Thủ tục giao rừng, cho thuê rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 38 - 41)

Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 36 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp năm 2017. Tuy nhiên, các chủ thể phải nộp kèm các văn bản sau đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:

Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định sau:

1. Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến về nội dung đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.

3. Quyết định về giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo mẫu quy định tại Nghị định này:

a) Quyết định về giao đất, giao rừng cho tổ chức theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định về việc cho thuê đất, cho thuê rừng đối với tổ chức theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

c) Quyết định về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

d) Quyết định về cho thuê đất, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho thuê đất, thuê rừng được ban hành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho tổ chức thuê rừng, Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê rừng theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

Như vậy, toàn bộ đất rừng và rừng tự nhiên của Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện việc giao rừng,

cho thuê rừng tới các chủ thể trong xã hội.

Tùy thuộc vào chủ thể là tổ chức hay cá nhân, hộ gia đình; chủ thể trong nước hay nước ngoài mà nhà nước tiến hành giao, cho thuê các loại rừng khác nhau. Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng. Tuy nhiên, trên thực tế, các chủ thể này chủ yếu là thuê đất rừng sản xuất sau đó trồng rừng.

Quản lý nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định cho từng loại chủ thể được giao, cho thuê đối với từng loại rừng, loại đất rừng từ các đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập đến các tổ chức kinh tế trong nước, các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, các nhân nước ngồi. Tuy nhiên, cơng tác tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng... luôn gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất trong thực tế còn nhiều bất cập. Trong nhiều thập niên qua, khi giao đất, cho thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng việc đo đạc trong thực tế với hồ sơ quản lý địa chính nhiều nơi sai lệch về số liệu. Đặc biệt công tác giao, cho thuê rừng và đất rừng bị thay đổi cơ quan quản lý nhiều lần trong vài thập niên qua, đầu tiên là do cơ quan kiểm lâm quản lý, sau đó là cơ quan địa chính và hiện nay là cơ quan tài nguyên và môi trường. Do vậy, quản lý số liệu về giao, cho thuê rừng và đất không thống nhất, đồng bộ và nhiều số liệu bị thất lạc nên tình trạng tranh chấp rừng, đất rừng vẫn diễn ra tại nhiều địa phương. Do đó, hoạt động quản lý nhà nước đối với việc giao, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng gặp khơng ít khó khăn và phức tạp.

Có thể thấy, về chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, nếu như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 mới chỉ dừng ở mức “Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc” (Khoản 4 - Điều 10) thì đến Luật Lâm

nghiệp 2017 đã khẳng định “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất” (Khoản 6 - Điều 4).

Quy định trên của Luật Lâm nghiệp cũng thể hiện sự đột phá so với quy định tại Khoản 2 - Điều 27 Luật Đất đai 2013 là: “Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nơng nghiệp ở nơng thơn có đất để sản xuất nơng nghiệp”. “Tạo điều kiện” nghĩa là có điều kiện thì giao, khơng có điều kiện thì khơng giao, khơng mang tính bắt buộc.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giao rừng cho cá nhân, hộ giađình tại tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)