Hoạt động của chứng minh trong điều tra vụ án tha mô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 41)

Thu thập chứng cứ là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng của chứng minh tội phạm trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng. Thu thập chứng cứ là việc cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp và phương pháp theo quy định của pháp luật để phát hiện, thu giữ và bảo quản những thông tin, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. Kết quả của giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự nói chung và vụ án tham ơ tài sản nói riêng. Bởi vì, chứng cứ là những sự vật, hiện tượng tồn tại một cách khách quan, dễ bị biến đổi dưới tác động của mơi trường do đó việc phát hiện, thu giữ chứng cứ phải được tiến hành nhanh chóng.

Trên thực tế, thu thập chứng cứ bao gồm các hoạt động cụ thể là: phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Phát hiện chứng cứ là việc cơ quan có thẩm quyền bằng các biện pháp hợp pháp tìm ra những tài liệu, dấu vết, sự việc, hiện tượng chứa đựng thông tin phản ánh bản chất, có giá trị chứng minh vụ án tham ô tài sản. Chứng cứ trong vụ án tham ô tài sản được chứa đựng bởi nhiều nguồn khác nhau được tồn tại dưới hai hình thức là trong môi trường vật chất và trong ý thức của con người. Vì vậy, muốn phát hiện nơi lưu giữ chứng cứ như hiện trường, vật chứng, con người cụ thể thì cần sử dụng các phương tiện, biện pháp thu thập khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của từng loại chứng cứ.

Ghi nhận chứng cứ là việc mô tả, ghi chép, chuyển tải những thơng tin có liên quan đến vụ án từ các nguồn lưu giữ thông tin về vụ án tham ô tài sản để đưa vào hồ sơ vụ án làm chứng cứ để chứng minh, đó là những thơng tin được ghi nhận dưới dạng văn bản theo quy định của pháp luật như biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám xét, lấy lời khai, hỏi cung, đối chất… Việc ghi nhận chứng cứ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, phản ánh các đặc tính của chứng cứ. Chứng cứ được ghi nhận phải được mô tả đầy đủ, khách quan, tránh lồng ghép ý kiến chủ quan của ĐTV, cán bộ điều tra làm giảm đi tính khách quan của chứng cứ thu thập được.

Thu giữ chứng cứ là một trong những hoạt động của quá trình thu thập chứng cứ, là hoạt động tiến hành để phục vụ cho việc giải quyết vụ án cũng như chứng minh tội phạm. Thu giữ chứng cứ là biện pháp quan trọng để thu thập chứng cứ. Thu giữ chứng cứ chính là việc tách đối tượng nguyên mẫu như đồ vật, dấu vết… mang thông tin chứng cứ ra khỏi môi trường xung quanh. Có rất nhiều dạng thu thập chứng cứ như: thu thập dấu vết, in sao dấu vết, đúc khuôn dấu vết, thu thập dữ kiện từ nguồn dữ liệu điện tử… Trong vụ án tham ô tài sản, hoạt động thu giữ thường tập trung chủ yếu vào các tài liệu, giấy tờ, thiết bị, phương tiện điện tử được sử dụng vào hoạt động phạm tội.

Song song với việc ghi nhận, thu thập chứng cứ, việc bảo quản chứng cứ cũng cần được tiến hành ngay từ khi phát hiện, thu giữ chứng cứ ngay tại hiện trường, trong quá trình điều tra… nhằm giải quyết đúng đắn các vụ án. Bảo quản chứng cứ là hoạt động giữ cho chứng cứ được bảo vệ tính ngun vẹn, khơng làm mất mát, biến dạng hay sai lệch, đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc bảo quản chứng cứ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật TTHS để bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Mỗi loại chứng cứ khác nhau đều có cách bảo quản riêng, phù hợp với đặc điểm, thuộc tính của loại chứng cứ đó. Đối với vật chứng thì phải thu thập và bảo quản theo quy định tại Điều 90 BLTTHS năm 2015.

Đối với vụ án tham ô tài sản, việc thu thập chứng cứ diễn ra rất khó khăn, chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng quy định trong BLTTHS để ghi nhận đầy đủ những thông tin về vụ việc phạm tội và kịp thời thu giữ vật chứng. Trong thời gian qua đối với các vụ án tham ô tài sản xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan CSĐT, Cơ quan ANĐT - Cơng an TP. Hồ Chí Minh thường áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ như sau:

Tiến hành khám xét: khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm theo quy định của BLTTHS. Việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc của người thực hiện hành vi tham ô tài sản là vô cùng quan trọng, bởi

lẽ vật chứng của người thực hiện hành vi phạm tội thường tìm thấy ở cơ quan, ở nơi ở của người đó.

Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án. Phương pháp thu thập chứng cứ này là lấy lời khai, được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn điều tra nhằm thu thập các chứng cứ của vụ án tồn tại dưới hình thức phản ánh ý thức con người để kiểm tra lại tính xác thực của những thơng tin mà họ cung cấp trước đây.

Tiến hành các hoạt động điều tra khác như: Hỏi cung bị can; khám nghiệm hiện trường; trưng cầu giám định; định giá tài sản; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin tài liệu, dữ liệu điện tử…, trường hợp cần thiết thì tổ chức đối chất làm sáng tỏ vụ án trong giai đoạn điều tra.

Như vậy, khi thu thập chứng cứ trong vụ án tham ơ địi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải có kiến thức chun mơn về nghiệp vụ, linh hoạt trong áp dụng các chiến thuật, thủ thuật phù hợp…

1.3.2 Kiểm tra chứng cứ

Để có được chứng cứ có giá trị chứng minh, phải kể đến công tác kiểm tra chứng cứ thông qua việc xem xét từng chứng cứ thu thập được như: lời khai của đối tượng tình nghi, lời khai của bị hại, người làm chứng, …; biên bản hỏi cung bị can; biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định, định giá tài sản… xem chứng cứ ấy có phù hợp với hiện thực khách quan, có thể xảy ra trên thực tế hay khơng. Các chứng cứ có liên quan với nhau, liên quan đến tình tiết vụ án hay khơng. Việc thu thập các chứng cứ ấy do ai thu thập, có đúng trình tự, thủ tục của BLTTHS hay không...

Kiểm tra chứng cứ là một trong những nội dung của hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng. Chứng cứ là phương tiện duy nhất trong tất cả các vụ án hình sự, sau khi thu thập chứng cứ, CQĐT sẽ tiến hành kiểm tra chứng cứ, khơng nên quan niệm một cách máy móc rằng thu thập chứng cứ và kiểm tra chứng cứ là hai bước độc lập, tách rời nhau, trái lại phải coi đây là hai bước có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra chứng cứ trong

vụ án tham ô tài sản là hoạt động của các cơ quan THTT trên cơ sở các quy định của pháp luật TTHS để xác định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của các đồ vật, tài liệu đã được thu thập. Hay kiểm tra chứng cứ được hiểu là việc xác định tính hợp pháp, tính xác thực và tính liên quan đến vụ án, mức độ phản ánh chính xác của chứng cứ về những vấn đề phải chứng minh, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng.

Trong vụ án hình sự các cơ quan THTT thu thập rất nhiều các đồ vật, tài liệu, nhưng không phải tất cả chúng đều có giá trị chứng minh sự thật của vụ án, chỉ có các thơng tin, tài liệu có đủ ba thuộc tính trên thì mới được coi là chứng cứ. Các cơ quan THTT chỉ được phép dựa vào những chứng cứ được thu thập đã qua kiểm tra để ban hành các quyết định xử lý đúng quy định. Như vậy, khi chứng minh vụ án tham ô tài sản, kiểm tra chứng cứ bao gồm: phân tích thơng tin thu thập được có đáp ứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ hay khơng; phân tích, nghiên cứu nguồn chứng cứ nhằm xác định mức độ tin cậy của nó; so sánh đối chiếu nguồn chứng cứ đang được kiểm tra với các nguồn chứng cứ, các chứng cứ khác được thu thập trong vụ án…

Chủ thể tiến hành kiểm tra chứng cứ là ĐTV, KSV và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Khi kiểm tra chứng cứ, các chủ thể phải kiểm tra tổng hợp chứng cứ, kiểm tra các nguồn chứng cứ một cách riêng lẻ trong mối quan hệ với các chứng cứ khác trong vụ án, khi kiểm tra chứng cứ nếu thấy chứng cứ chưa đủ thì CQĐT, VKS phải tìm kiếm chứng cứ mới để phục vụ cho hoạt động chứng minh vụ án. Mặt khác, khi kiểm tra toàn bộ chứng cứ mà phát hiện thấy những chứng cứ đã thu được có mâu thuẫn với nhau hoặc chưa thể làm rõ được yêu cầu đặt ra của vụ án thì phải tìm thêm những chứng cứ mới để làm rõ và giải quyết vấn đề đó.

Tóm lại, kiểm tra chứng cứ trong vụ án tham ô tài sản là việc các chủ thể có thẩm quyền THTT nghiên cứu, xem xét các chứng cứ đã thu được để xác định tính

khách quan, tính liên quan và hợp pháp trong từng chứng cứ so với yêu cầu chứng minh.

