- Những vi phạm về chứng minh trong điều tra vụ án tha mô tài sản
3. Vụ án Dung Bích Dinh “Tha mơ tài sản”
Công ty TNHH Xing Yu hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thép xây dựng. Cơng ty có ký hợp đồng ngun tắc gia cơng và lưu kho hàng hóa với cơng ty cổ phần thép Đại Nam. Ngày 01/8/2014 cơng ty có ký hợp đồng lao động với Dung Bích Dinh, trong hợp đồng ghi rõ chức năng, nhiệm vụ của Dinh là nhân viên thủ kho, phụ trách việc xuất, nhập hàng hóa trong kho của cơng ty. Trong q trình làm việc, Dinh đã có hành vi tẩy xóa giấy giới thiệu, tự ý liên hệ xuất bán chiếm đoạt 96.589 kg thép cuộn các loại (bán trong các ngày 06/01/2016, 23/04/2016, 03/6/2016, 08/9/2016, 10/01/2017, 26/4/2017) trị giá khoảng 1.400.000.000 đồng của công ty Xing Yu đang lưu trong kho tại công ty cổ phần thép Đại Nam.
- Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT - Công an TP. Hồ Chí Minh đã xác định như sau: Về chứng cứ xác định hành vi phạm tội của các bị can: Cơ quan CSĐT đã thu thập hợp đồng lao động của công ty với Dinh, thu giữ các giấy giới thiệu của công ty Xing Yu, thu giữ các hóa đơn bán hàng của Dinh tại các ngày 06/01/2016, 23/04/2016, 03/6/2016, 08/9/2016, 10/01/2017, 26/4/2017, thu giữ các biên bản giao nhận hàng hóa… đã tiến hành hỏi cung bị can Dinh, đã lấy lời khai của những người liên quan, đã tiến hành giám định tư pháp đối với chữ ký và chữ viết của Dinh… với kết quả điều tra vụ án như trên, Cơ quan CSĐT đã kết luận hành vi của bị can Dung Bích Dinh đã cấu thành tội “Tham ô tài sản” quy định tại Khoản 3 Điều 353 BLHS năm 2015.
- Tuy nhiên, sau khi Cơ quan CSĐT – Cơng an TP. Hồ Chí Minh kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện kiểm sát đề nghị truy tố đã bị trả lại để điều tra bổ sung. Trong Quyết định trả điều tra bổ sung, Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan CSĐT làm rõ phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Dinh trong hợp đồng. Làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của Dinh với hợp đồng lao động công ty đã ký. Sau khi điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT nhận thấy, tuy hợp đồng lao động ghi chức năng nhiệm vụ
của Dung Bích Dinh là thủ kho nhưng thực tế Dinh không được công ty Xing Yu giao nhiệm vụ quản lý hàng hóa của đơn vị này lưu tại kho của công ty Đại Nam, cũng như không được giao quản lý sổ sách, chứng từ liên quan. Bởi lẽ đó, Cơ quan CSĐT – Cơng an TP. Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển tồn bộ hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát, đề nghị truy tố bị can Dung Bích Dinh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản” theo khoản 4 Điều 174 BLHS năm 2015. Cơ quan CSĐT – Công an TP.
Hồ Chí Minh và Viện KSND TP. Hồ Chí Minh đã nhận định sai về chủ thể thực hiện hành vi tội phạm và phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó, đã khởi tố, truy tố sai hành vi của Dung Bích Dinh.
Tóm lại, có thể thấy một vài vi phạm của hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản ở TP. Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, việc thu thập chứng cứ trong vụ án chưa đầy đủ, đánh giá chứng
cứ hạn chế, không làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của những người liên quan, dẫn đến sai sót trong việc định tội danh, giải quyết vụ án kéo dài. Việc tiến hành một số hoạt động chứng minh với các đối tượng có hành vi tham ơ tài sản của Cơ quan CSĐT, ANĐT vẫn còn một số tồn tại, điển hình là trong nhiều vụ án tham ô tài sản, hoạt động khám xét của CQĐT đã không phát hiện, thu giữ được tài liệu, vật chứng gì, hiệu quả mà biện pháp này đem lại vẫn chưa cao.
Thứ hai, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan THTT chưa thu thập chứng
cứ chứng minh vai trò của đồng phạm trong vụ án, làm thiếu căn cứ để truy tố hành vi phạm tội của các bị can trong vai trò đồng phạm. Việc hỏi cung bị can vẫn chưa thu thập được đầy đủ thông tin từ bị can, chưa làm rõ được nhiều đối tượng chứng minh của vụ án như tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi tham ô tài sản gây ra, không thu thập được thêm nhiều chứng cứ mới.
Thứ ba, cơ quan THTT chưa làm rõ được phương pháp, cách thức thực hiện
hành vi phạm tội, thiếu thu thập chứng cứ có liên quan trong vụ án.
Thứ tư, tỷ lệ án VKS trả hồ sơ cho CQĐT đề điều tra bổ sung luôn ở mức
cao, nhiều vụ án phải trả nhiều lần, việc trả hồ sơ để CQĐT bổ sung chủ yếu về chứng cứ vụ án còn yếu, chưa đủ đảm bảo để truy tố bị can. Tỷ lệ số vụ án khi
CQĐT đề nghị truy tố nhưng VKS phải trả hồ sơ để CQĐT tiếp tục làm rõ những vấn đề cần phải điều tra, làm rõ để xác định tội danh lại, chuyển tội danh, xác định những tình tiết có liên quan đến vụ án. Trong tổng số các vụ án bị trả điều tra bổ sung thì hơn 90% là trả để bổ sung về chứng cứ. Điều này cho thấy, việc điều tra thu thập, dánh giá chứng cứ vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều tài liệu, chứng cứ chưa được điều tra, thu thập tồn diện hoặc cịn nhiều nội dung mâu thuẫn trong hồ sơ chưa được điều tra làm rõ, dẫn đến phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi kết thúc điều tra.
