Quy định của pháp luật về chứng minh trong điều tra vụ án tha mô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 55)

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Quy định của pháp luật về chứng minh trong điều tra vụ án tha mô tài sản

VỤ ÁN THAM Ô TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Quy định của pháp luật về chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản tài sản

2.1.1. Quy định về thu thập chứng cứ

Điều 88 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng có quyển tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

…5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà KSV không trực tiếp kiểm sát theo… Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điểu 133 của Bộ luật này.”

Việc thu thập chứng cứ phải được tiến hành khách quan, toàn diện, tránh thu thập chứng cứ phiến diện, một chiều sẽ dẫn đến tình trạng chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà không thu thập chứng cứ gỡ tội, dẫn đến sai lầm trong đánh giá chứng cứ. Đặc biệt sẽ dẫn đến việc nhận định toàn bộ nội dung vụ án đi theo hướng khác không đúng với sự kiện phạm tội đã xảy ra, người vơ tội có thể trở thành người có tội và ngược lại người có tội thì nhởn nhơ ngồi vòng pháp luật, dẫn đến hệ lụy trong hoạt động điều tra của toàn bộ các giai đoạn tố tụng tiếp theo.

Để thu thập chứng cứ, tùy theo giai đoạn tố tụng, cơ quan có thẩm quyền THTT có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS. Để thu thập chứng cứ, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền thực hiện các hoạt động điều tra như: hỏi cung bị can theo Điều 183, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo Điều 186, 188… BLTTH; tiến

hành khám xét, thu giữ, tạm giữ, đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo Điều 194, 196, 197… BLTTHS; khám nghiệm hiện trường; xem xét dấu vết trên thân thể; đối chất; nhận dạng; nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra; giám định, định giá tài sản; áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của BLTTHS.

BLTTHS năm 2015 quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ, gồm: gặp thân chủ, bị hại, người làm chứng, những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên quan đến việc bào chữa. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

BLTTHS 2015 quy định việc tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền, khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp, cơ quan có thẩm quyền THTT phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của BLTTHS.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà KSV không trực tiếp kiểm sát theo quy định của BLTTHS thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho VKS cùng cấp để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng khơng q 15 ngày.

Đối với vụ án tham ơ tài sản, q trình thu thập chứng cứ cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 88 BLTTHS năm 2015. Việc thu thập chứng cứ trong vụ án tham ô tài sản cần đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng người thực hiện hành vi phạm tội xóa bỏ chứng cứ. CQĐT trong vụ án tham ô tài sản thường thực hiện các hoạt động điều tra, như khám xét, thu giữ, tạm giữ, đồ vật, tài liệu; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện

trường, trưng cầu giám định, định giá tài sản, công tác phục hồi khai thác phương tiện, dữ liệu điện tử…

2.1.1.1. Thu thập chứng cứ đối với bị can

Thu thập chứng cứ đối với bị can là một trong những biện pháp TTHS quan trọng, được quy định tại BLTTHS hiện hành. Thu thập chứng cứ đối với bị can bao gồm việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can, triệu tập, hỏi cung bị can và ghi biên bản hỏi cung bị can.

Thực tế hoạt động TTHS cho thấy, trong nhiều trường hợp người bị khởi tố bị can đang giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức hoặc hành vi phạm tội gắn liền với chức vụ, quyền hạn của họ. Quá trình chứng minh nếu để họ giữ nguyên chức vụ sẽ gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra hoặc không kịp thời ngăn chặn tội phạm. BLTTHS 2015 đã giải quyết vấn đề này bằng cách quy định việc tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm tại Điều 181: “Khi xét thấy việc bị can tiếp tục

giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can…”.

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản khi mà chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người có chức vụ quyền hạn và lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để vi phạm pháp luật.

