Số vụ án Viện kiểm sát truy tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

Số vụ VKS truy tố Tổng số vụ án tại VKS

Nguồn: Báo cáo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tuy số lượng vụ án tham ô tài sản xảy ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khơng nhiều nhưng tính chất, quy mơ của loại tội phạm này lớn, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, các đối tượng phạm tội ln tìm mọi cách để cản trở, gây khó khăn cho hoạt động chứng minh của Cơ quan CSĐT - Cơng an TP. Hồ Chí Minh. Số lượng các vụ án và bị can được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngày càng nhiều và có xu hướng tăng dần theo các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện, khởi tố vụ án tham ơ tài sản vẫn cịn thấp so với tình hình kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm chung trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ khám phá, chứng minh được tội phạm, kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho VKS đề nghị truy tố đạt 68.57%; tỷ lệ án VKS ban hành Cáo trạng chuyển hồ

sơ truy tố qua Tòa án đạt gần 74.2%; tuy nhiên, Tỷ lệ VKS trả hồ sơ đề nghị CQĐT điều tra bổ sung ở mức cao 66.7%; tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ đề nghị VKS điều tra bổ sung ở mức rất cao 78.7%. Các vụ án tham ô tài sản thường phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài.

2.2.2. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản và những vi phạm về chứng minh trong điều tra vụ án tham ơ tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở TP.Hồ Chí Minh ln có chiều hướng gia tăng về số lượng cũng như tính chất thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi hơn, tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài… xuất hiện càng nhiều, thủ đoạn phạm tội mới gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước và nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng công tác điều tra ở các giai đoạn tố tụng vẫn đảm bảo tính tồn diện, tỷ lệ giải quyết các vụ án luôn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt, ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, CQĐT đã xác định được đúng đối tượng, phạm vi vụ án để đảm bảo việc chứng minh được thực hiện có trọng tâm, khơng lệch lạc. Từ đó góp phần giải quyết vụ án đúng pháp luật, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vơ tội. Nhìn chung, tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng có chất lượng, CQĐT có sự chủ động trong việc thu thập chứng cứ, xác định sự thật của vụ án, tỷ lệ phát hiện tội phạm ngày càng cao. Kết quả đạt được cho thấy công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của CQĐT, VKS rất cao, cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm được thực hiện hiệu quả.

Trong quá trình chứng minh các vụ án tham ô tài sản, Cơ quan CSĐT, ANĐT - Cơng an TP.Hồ Chí Minh ln coi trọng hoạt động khám xét là một biện pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ quan trọng. Thông qua hoạt động này, ĐTV đã phát hiện, thu giữ, tạm giữ được nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng làm căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng, làm rõ sự thật khách quan của vụ án tham ô tài sản.

Nghiên cứu thực trạng áp dụng hoạt động khám xét trong các vụ án tham ô tài sản cho thấy, Cơ quan CSĐT, ANĐT Cơng an TP.Hồ Chí Minh đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật TTHS về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục trong quá trình khám xét các đối tượng phạm tội. Quá trình khám xét đã thu giữ được nhiều vật chứng quan trọng của vụ án, như là: vật mang dấu vết tội phạm: Máy tính, thiết bị lưu trữ, sổ ghi chép thơng tin, hóa đơn, chứng từ…; vật là đối tượng của tội phạm: Tiền (VNĐ, USD...)…

Trong giai đoạn điều tra, chứng minh trong vụ án tham ô tài sản, ĐTV thường triệu tập và lấy lời khai đối với các chủ thể sau: người bị tạm giữ (trong trường hợp chưa có quyết định khởi tố bị can), người làm chứng, người bị hại. Việc lấy lời khai ngay sau khi bắt đối tượng phạm tội có rất nhiều thuận lợi, thu thập được nhiều thơng tin quan trọng để làm rõ tình tiết của vụ án. Qua khảo sát, tác giả chưa phát hiện thấy người nào trong số những người được triệu tập để lấy lời khai né tránh khai báo, từ chối hợp tác với Cơ quan CQĐT. Quá trình lấy lời khai đối với những người này đều được lập biên bản đảm bảo đúng quy định.

Nghiên cứu hồ sơ các vụ án tham ô tài sản cho thấy, ĐTV thuộc Cơ quan CSĐT, ANĐT đã chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hỏi cung bị can, chú trọng nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như việc sử dụng chứng cứ, tài liệu trong quá trình hỏi cung bị can. Việc này đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình chứng minh, hầu hết các bị can đều đã thay đổi thái độ, nhận thức được hành vi phạm tội của mình nên đã thành khẩn khai báo để xin hưởng khoan hồng.

BLTTHS còn quy định các biện pháp khác để thu thập chứng cứ như: Giám định, định giá tài sản, đối chất... Các hoạt động này khá quan trọng trong chứng minh vụ án tham ô tài sản, giúp Cơ quan CSĐT, ANĐT - Cơng an TP.Hồ Chí Minh kiểm tra, xác minh độ chính xác, tin cậy các tài liệu, thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, củng cố giá trị pháp lý của chứng cứ.

Nhìn chung, trong những năm qua, số lượng vụ án phạm tội tham ô tài sản được phát hiện có xu hướng gia tăng, tỷ lệ tội phạm ngày càng có sự gia tăng cả về số vụ và số bị can. Kết quả này có được phần lớn là nhờ vào sự tham gia tích cực,

nỗ lực của CQĐT trong giai đoạn điều tra tham gia vào quá trình chứng minh để phát hiện, khởi tố vụ án, bị can. Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã được CQĐT, VKS thực hiện tốt, dẫn đến tỷ lệ số vụ án, bị can kết thúc điều tra đề nghị truy tố, truy tố ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)