Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnhQuảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 48)

đình tại tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh QuảngNam Nam

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A [64].

- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. - Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum.

- Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum. - Phía Đơng giáp: Biển Đơng.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Tồn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nơng Sơn, Duy Xun, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi

Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn [64] [65].

Phía đơng có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Tóm lại, Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng [64].

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 68.100 tỷ đồng, tăng 8,11% so với năm 2017 (bình quân 3 năm (2016-2018) tăng 13,1%; vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nơng - lâm - thuỷ sản cịn 12%, khu vực công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ 88%, trong đó cơng nghiệp xây dựng 36,8%. GRDP bình qn đầu người hơn 61 triệu đồng/người [65].

Ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng gần 13,3%, bình quân 3 năm tăng gần 15,3%; trong đó cơng nghiệp tăng gần 14%; ngành dịch vụ hơn 6,3%, bình quân 3 năm tăng 13,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hơn 49.800 tỷ đồng, tăng gần 1,4 lần so năm 2016; hoạt động du lịch tăng trưởng khá, tổng lượt khách tham quan, lưu trú trên 6,5 triệu lượt, tăng 21,5%, bình quân 3 năm tăng 19%/năm [65].

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, tăng trưởng 4,28%, bình quân 3 năm tăng 3,8%/năm. Sản xuất nông nghiệp năm 2018 được mùa, năng suất lúa đạt 53,6 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha; sản lượng đạt trên 462 nghìn tấn, tăng 01 nghìn tấn so với năm 2017. Chăn nuôi gia súc,

gia cầm nhìn chung ổn định, ít xảy ra dịch bệnh [65].

Đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,38%, vượt kế hoạch đề ra.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 23.741 tỷ đồng, tăng 20,66% so với dự tốn; trong đó thu nội địa hơn 19.131 tỷ đồng, tăng 23,62% so với dự toán. Thu xuất nhập khẩu hơn 4.405 tỷ đồng, tăng 4,88% so với dự tốn (tính đến ngày 31/12/2018) [65].

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương hơn 18.917 tỷ đồng, tăng 7% so với dự tốn; trong đó, chi thường xun 11.740 tỷ đồng, tăng 2% dự toán, chi đầu tư phát triển 4.420 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động năm 2018 gần 48.970 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm.

Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, chương trình nơng thơn mới, giảm nghèo đạt được một số kết quả.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh đã sắp xếp, ổn định dân cư cho 1.860 hộ, đạt 65,6% kế hoạch. Đến nay, bình qn số tiêu chí đạt chuẩn nơng thơn mới (NTM) là 13,51 tiêu chí/xã, tăng 0,4 tiêu chí/xã so với năm 2017, trong đó các xã miền núi bình qn đạt 10,02 tiêu chí/xã; khơng cịn xã dưới 5 tiêu chí, đến cuối năm 2018, có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2018 là 86 xã, đạt tỷ lệ 42,15%. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo, chính sách khuyến khích thốt nghèo bền vững. Trong năm đã giảm được 6.575 hộ nghèo (tỷ lệ giảm 1,71%); số hộ nghèo của tỉnh còn 31.537 hộ (tỷ lệ 7,57%) [66].

Quản lý tài nguyên, môi trường được quan tâm, cơng tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh; sửa đổi, bổ sung Bảng giá

đất trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2015-2019. Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân các xã Vùng Đông. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, khu du lịch. Hoàn thành 02 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp: Đông Quế Sơn và KCN cơ khí ơ tơ Chu Lai Trường Hải; nâng số lượng các KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải lên 06/07 KCN (tỷ lệ 85,7%) [67].

Tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp lập lại kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, lâm sản nhất là cát, sỏi trên sông Vu Gia, Thu Bồn; triển khai phương án kiểm tra, truy quét các địa bàn trọng điểm về tài nguyên lâm sản, khoáng sản. Ưu tiên giải quyết các tồn tại, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch các dự án trọng điểm, dự án vùng Đông Nam và ven biển.

Các vấn đề về văn hóa, xã hội được tập trung giải quyết. Trong năm 2018, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra nhân sự kiện và các ngày lễ như hoạt động mừng Đảng, đón Xuân; kỷ niệm 21 năm tái lập tỉnh và 43 năm ngày Giải phóng Quảng Nam. Tổ chức thành công các hoạt động và lễ hội nổi bật như: Lễ hội Văn hóa - Thể thao các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX và Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III, những ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam và giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 16. Phối hợp tổ chức thành công nhiều giải thể thao truyền thống; giải Bóng chuyền nữ quốc tế cúp VTV9 Bình Điền lần thứ XII và Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứ VIII [65].

