Kếtquả giao rừng tại tỉnhQuảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 63)

2.2.3.1. Tiến trình thực hiện giao đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân

Theo Nghị định 156/2018 quy định chi tiết một số điều Luật Lâm

nghiệp, tiến trình giao đất bắt đầu bằng việc hộ gia đình viết đơn xin nhận đất, trong đó ghi rõ diện tích đất mà hộ cần nhận, địa điểm đất trên thực địa, tình trạng thảm thực vật trên đất (ví dụ đất trống đồi núi trọc hay đất có rừng, loại rừng cụ thể). Trước khi đơn được gửi lên UBND huyện, đơn cần có sự xác nhận của Chủ tịch UBND xã. Cùng với đơn xin nhận đất, hộ còn phải nộp bản kế hoạch sử dụng đất, trong đó chỉ ra kế hoạch sử dụng đất của hộ trong khoảng thời gian 5 năm sau khi nhận đất. Cũng giống như đơn xin nhận đất, bản kế hoạch sử dụng đất của hộ phải có xác nhận của trưởng thơn và Chủ tịch UBND xã. Trong những trường hợp cần thiết, UBND xã có thể thành lập Hội đồng giao đất cấp xã, với sự tham gia của đại diện các tổ chức như Hội Nông dân, Cựu Chiến binh cấp xã. Dựa trên đơn xin nhận đất và kế hoạch sử dụng đất của hộ, Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giao đất cho hộ. Quyết định này xác định các quyền và nghĩa vụ của hộ đối với đất được giao. Sau khi Quyết định được ban hành, UBND huyện ra quyết định thành lập tổ công tác về giao đất với các thành viên của tổ là đại diện của các cơ quan chuyên môn cấp huyện như hạt kiểm lâm huyện, phịng TN&MT... Tổ cơng tác cũng có sự tham gia của UBND xã. Quá trình giao đất tại thực địa có sự tham gia của đại diện thơn với vai trị quan sát viên. Trước khi thực hiện các tác nghiệp tại thực địa, tổ công tác tiến hành các cuộc họp về giao đất tại xã và thôn nhằm phổ biến các nội dung và kiến thức có liên quan đến giao đất

cũng như tiến trình các bước sẽ tiến hành tại địa phương.Quy trình đầy đủ của việc giao đất, giao rừng bao gồm các bước chính sau:

• Bước 1. Chuẩn bị, bao gồm việc thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác giao đất cấp huyện, thành lập hội đồng giao đất cấp xã

• Bước 2.Đánh giá hiện trạng rừng và đất rừng

• Bước 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phương án giao đất cấp xã • Bước 4. Lập kế hoạch giao đất tại thực địa

• Bước 5. Giao đất tại thực địa

• Bước 6. Hồn thiện hồ sơ địa chính

• Bước 7. Thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cách thức tiến hành giao đất trên thực địa có vai trị quyết định đến

hiệu quả của công tác giao đất và sử dụng đất của hộ sau giao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hiệnchính sách tại một số địa phương khác xa so với tiến trình được quy định trong chính sách.

Các bước tiến hành theo quy định trên trong nhiều trường hợp không được tuân thủ, Tổ công tác giao đất, giao rừng thường bỏ qua một số bước trong quy định nhằm tiết kiệm thời gian và kinh phí. Cụ thể, đơi khi các cuộc họp tại các thôn và xã thường không được tiến hành theo yêu cầu mà bị cắt ngắn hoặc bỏ qua; tại nhiều nơi, các cuộc họp này khơng có sự tham gia đầy đủ của các ban ngành có liên quan; giao đất thiếu bản đồ hoặc có bản đồ nhưng bản đồ khơng cập nhật tình trạng rừng và đất tại thời điểm giao đất; giao đất bỏ qua một số hoạt động ngoại nghiệp khi giao đất.

