tỉnh Hoà Bình.
Bưởi là loại cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biển ở tỉnh Hoà Bình. Theo số liệu thống kê (Niêm giám thống kê tỉnh Hoà Bình, 2017), cây Bưởi chiếm khoảng 24% tổng diện tích cây có múi của tỉnh Hoà Bình (khoảng 2.500ha) và được trồng chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Yên Thủy. Bưởi được trồng chủ yếu là chuyên canh với mục đích tạo hàng hoá trong vườn có diện tích từ vài nghìn m2 đến những trang trại quy mô lớn có diện tích lên đến hàng chục ha. Giống Bưởi chủ yếu là Bưởi Diễn, Bưởi da xanh, Bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống Bưởi đỏ địa phương. Cây giống thường là các cành chiết được mua chủ yếu từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam [10,11]. Mật độ trồng Bưởi thường là 4,5x4,5m; 4x5m; 5x5m với số lượng cây có thể đạt tới 500cây/ha. Cây Bưởi sau khi trồng từ cành chiết, khoảng 3 năm bắt đầu cho quả và cho quả ổn định sau 5-6 năm. Tại những vườn Bưởi đang ở trong giai đoạn kinh doanh ổn định, với độ tuổi trên 12-15 năm, năng suất cây trồng đạt khoảng 35-45 quả/cây với trọng lương trung bình từ 1,0 kg- 1,8 kg/quả.
Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi trong các năm 2017-2018, các vườn Bưởi trồng tại Lương Sơn đều bị các loại sâu bệnh hại thông thường trên cây có múi gây hại.Các loài sâu hại chủ yếu thường gặp là Sâu vẽ bùa, Sâu đục thân, Sâu hại quả, Bọ xít, Nhện đỏ, Rệp, Rầy chổng cánh. Các loại bệnh thường gặp là bệnh vàng lá, bệnh chảy gôm thối rễ, bệnh loét và bệnh ghẻ nhám. Những loại sâu bệnh này gây hại mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây và có thể làm giảm đến 90% sản lượng quả.
3.1.2. Đặc điểm của vườn Bưởi tại xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh HoàBình - địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn.