Các giải pháp hỗ trợ về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 69 - 79)

Thực tế phát triển cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng trong thời gian vừa qua ở tỉnh Hoà Bình và tại vùng nghiên cứu cho thấy có một số vấn đề bất cập cần được điều chỉnh. Trước hết là sự phát triển quá nóng diện tích cây có múi, chạy theo nhu cầu tiêu dùng, không theo quy hoạch. Vì vậy, để sự phát triển cây có múi được bền vững cần hạn chế tăng diện tích, phát triển nóng cây có múi, đặc biệt ở những vùng chưa chứng minh được sự phù hợp với canh tác cây có múi.

Đối với các diện tích trồng mới cây có múi, cần bố trí hợp lý các giống chín sớm, giống chính vụ và giống chín muộn để rải vụ. Đối với các diện tích tái canh cần xử lý đất phù hợp để loại bỏ tác nhân gây bênh hại trong đất (tuyến trùng, rệp sáp, nấm bệnh các loại…).

Đẩy mạnh công tác bình tuyển, chọn lựa và quản lý cây đầu dòng theo quy định chung. Đặc biệt chú trọng công tác tuyển chọn và phục tráng giống cây bản địa có giá trị kinh tế cao. Nâng cao tỷ lệ sử dụng cây giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng quả của các loại cây có múi. Cần hỗ trợ người dân triển khai mô hình sản xuất cây co múi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt chú trọng việc tưới nước hợp lý, tiết kiệm và các kỹ thuật bảo vệ, bảo quản quả.

Hỗ trợ người dân tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, kết nối thị trường trong và ngoài nước. Ở những nơi có điều kiện, cần thúc đẩy thành lập các tổ hợp tác, các hợp tác xã gắn với vùng sản xuất lớn để bao tiêu sản phẩm cho người dân.

KẾT LUẬN

I .Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, khu hệ côn trùng trong vườn quả ở khu vực nghiên cứu khá phong phú với 10 họ, 84 giống và 113 loài. Trong số các loài côn trùng đã phát hiện, có một số loài là những loài gây hại cho cây ăn quả trong vùng nhưng có nhiều loài là những thiên địch quan trọng của những loài sâu hại đã biết.

II. Đã xác định được loài Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton (thuộc họ Gracillariidae) và 4 loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis (Hendel), B. correcta

(Bezzi), B. cucurbitae (Coquillett) và B. tau. Walker. (thuộc họ Tephritidae) là các loài sâu hại cây bưởi chủ yếu ở địa điểm nghiên cứu.

III. Đã xác định được 40 loài côn trùng nằm trong 31 giống thuộc 7 họ là những thiện địch quan trọng có thể được lợi dụng để kiểm soát và hạn chế số lượng của các loài sâu hại chủ yếu trên cây bưởi tại địa điểm nghiên cứu. Trong 40 loài đề xuất có 11 loài có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại ở pha trưởng thành. Còn lại 29 loài thiên địch là những loài bắt mồi ăn thịt, có khả năng kiểm soát và hạn chế số lượng trưởng thành của nhiều loài sâu hại cây bưởi.

IV. Đã đề xuất 4 nhóm giải pháp phòng trừ sâu hại cây bưởi tại vùng nghiên cứu trên cơ sở lợi dụng các thiên địch và các biện pháp kỹ thuật canh tác hỗ trợ khác.

1. Các giải pháp về kỹ thuật canh tác.

Vùng Lương Sơn, Hoà Bình có điều kiện tự nhiên phù hợp cho các giống Bưởi Diễn, Bưởi da xanh, bưởi đỏ Tân lạc phát triển. Các giống bưởi này có thể trồng trên diện tích lớn để tạo hàng hoá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vườn bưởi có thể tạo dựng trên nhiều loại đất nhưng phải ở những nơi có địa hình thoát nước tốt, tránh ngập úng cục bộ. Cây giống phải có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh. Có thể nhập giống từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Hoà Bình; Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam hoặc Học viện nông nghiệp Việt Nam.

Đối với hộ gia đình, vườn bưởi nên có diện tích trên dưới 1ha; đối với những trang trại canh tác trên quy mô lớn diện tích tùy thuộc vào điện địa lập địa tự nhiên. Mật độ trồng bưởi nên ở khoảng cách 4,5mx4,5m hoặc 5mx5m.

Vườn bưởi nên trồng theo phương thức canh tác kết hợp: Thuần cây Bưởi ở tầng trên kết hợp với các cây hoa (như hoa cúc các loại…), cây thuốc thân thảo (gừng, nghệ, sả…) ở tầng dưới tán. Sự đa dạng cây trồng vừa tăng thêm cường độ sử dụng đất. tăng thêm sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích đất lại tạo ra sự đa dạng về sinh cảnh, cung cấp thêm nơi trú ngụ của một số thiện địch của sâu hại cây bưởi, đặc biệt là nhóm ong ký sinh và nhóm Bọ rùa bắt mồi.

Trong quá trình canh tác, cần thường xuyên vệ sinh vườn cây, diệt trừ cỏ dại, tỉa cành, tạo tán làm cho vườn cây thông thoáng, có độ ẩm thích hợp để loại trừ các loài sâu bệnh hại. Bên cạnh đó cần tuân thủ quy trình canh tác, bón phân, tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có đủ sức khỏe đề kháng với các loại sâu bệnh hại.

Trong phòng trừ sâu bệnh cần đề cao các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở canh tác hợp lý và phòng trừ sinh học. Trong trường hợp sâu bệnh hại phát triển thành dịch, cần sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hoá hoc phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

2. Lợi dụng các thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại.

Tại khu vực nghiên cứu có 40 loài côn trùng nằm trong 31 giống thuộc 7 họ có thể được lợi dụng để kiểm soát và hạn chế số lượng của các loài sâu hại chủ yếu trên cây bưởi. Trong 40 loài đề xuất có 11 loài có khả năng ký sinh trên nhiều loài sâu hại ở pha trưởng thành. Còn lại 29 loài thiên địch là những loài bắt mồi ăn thịt, có khả năng kiểm soát và hạn chế số lượng trưởng thành của nhiều loài sâu hại cây bưởi

Để tăng cường số lượng các loài thiên địch, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học trong các vườn cây ăn quả.

Riêng đối với quần thể Bọ rùa có ích ở địa điểm nghiên cứu, có một số đề xuất cụ thể như sau. Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, quần thể Bọ rùa ở địa điểm nghiên cứu đều chủ yếu là những loài côn trùng thiên địch của nhiều loài sâu hại và nấm bệnh. Vì vậy chúng có khả năng lợi dụng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự đa dạng của sinh cảnh sống là một yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng và phong phú của nhóm côn trùng có ích này. Vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra sự đa dạng cao nhất của quần

thể Bọ rùa cả về số lượng loài và số lượng cá thể và duy trì được tình trạng này trong quá trình phát triển của cây có múi ở địa điểm nghiên cứu. Để đạt được mục đích này cần phải thực hiện 2 nhóm biện pháp sau: (1) Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc tổng hợp hoá học nhằm góp phần bảo vệ các loài Bọ rùa có ích; (2) Tăng cường tính đa dạng của hệ thống cây trồng trong hệ sinh thái vườn quả nhằm gia tăng sự đa dạng thành phần loài và số lượng cá thể của các loài Bọ rùa có ích. Đặc biệt tăng cường tính đa dạng của hệ thống cây trồng là biện pháp dễ thực hiện và có tính tổng hợp đa mục đích vì nó giúp tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho quần thể Bọ rùa có ích (nhiều nơi trú ngụ, đa dạng nguồn thức ăn…) và cũng góp phần tăng cường độ sử dụng đất, đa dạng hoá sản phẩm trồng trọt và tăng nguồn thu nhập cho người dân. Để có những đề xuất cụ thể theo hướng này cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể tại khu vực áp dụng.

3. Các giải pháp phòng trừ hỗ trợ khác.

Tại địa điểm nghiên cứu, có 2 nhóm côn trùng là các loại sâu hại chủ yếu trên cây bưởi: loài Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton (Gracillariidae) và 4 loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis (Hendel), B. correcta (Bezzi), B. cucurbitae

(Coquillett) và B. tau. Walker. Tephritidae). Đối với 2 loại côn trùng gây hại này có một số khuyến cáo phòng trừ như sau.

* Đối với loài Sâu vẽ bùa P. citrella.

-Biện pháp canh tác: Bón phân cho cây bưởi cân đối, tưới nước và chăm sóc hợp lý để cây ra lộc tập trung; tỉa cành, tạo tán hợp lý cho vườn cây thông thoáng, tránh để độ ẩm quá cao.

- Biện pháp sinh học: Bảo vệ và tạo điều kiện cho các thiên địch tự nhiên, như các loài Bọ rùa bắt mồi ăn thịt, Kiến vàng… phát triển

- Trong trường hợp sâu vẽ bùa P. citrella phát triển mạnh thành dịch, cần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để dập dịch. Cần sử dụng dầu khoáng SK hoặc dùng nhóm thuốc có hoạt chất Abamectin (như Ababetter 1.8EC, Abagro 4.0EC, Abakill 3.6EC, 10WP, Abamine 1.8EC, Abasuper 1.8EC, 3.6EC, 5.55EC, Abatox 1.8EC, 3.6EC…) để phun 1-2 lần trong mỗi đợt cây mới ra lộc non dài khoảng 1cm, mỗi lần phun cách nhau khoảng 6-7 ngày, cần phun ướt hết mặt lá.

*Đối với các loài Ruồi đục quả Bactrocera spp. cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau.

-Biện pháp canh tác: Đốn tỉa cành cho vườn bưởi thông thoáng; dùng túi bao quả bưởi từ sau thời kỳ rụng quả sinh lý; thu nhặt quả bị hại để tiêu hủy; thu hoạch quả ngay khi quả bắt đầu chín.

- Biện pháp sinh học: Sử dụng bả protein để diệt ruồi đục quả đực bằng cách tẩm 2ml hợp chất dẫn dụ ME hoặc CuE cùng với 20% thuốc trừ sâu vào bẫy. Treo bẫy lên cây nơi râm mát ở độ cao 1,5m-2m. Mỗi ha treo khoảng 25-30 bẫy. Sáu tuần thay bả 1 lần. Có thể dùng bả để phun bằng cách pha 50ml bả protein với 10ml Pyrinex 20EC và 0,95 lít nước tạo thành hỗn hợp để phun. Cần phun theo điểm, mỗi điểm phun khoảng 50ml hỗn hợp vào dưới tán lá. Phun định kỳ 5-7 ngày/lần.

- Biện pháp hoá học: Trong trường hợp Ruồi đục quả phát triển thành dịch, cần sử dụng thuốc diệt ruồi đục quả Vizibon D để nhanh chóng dập dịch. Hỗn hợp thuốc có thể dùng để phun xung quanh gốc cây để trừ nhộng của ruồi.

4. Các giải pháp hỗ trợ về quản lý.

Thực tế phát triển cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng trong thời gian vừa qua ở tỉnh Hoà Bình và tại vùng nghiên cứu cho thấy có một số vấn đề bất cập cần được điều chỉnh. Trước hết là sự phát triển quá nóng diện tích cây có múi, chạy theo nhu cầu tiêu dùng, không theo quy hoạch. Vì vậy, để sự phát triển cây có múi được bền vững cần hạn chế tăng diện tích, phát triển nóng cây có múi, đặc biệt ở những vùng chưa chứng minh được sự phù hợp với canh tác cây có múi.

Đối với các diện tích trồng mới cây có múi, cần bố trí hợp lý các giống chín sớm, giống chính vụ và giống chín muộn để rải vụ. Đối với các diện tích tái canh cần xử lý đất phù hợp để loại bỏ tác nhân gây bênh hại trong đất (tuyến trùng, rệp sáp, nấm bệnh các loại…).

Đẩy mạnh công tác bình tuyển, chọn lựa và quản lý cây đầu dòng theo quy định chung. Đặc biệt chú trọng công tác tuyển chọn và phục tráng giống cây bản địa có giá trị kinh tế cao. Nâng cao tỷ lệ sử dụng cây giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng quả của các loại cây có múi. Cần hỗ trợ người dân triển khai mô hình sản xuất cây co múi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt chú trọng việc tưới nước hợp lý, tiết kiệm và các kỹ thuật bảo vệ, bảo quản quả.

Hỗ trợ người dân tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, kết nối thị trường trong và ngoài nước. Ở những nơi có điều kiện, cần thúc đẩy thành lập các tổ hợp tác, các hợp tác xã gắn với vùng sản xuất lớn để bao tiêu sản phẩm cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Đề tài cơ sở phòng Sinh thái côn trùng 1999. Lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 51 trang.

2. Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long, Trương Xuân Lam, 1996. Đặc điểm phát sinh và phát triển của loài ong Anastatus sp. ký sinh trên trứng của bọ xít hại vải nhãn Tessaratoma papillosa Drury. Tạp chí sinh học, 18(3): 19-26.

3. Nguyễn Thị Thu Cúc, Võ Thị Thơ, 2011. Thành phần sâu róm (Lepidoptera: Lymantriidae) trên cây ăn quả và hoa cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và đặc điểm hình thái, sinh học của Clethrogyna turbata (Butler): 441-448. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 7. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Diệp, Lê Văn Trịnh, Nguyễn Thị Hoài Bắc, 2008. Một số đặc điểm sinh học của Ve sầu bướm trắng hại Cam Quýt. Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. NXB Nông nghiệp, tr. 524-528

5. Nguyễn Hữu Đạt, 2008. Thành phần loài ruồi họ Tephritidae (Diptera) hại quả xoài sau thu hoạch ở miền Nam:75-79. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị quốc gia lần thứ 6 – Hà Nội. 1133 tr.

6. Nguyễn Văn Đĩnh, 1992. Những vấn đề phòng chống nhện hại cây trồng hiện nay. Tạp chí Bảo vệ thực vật !: tr.12-13

7. Nguyễn Văn Đĩnh, 1997. Nghiên cứu nhện hại cam chanh vùng Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học 1992-1996. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 92-96.

8. https://hoinongdan.org.vn/ Phát triển cây có múi theo hướng sản xuất hàng hoá ở Việt Nam

9.https://vaas.org.vn/quy-trinh-quan-ly-cay-trong-tong-hop-tren-cay-buoi- dien-a12943.html .

10. https://bnews.vn/Hoà Bình phát triển thương hiệu cây đặc sản có múi 11. https://www.mard,gov./Hoà Bình phát triển bền vững cây ăn quả có múi 12. http://entnemdept.ufl.edu/creatures/fruit/tropical/oriental_fruit_fly.htm 13. https://www.cabi.org/isc/datasheet/8703

14. Lê Quang Khải, Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Thảo Trang, 2008. Thành phần bọ phấn hại cam, chanh, bưởi; đặc điểm hình thái, sinh học của loài chủ yếu trong vụ hè thu năm 2007 tại Gia Lâm, Hà Nội: 119-128. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị quốc gia lần thứ 6 – Hà Nội. 1133 tr.

15. Lê Đức Khánh và nnk., 2008. Ruồi hại quả và biện pháp phòng trừ bằng bả Protein. Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. NXB Nông nghiệp, tr. 584-590

16. Lê Đức Khánh và cs, 2010. Thành phần ruồi hại quả họ Tephritidae và ký chủ của chúng tại một số vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam. BVTV, 3: 10-14.

17. Phạm Văn Lầm, 1997. Phương pháp điều tra thu thập thiên địch của sâu hại cây trồng nông nghiệp: 21-29. Viện Bảo vệ thực vật. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật. Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1997. 99tr.

18. Phạm Văn Lầm, 2002. Tài nguyên thiên địch của sâu hại – Nghiên cứu và ứng dụng (quyển 1). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 141tr.

19. Phạm Văn Lầm, 2013. Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam (quyển 1). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 419tr.

20. Phạm Văn Lầm và Nguyễn Văn Liêm, 2005. Tính đa dạng loài chân khớp trên cây ăn quả có múi tại một số nơi thuộc phía Bắc. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005 Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống. Đại học Y Hà Nội. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tr. 212-214

21. Phạm Văn Lầm và nnk., 2011. Thành phần côn trùng và nhện nhỏ trên một số cây trồng chính ở Việt Nam điều tra năm 2006-2010. Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 7. NXB Nông nghiệp, tr. 119-124

22. Nguyễn Văn Liêm và nnk., 2008. Thành phần và vai trò của các thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở lương sơn, hoà bình và khả năng lợi dụng chúng (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)