Việc đẩy mạnh công tác giao rừng, thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo rừng có chủ thực sự phù hợp với chủ trương của Đảng. Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là xu hướng hiện nay trong quản lý rừng ở nhiều nước trên thế giới, phù hợp với quy luật tất yếu, khách quan trong quản lý tài nguyên rừng. Công tác giao

rừng, thuê rừng có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương.

Thơng qua chính sách giao đất giao rừng người dân đã quan tâm nhiều hơn về công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra trên diện tích rừng và đất rừng được giao, phát hiện, ngăn chặn và phản ánh kịp thời các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, tình trạng phá rừng trái phép khơng xảy ra, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên diện tích rừng và đất rừng đã giao cho cộng đồng đã được hạn chế. Hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân trên diện tích rừng được giao ngày càng tốt hơn, tài nguyên rừng đã được bảo vệ phát triển tốt.

Chính sách giao đất giao rừng đã góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống của người dân, các hộ gia đình và cộng đồng đã được hưởng lợi từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ mơi trường rừng qua các năm bình quân mỗi hộ thu nhập tăng hơn 11 triệu đồng so với năm trước đó.Rừng được bảo vệ tốt hơn, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng được nâng lên rõ rệt, thay đổi quan niệm bảo vệ rừng, phát triển rừng là việc của các cơ quan Nhà nước như lâm trường, kiểm lâm, mà việc bảo vệ rừng, phát triển rừng là sự nghiệp của toàn dân. Đất rừng được sử dụng hiệu quả hơn, diện tích rừng có tăng lên thơng qua các hoạt động hỗ trợ hoạt động của dự án KfW10 và Viện nghiên cứu phát triển (CODE)

Rừng đã có chủ thật sự, thơng qua các hoạt động hỗ trợ sau giao đất giao rừng đã góp phần đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa nghề rừng, huy động các nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư buôn làng tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng, sử dụng tiềm năng lao động ở địa phương để bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã

hội, cải thiện đời sống người dân miền núi, xây dựng nông thôn mới.

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, thành lập thêm một số ban quản lý rừng phòng hộ. Điều này làm cho diện tích rừng có chủ tăng lên.

Ví dụ: Ngày 25 tháng 01 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm cơng khai vụ án hình sự thụ lý số: 01/2019/HS-ST ngày 07 tháng 01 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 01/2019/QĐXXST-HS ngày 11 tháng 01 năm 2019 đối với bị cáo:

Tháng 9 năm 2017, cán bộ Ban quản lý Dự án KFW10 phát hiện tại Tiểu khu 646 (thuộc thơn 4, xã H) có 4 khu vực rừng thuộc quản lý của dự án bị phát trái phép để làm nương rẫy. Quá trình khám nghiệm hiện trường, đã xác định: Khu rẫy 01 thuộc Khoảnh 3, 4 Tiểu khu 646, diện tích rừng bị thiệt hại 12.627m2, lâm sản thiệt hại 6,765m3 gỗ từ nhóm V đến nhóm VTI. Khu rẫy 02 thuộc Khoảnh 4 Tiểu khu 646, có diện tích 18.175m2, lâm sản thiệt hại 20,437m3 gỗ nhóm V đến nhóm VII. Khu rẫy 03 thuộc Khoảnh 4 Tiểu khu 646, có diện tích 16.500m2, lâm sản thiệt hại 17,265m3 gỗ nhóm V đến nhóm VII. Khu rẫy 04 thuộc Khoảnh 4 Tiểu khu 646, có diện tích 18.340m2, lâm sản thiệt hại 26,510m3 gỗ nhóm III đến nhóm VII.

Quá trình điều tra, xác định: Từ khoảng tháng 3 đến tháng 6 năm 2016, Hồ Văn H vào Tiểu khu 646 dùng rựa phát dọc theo Khe Dứa được 03 tấm rẫy (khám nghiệm hiện trường xác định là Khu rẫy 01, khu rẫy 02 và khu rẫy 3) nhưng mới phát thực bì, chưa cưa hạ những cây gỗ lớn. Đến khoảng tháng 5/2017, Hồ Văn H mượn cưa máy của người đàn ông tên T4 (không rõ lai lịch, là người khai thác gỗ trái phép ở khu vực này) cưa hạ những cây gỗ lớn trên diện tích 03 tấm rẫy đã phát. Vì trời mưa nhiều nên H khơng đốt được rẫy, đến tháng 9/2017 bị cán bộ dự án KFW10 phát hiện, yêu cầu dừng các

hành vi tác động vào khu vực rừng đã phát.

Ba khu rẫy do Hồ Văn H phát có tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 47.302m2 đều nằm trong Tiểu khu 646, khối lượng lâm sản thiệt hại là 44,467m3 gỗ từ nhóm V đến nhóm VII. Quyết định số: 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2020, thì Tiểu khu 646 xã Phước Hiệp được quy hoạch là rừng sản xuất, kiểu trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN). Khu vực này thuộc Dự án KfW10 huyện Phước Sơn quản lý.

Kết luận định giá tài sản số: 11/KL-ĐG ngày 05/6/2018 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Phước Sơn xác định: Giá trị lâm sản bị thiệt hại (44,467m3 gỗ) là 30.063.500 đồng, giá trị thiệt hại về môi trường là 90.190.500 đồng.

Số gỗ vật chứng của vụ án (44,467m3), do đã mục, khơng cịn giá trị sử dụng nên Cơ quan chức năng không thu gom mà tiến hành cắt nhỏ, bỏ tại hiện trường.

Con dao rựa dùng để phát rẫy, Hồ Văn H khai để ở trại rẫy tại Tiểu khu 646, Cơ quan điều tra đã truy tìm nhưng khơng có kết quả.

Ngồi ra, vào khoảng tháng 5/2017, Hồ Văn H, Lê Thị T1 (vợ H) và Nguyễn Thị T2 (con của T1) dùng rựa đi phát thực bì cho Lê Thị K (sinh năm 1996, trú: Thơn 4, xã H) được 01 tấm rẫy (khám nghiệm hiện trường xác định là khu rẫy có diện tích 18.340m2, lâm sản thiệt hại 26,510m3 gỗ nhóm III đến nhóm VII), với tiền công 170.000 đồng/ngày/người. Một người phát được 09 - 10 ngày công, việc Lê Thị K cùng với ai cưa hạ những cây gỗ lớn 03 người không biết. Do không đủ tiền trả công nên Lê Thị K cho H, T1 và T2 canh tác vụ đầu trên rẫy này. Gia đình Hồ Văn H đã đốt và trồng lúa. Ngày 28/8/2017, Lê Thị K bị bệnh, chết.

Tại bản Cáo trạng số: 16/CT-VKS ngày 06 tháng 8 năm 2018 và Công văn số: 03/VKS-HS ngày 02/01/2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam V/v giữ nguyên Cáo trạng truy tố đã truy tố bị cáo Hồ Văn H về tội “Hủy hoại rừng” theo điểm đ khoản 2 Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như: Phạm tội lần đầu chưa có tiền án tiền sự, là người dân tộc thiểu số trình độ học vấn thấp nên sự nhận thức về pháp luật cịn hạn chế, gia đình bị cáo khó khăn thuộc hộ nghèo, vợ khơng có việc làm thường xuyên đau ốm, con còn nhỏ nhưng đã khắc phục một phần hậu quả. Đề nghị áp dụng đ khoản 2 Điều 243; điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 65 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách cho phù hợp.

Áp dụng Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 584; Điều 589 Bộ luật Dân sự buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại về gỗ và môi trường cho Ban quản lý Dự án KFW10.

* Giao đất và sinh kế hộ

Một trong những mục tiêu cơ bản của giao đất là cải thiện sinh kế hộ. Báo cáo phân tích 3 khía cạnh chính có liên quan đến sinh kế của hộ, bao gồm (i) thu nhập của hộ từ nguồn đấtrừng được giao cho hộ và tiếp cận của hộ đối với đất đaivà các quyền với đất và rừng; (ii) công bằng trong thu nhập giữa các hộ trong cùng một cộng đồng và giữa các hộ khác nhauvề thành phần dân tộc (iii) thực thi các quyền đi kèm với đất được giao cho hộ và (iv) mâuthuẫn

đất đai do giao đất mang lại.