Năm học 2017-2018 đảm bảo đúng kế hoạch, chất lượng mũi nhọn tiếp tục được duy trì và đạt được những kết quả cao tại các kỳ thi khu vực và toàn quốc. Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình, đã cơng

nhận 9 trường đạt chuẩn quốc gia; nâng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh lên 492 trường, đạt tỉ lệ 60%. Tiếp tục thực hiện phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, chú trọng cơng tác khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Triển khai thực hiện các đề án, chương trình hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ đối với ngành cơng nghiệp hỗ trợ cơ khí ơ tơ, hỗ trợ ngành dệt may.

Thực hiện tốt chính sách người có cơng và an sinh xã hội; tập trung giải quyết hồ sơ chế độ chính sách tồn đọng, nâng cao chất lượng phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có cơng. Đến nay, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa hồn thành 25.971 ngơi nhà, đang xây dựng 1.220 nhà theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt tỷ lệ hơn 92,4% so với kế hoạch [64] [65].

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng y tế, mở rộng qui mô giường bệnh, phát triển một số kỹ thuật y tế chun sâu; cơng tác phịng, chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm được kiểm sốt tốt nên hạn chế được các dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch bệnh lây lan.

2.2.1.3. Hiện trạng đất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên là 608.391 ha. Năm 2017, tồn tỉnh có 427.302,3 ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm trên 70% diện tích tự nhiên). Có 301.751,8 ha có rừng (trên 48% diện tích tự nhiên), trong đó có 149.192,0 ha rừng tự nhiên, 152.559,8 ha rừng trồng. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng cịn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha [64].

Bảng 2.1. Diện tích rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2018 Diện tích Theo mục đích sử dụng rừng Nguồn gốc rừng Rừng Rừng Năm rừng hiện Rừng Rừng tự Rừng đặc phịng sản xuất nhiên trồng dụng hộ 2014 280.395,5 24.861,1 117.009,3 138.525,1 165.453,5 114.942,0 2015 289.314,8 22.540,4 114.412,7 152.361,7 161.655,6 127.655,6 2016 291.297,6 23.424,5 98.922,3 168.950,8 155.870,7 135.426,9 2017 301.751,8 22.920,1 98.477,4 180.261,3 149.192,0 152.559,8 2018 314.216,2 22.365,2 97.163,4 194.687,6 149.005,2 165.211,0

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam Trong phần diện tích đã được giao, hộ gia đình, cá nhân, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế nắm phần lớn diện tích; các tổ chức liên doanh, tổ chức 100% vốn nước ngồi và cộng đồng được giao diện tích nhỏ. Hình 2.1 thể hiện tỷ lệ phần diện tích được giao cho các nhóm sử dụng. Trong diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các nhóm đối tượng sử dụng, diện tích đất hiện đang được hộ gia đình và cá nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (37% trong tổng số, tương đương với gần 116.259,92ha). Khoảng 70% diện tích đất lâm nghiệp mà hộ gia đình và cá nhân được giao sử dụng là đất rừng sản xuất, còn lại (gần 30%) là đất rừng phòng hộ [14].

Hình 2.1. Cơ cấu giao rừng cho các chủ thể Cộng đồng Tổ chức khác 4% 7% UBND xã Hộ gia đình, cá nhân 5% 37% Cơ quan nhà nước 28% Tổ chức kinh tế 29 %

Các tổ chức thuộc Nhà nước, chủ yếu là các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng hiện đang được giao khoảng 103.691,34 ha, chiếm 33% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được giao. Tuy nhiên, khác với phần diện tích đất được giao cho hộ gia đình và cá nhân, diện tích đất được giao cho các cơ quan Nhà nước, UBND chủ yếu là đất rừng phòng hộ (44%) và đất rừng đặc dụng (39%); diện tích đất rừng sản xuất chỉ chiếm 17%. Nói cách khác, hầu hết các diện tích đất rừng phịng hộ và rừng đặc dụng hiện đang được giao cho các tổ chức thuộc Nhà nước [14] [64].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)