Một trong những phương pháp nhằm thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng là lấy lời khai của bị can, người bị tạm giữ, bị hại… Đối với các trường hợp bị can được tại ngoại thì khi có u cầu, CQĐT triệu tập bị can để làm việc, trường hợp bị can vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì ĐTV có thể ra quyết định áp giải. Trong trường hợp cần thiết, BLTTHS năm 2015 cũng cho phép KSV có thể triệu tập bị can. Trong nhiều vụ án tham ô tài sản, bị can sau khi khởi tố cũng được cho tại ngoại trong quá trình điều tra, việc triệu tập bị can được thực hiện theo quy định chung tại Điều 182 BLTTHS năm 2015.

Hỏi cung bị can là biện pháp tố tụng mà CQĐT áp dụng công khai, trực tiếp đối với bị can nhằm thu thập, củng cố chứng cứ làm rõ về hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm cũng như những tình tiết khác phục vụ cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. Hỏi cung bị can là một biện pháp phát hiện, thu thập chứng cứ trong TTHS, được tiến hành bằng cách đặt câu hỏi để bị can trả lời và ghi nhận lại thơng qua việc ghi âm, ghi hình có âm thanh, trong biên bản hỏi cung bị can. Hỏi cung bị can là hoạt động tố tụng đặc trưng sau khi Cơ quan có thẩm quyền đã bắt được người có hành vi phạm tội. Hỏi cung bị can có ý nghĩa lớn trong việc điều tra, xác định sự thật khách quan của vụ án. Đây là một biện pháp điều tra của ĐTV, KSV và những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, điều tra công khai trực diện với bị can để phát hiện, thu thập chứng cứ làm rõ sự thật vụ án. Do đó, về thời gian, việc hỏi cung bị can do ĐTV tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Về địa điểm, có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định trước khi hỏi cung bị can, ĐTV phải thông báo cho KSV và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, KSV tham gia việc hỏi cung bị can. Quy định này, một mặt vừa đảm bảo hoạt động hỏi cung bị can được kiểm sát chặt chẽ bởi VKS, mặt khác bảo đảm quyền bào chữa của bị can. Sự có mặt của KSV và người bào chữa sẽ tránh được những vi phạm quyền của bị can. Điều luật cho thấy quan điểm của nhà làm luật hướng đến bảo đảm quyền của bị can. Quy định này sẽ phát huy tác dụng, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong TTHS của Nhà nước Việt Nam khi được thi hành đúng đắn, công tâm.

Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, ĐTV phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của BLTTHS năm 2015, việc này phải ghi vào biên bản. Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và khơng để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình. Khơng hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp khơng thể trì hỗn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Hỏi cung bị can là hoạt động TTHS có ý nghĩa quan trọng, biên bản hỏi cung là nguồn chứng cứ trong TTHS nên phải bảo đảm các thuộc tính của chứng cứ mới có giá trị chứng minh. Vì vậy, mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản để ghi lại tồn bộ q trình hỏi cung bị can. Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 BLTTHS năm 2015; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm ĐTV, cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can. Việc hỏi cung được quy định thêm bằng hình thức ghi âm, ghi hình có âm thanh. Đây là một điểm mới tiến hộ thể hiện nguồn chứng cứ không chỉ được thu thập ở lời khai mà còn phải được thu thập ở một số hình thức tố tụng khác, miễn sao hình thức thu thập khơng trái với các quy định của pháp luật.

Trong vụ án tham ô tài sản, việc hỏi cung bị can cũng như biên bản hỏi cung cũng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, là nguồn chứng cứ để chứng minh, làm rõ hành vi phạm tội của người tham ô tài sản. Hỏi cung bị can phải làm rõ được hành vi phạm tội của bị can, những mâu thuẫn trong lời khai của bị can cần phải được phân tích làm rõ. Đối với bị can thực hiện hành vi phạm tội tham ơ tài sản thì trong q trình hỏi cung, người hỏi cung phải có chiến thuật hỏi cung cũng như phải có kiến thức về chun mơn, nghiệp vụ của bị can, phải biết nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục, sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh với bị can để làm rõ những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án. Hỏi cung bị can là một biện pháp không thể thiếu trong chứng minh vụ án tham ô tài sản trong giai đoạn điều tra. ĐTV vừa thu thập, vừa kiểm tra và đánh giá những chứng cứ đồng thời sử dụng những chứng cứ đã thu thập được để đấu tranh làm cho bị can thay đổi thái độ, ý thức trong việc khai báo.