Thu nhập và tiếp cận với đất đai của hộ: Tại Quảng Nam, giao đất, giao rừng đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cộng đồng tham gia vào cơng

tácquản lý rừng và làm chủ các khu rừng, được hưởng lợi từ rừng, góp phần cải thiện sinh kế,giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo. Tại một số địa bàn thuộc Quảng Nam, thực hiện giao đất, giao rừng đã tạo được nguồn thu trực tiếp cho hộ gia đình thơng qua nguồngỗ được khai thác từ rừng tự nhiên và đầu tư của các hộ vào đất rừng.Thực thi các quyền trên đất được giaođất, giao rừng kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực về kinh tế, mơi trường và xã hội của vùngcao, đặc biệt là những vùng quê nghèo. Tuy nhiên ở nhiều nơi sau khi giao đất được thựchiện, nhiều hộ gia đình được nhận đất nhưng lại khơng có điều kiện đầu tư vào đất đai dovậy không được hưởng lợi từ giao đất giao rừng. Nói cách khác, các quyền được giao cho hộkhơng chuyển được thành lợi ích kinh tế. Điều này có nghĩa rằng giao đất, giao rừng đã khơng đạt mụctiêu đề ra, ở tại một số ít địa phương.

Tại một thôn người Dao của tỉnhQuảng Nam, do hạn chế về nguồn lực để đầutư vào đất những hộ gia đình nghèo đã chuyểnnhượng một phần hoặc tồn bộ diện tích đất được giao của mình cho các hộ khá giả trongcùng cộng đồng hoặc cho những người bên ngoài cộng đồng. Điều này đã làm xuất hiện thịtrường đất đai (xem chi tiết ở phần phía dưới), tuy nhiên cũng làm cho các hộ nghèo khơngcịn đất canh tác. Giao đất, giao rừng với mục đích tạo ra sự rõ ràng trong hưởng lợi và sử dụng đất đã phần nào làm ảnh hưởng tiêucực đến các quyền truyền thống của cộng đồng.

Những phân tích trên đây đã chỉ ra rằng giao đất, giao rừng tác động đến sinh kế hộ theo cách khác nhau.Tại một số địa phương của tỉnh Quảng Nam, giao đất, giao rừng đã góp phần cải thiện sinh kế cho hộ nhận đất. Ở một số nơikhác, giao đất, giao rừng gây ra những bất lợi cho các hộ nghèodo các hộ này hạn chế về lao động hoặcdo hạn chế tạo ra bởi thiết chế truyền thống của cộng đồng đối với những người mới nhậpcư. Giao đất, giao rừng được thực hiện trong điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị

củatừng địa phương và các yếu tố đặc thù này góp phần khơng nhỏ trong việc hình thànhkếtquả của chính sách. Phần tiếp theo sẽ thảo luận về tác động của giao đất đối với độ che phủvà chất lượng rừng.

Công tác giao đất cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thu được một sốkết quả đáng khích lệ. Huy động được nguồn vốn, lao động của các cá nhân, hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp nông, lâm sản phát triển.Đảm bảo cho tổ chức, hộ gia đình n tâm đầu tư sản xuất. Góp phần sử dụnghiệu quả tiềm năng về đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phầnxóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội.

- Tồn bộ diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đã được giao đất, cho thuê đất vàcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các tổ chức, hộ gia đình cánhân yên tâm đầu tư quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua việc giao đất lâmnghiệp đất được quy chủ, người dân được thực hiện nhận khốn bảo vệ rừng, thực hiệnchính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã hạn chế được tình trạng cháy rừng, phárừng, khai thác rừng trái phép, rừng được bảo vệ tốt hơn.

2.2.4. Một số hạn chế, bất cập về giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình tại tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)