1.3.3. Đánh giá chứng cứ

Sau khi thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, thì đánh giá chứng cứ cũng rất quan trọng đối với hoạt động chứng minh. Nhằm mục đích xác định ý nghĩa và cách thức sử dụng chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Đánh giá chứng cứ phải giải quyết được những vấn đề sau: một là, tính chất, ý nghĩa, mối quan hệ giữa chứng cứ này với chứng cứ khác có trong vụ án; hai là, trong tổng thể chứng cứ thu thập được, chứng cứ này có ý nghĩa gì đối với việc xác định sự thật vụ án và có đáp ứng được những điều kiện cần và đủ để giải quyết vụ án hay không.

Thực tiễn điều tra các vụ án tham ô tài sản xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan CSĐT, Cơ quan ANĐT thường tiến hành đánh giá chứng cứ cụ thể như sau:

Đánh giá từng chứng cứ: nghiên cứu, phân tích, xem xét từng tài liệu, thông tin thu thập được để kiểm tra độ tin cậy, cũng như các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ. Thông thường trong các vụ án nêu trên, khi thu thập chứng cứ, đầu tiên luôn phải kiểm tra việc thu giữ các vật chứng là công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có được thu giữ theo đúng quy định của pháp luật hay không. Cụ thể là cơng cụ, phương tiện đó có phải là phương tiện mà chủ thể đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội hay khơng, các cơng cụ, phương tiện đó có được lập biên bản theo đúng quy định không, trong biên bản đã mô tả đầy đủ, chính xác các đặc điểm của vật chứng chưa, có thể hiện phương pháp thu giữ vật chứng hay không, tiếp theo, có thể đánh giá thuộc tính khách quan và liên quan của chứng cứ đã thu thập được.

Đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ: đây là việc so sánh, đối chiếu toàn bộ các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án để xác định mức độ tương quan, phù hợp của chúng; xem nó đã đủ và cần thiết để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án tham ô tài sản. Sự phù hợp ở đây được hiểu là sự tương ứng giữa các tình tiết liên quan đến vụ án do các chứng cứ xác định.

Qua quá trình đánh giá chứng cứ nếu xét thấy cần thiết phải thu thập thêm chứng cứ mới nhằm làm sáng tỏ chứng cứ đã thu được trước đó, thì CQĐT phải tiến hành tìm kiến, thu thập thêm những chứng cứ mới. Việc thu thập chứng cứ mới phải đảm bảo kết luận chính xác về những vấn đề cần phải chứng minh của vụ án đã được xác định.

Bất cứ chứng cứ nào thu thập được cũng phải kiểm tra, đánh giá lại một cách thận trọng, khách quan, toàn diện trước khi sử dụng. Đây là vấn đề mang tính bắt buộc đối với mọi vụ án hình sự nói chung, đối với vụ án tham ơ tài sản nói riêng.

Đánh giá chứng cứ khi chứng minh các vụ án tham ô tài sản là quá trình các chủ thể có thẩm quyền nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu nhằm xác thực, xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ đã được thu thập làm căn cứ cho việc chứng minh tội phạm và giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Tóm lại, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các vụ án tham ô tài sản là quá

trình tư duy của những người THTT bằng cách quan sát, xem xét, phân tích, so sánh đối chiếu những chứng cứ đã thu thập được để xác định các thuộc tính của chứng cứ và giá trị chứng minh của chứng cứ so với yêu cầu chứng minh tội phạm, làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án tham ô tài sản.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn tác giả đi sâu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản và các vấn đề có liên quan đến chứng minh vụ án hình sự. Về khái niệm, tác giả đưa ra khái niệm về chứng minh trong điều tra vụ án tham ơ tài sản: đó là trình tự các bước nhận thức các sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ án tham ô tài sản do Cơ quan CSĐT, Cơ quan ANĐT và chủ thể khác có thẩm quyền tiến hành thông qua việc áp dụng các phương tiện, biện pháp hợp pháp để thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục luật định để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Về đặc điểm chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản, tác giả phân tích làm rõ các đặc điểm chứng minh trong vụ án dân sự, hành chính, hình sự, làm rõ đặc điểm chứng minh trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và làm nổi bật đặc điểm chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản. Chương 1 luận văn nêu được mục đích và ý nghĩa của chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản ở Việt Nam. Luận văn chỉ rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự nói chung và vụ án tham ơ tài sản nói riêng. Về nội hàm của chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản: tác giả đi sâu vào phân tích việc thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Chứng minh trong điều tra vụ án tham ơ tài sản phải đảm bảo tồn diện, đầy đủ và theo đúng quy định của pháp luật.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN THAM Ô TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)