2.1.1.2. Thu thập chứng cứ đối với những người tham gia tố tụng khác

Lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự là biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng trong TTHS. Lời khai, lời trình bày của những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, bị hại, đương sự… là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự là hoạt động điều tra nhằm phát hiện, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ để góp phần đánh giá một cách khách quan, toàn diện vụ án.

Lấy lời khai người làm chứng được quy định cụ thể tại Điều 186 BLTTHS năm 2015 là một trong những biện pháp tố tụng được tiến hành bởi ĐTV, cán bộ điều tra hoặc KSV, bằng cách gặp trực tiếp người làm chứng để hỏi về những thông tin về các tình tiết của vụ án hình sự hoặc về người thực hiện hành vi phạm tội để thu thập những thông tin cần thiết cho việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự.. Việc hỏi và khai báo được thể hiện trong biên bản lấy lời khai, để bảo đảm thông tin người làm chứng cung cấp được coi là chứng cứ thì theo quy định của BLTTHS năm 2015 trước hết, việc lấy lời khai phải được thực hiện theo đúng trình tự mà BLTTHS năm 2015 quy định. Việc lấy lời khai người làm chứng phải được lập biên bản và bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định chung về biên bản điều tra.

Trong quá trình giải quyết vụ án, cùng với việc triệu tập, lấy lời khai người làm chứng, cơ quan có thẩm quyền điều tra, VKS còn phải triệu tập, lấy lời khai của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… để phát hiện, thu thập chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

Lời khai của những người tham gia tố tụng này là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho ĐTV, KSV hoạch định được phương hướng điều tra đúng đắn, đúc kết những lời khai thu thập được với nhau, phân tích, đánh giá lời khai nào là phù hợp với diễn biến, tình hình vụ án, lời khai nào chỉ mang tính hỗ trợ cho q trình điều tra. Lời khai thể hiện chứng cứ phi vật chất, được lưu giữ trong ý thức của con người, được con người lưu giữ trong bộ não nên lời khai cũng bị điều khiển bởi ý thức chủ quan của con người nên tính khách quan trong lời khai của những thông tin mà họ nhận thức được cũng sẽ bị chi phối bởi trạng thái tâm lý, mối quan hệ với người tham gia tố tụng trong vụ án, các mối quan hệ xã hội, lợi ích các nhân… cho nên khi lấy lời khai của những người tham gia tố tụng này, ĐTV phải thật thận trọng trong việc ghi chép các thông tin, sử dụng các biện pháp hỏi ngắn gọn, xúc tích, nội dung hỏi khơng q dài hay quá ngắn, hỏi không đi vào trọng tâm, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng điều tra.

Đối với vụ án tham ô tài sản, chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn, giữ những chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… những người này có trình độ cao và có khả năng chun sâu trong các lĩnh vực tài chính, kế tốn, ngân hàng, xây dựng… nên họ có khả năng che giấu rất kỹ hành vi phạm tội của mình, họ có khả năng ảnh hưởng lớn đến cán bộ dưới quyền. Bên cạnh đó, việc thực hiện hành vi tham ô tài sản thường liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận, khâu hoạt động khác nhau và thường được che đậy bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, khó phát hiện… Vì vậy, việc lấy lời khai của những người tham gia tố tụng khác là rất cần thiết, thông qua hoạt động này, người THTT có thể nắm được diễn biến của hành vi phạm tội, biết được các mối quan hệ, tính cách của bị can… để từ đó xác định phương hướng, kế hoạch điều tra tiếp theo.

2.1.1.3. Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

Một trong những biện pháp thu thập chứng cứ trong chứng minh vụ án hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)