-7 ở miền Bắc có nhiều loại quả chín trong đó có ổi, tháng 8-9 có nhãn, khế, bưởi, cam. Do đó, số lượng trưởng thành đực

B. dorsalis vào bẫy nhiều trong suốt tháng 5-6 và giữa tháng 8, còn ruồi đực của loài B. correcta vào nhiều giữa tháng 7 và giữa tháng 8 ở địa điểm nghiên cứu có thể có mối liên quan đến giai đoạn chín của những loại quả này. Ở vườn quả tại địa điểm nghiên cứu, thời gian ruồi đực B. dorsalis vào bẫy nhiều cũng rơi vào tháng 6- 7 là mùa ổi chín, và vào tháng 8-9 trùng với thời điểm thu hoạch nhãn, một loài cây ăn quả có trồng tại địa điểm nghiên cứu. Đỉnh cao vào bẫy của ruồi đực B.correct ở địa điểm nghiên cứu rơi vào đầu tháng 9 trùng mùa quả khế chín, một loài cây ăn quả cũng được trồng nhiều tại địa điểm nghiên cứu. Đây là một trong loại quả ưa thích của loài ruồi này nên góp phần gia tăng quần thể loài ruồi này. Kết quả nuôi theo dõi trong phòng thí nghiệm để thu trưởng thành cho thấy cả 2 loài B. dorsalis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)