Thứ năm, hoạt động trưng cầu giám định, định giá tài sản cũng như việc ra
kết luận trưng cầu, kết luận định giá còn chậm trễ, chưa đảm bảo được thời hạn trong giai đoạn điều tra bởi đây là vấn đề cần phải chứng minh quan trọng của vụ án tham ô tài sản.
Từ những thực trạng này cho thấy, trong giai đoạn điều tra vụ án, các cơ quan THTT chưa xác định được đầy đủ, đúng phạm vi, giới hạn của đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng hay nói cách khác các cơ quan THTT chưa chứng minh đầy đủ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án dẫn đến việc trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc tình trạng oan sai.
2.2.3. Nguyên nhân của những vi phạm
Hoạt động chứng minh vụ án tham ô tài sản trong giai đoạn điều tra do Cơ quan CSĐT, Cơ quan ANĐT - Cơng an TP.Hồ Chí Minh thực hiện vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Những hạn chế, thiếu sót trong yêu cầu của chứng minh trong vụ án tham ô tài sản của Cơ quan CSĐT, Cơ quan ANĐT - Cơng an TP. Hồ Chí Minh xuất phát từ các nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: Chất lượng đội ngũ ĐTV chưa đồng đều,
nhiều ĐTV là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm tiến hành các hoạt động chứng minh trong vụ án tham ô tài sản. Điều này đã làm ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án.
Trong thu thập chứng cứ: Việc phát hiện, thu lượm, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là một q trình thống nhất nhưng do khơng nhận thức chính xác và đầy đủ về các chứng cứ cho nên trong một số trường hợp, ĐTV đã tách biệt chúng, vì vậy đã khơng loại trừ được những thông tin, tài liệu không phải của tội phạm, không liên hệ và lắp ghép các sự kiện lại với nhau để làm rõ toàn bộ diễn biến của hành vi phạm tội, dẫn đến thu thập thông tin, tài liệu một cách tràn lan. Những hạn chế này thường xảy ra trong quá trình tiến hành điều tra ban đầu của vụ án. Khi tiến hành điều tra ở giai đoạn tiếp theo, do những tài liệu thu thập được ở giai đoạn trước không được sàng lọc đánh giá và làm rõ mối quan hệ hoặc hồ sơ vụ án đã chuyển cho cán bộ điều tra khác thụ lý, cho nên việc thu thập chứng cứ bị gián đoạn, những chứng cứ thu thập mới khả năng chứng minh kém, việc này đã tác động xấu tới việc xây dựng các giả thuyết điều tra, hoạt động điều tra kém hiệu quả hoặc vụ án rơi vào bế tắc. Nhận thức về công tác khám xét để kịp thời thu giữ những vật chứng quan trọng của một số ĐTV được giao thụ lý vụ án còn hời hợt, thiếu quan tâm, có phần chủ quan dẫn đến việc thu giữ các vật chứng hoặc truy bắt đồng phạm chưa đạt hiệu quả cao.
Trong đánh giá chứng cứ: Trong quá trình điều tra vụ án hình sự nói chung vụ án tham ơ tài sản nói riêng, có chủ thể THTT đã khơng coi trọng hoạt động này mà chỉ chú ý xem xét tổng thể các chứng cứ đã thu thập được, khơng phân tích cụ thể chứng cứ nào dùng để chứng minh cho tình tiết nào của vụ án. Chứng cứ được đánh giá không đồng bộ, sử dụng cả những thông tin, tài liệu không phải là chứng cứ của vụ án để chứng minh vụ án. Thêm vào đó, có nhiều lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng cứ như ĐTV, Kỹ thuật viên, Giám định viên, Trinh sát viên, nhưng do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, cho nên việc thu thập chứng cứ tách rời việc đánh giá chứng cứ.. Mặt khác, để chứng minh vụ án được toàn diện và khách quan địi hỏi trong q trình đánh giá chứng cứ phải đặt mỗi chứng cứ trong toàn bộ hệ thống chứng cứ để đánh giá tính liên quan và tính phù hợp. Việc này nhiều khi thường bị xem nhẹ hoặc bỏ quên, cho nên hiệu quả chứng minh không cao. Đồng thời việc chứng minh mặt khách quan của hành vi phạm tội mà không quan tâm
đúng mức đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can hoặc động cơ, mục đích phạm tội, vì vậy, việc chứng minh vụ án khơng được tồn diện.
Quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã không vận dụng hết ý nghĩa của hoạt động sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án. Vì vậy, việc thu thập những chứng cứ mới bị hạn chế, giả thuyết điều tra được xây dựng thiếu tính khoa học, hiệu quả điều tra khơng cao. Trong q trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhiều cán bộ điều tra nóng vội, chủ quan duy ý chí nên đã để sót những chứng cứ quan trọng có liên quan đến vụ án, chưa áp dụng triệt để các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, nguyên nhân khách quan: Chủ thể của tội phạm là người có chức
vụ, quyền hạn, giữ những chức vụ cao và quan trọng trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… những người này có trình độ cao và có khả năng chun sâu trong các lĩnh vực tài chính, kế tốn, xây dựng hạ tầng… nên họ có khả năng che giấu hành vi phạm tội của mình. Đồng thời họ cịn có khả năng ảnh hưởng lớn đến cán bộ dưới quyền. Bên cạnh đó, việc thực hiện hành vi tham ô tài sản thường liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận, khâu hoạt động khác nhau và thường được che đậy bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, khó phát hiện…
Việc xử lý tội phạm này cần phải chứng minh nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, về hình sự, dân sự, hậu quả thiệt hại, giám định… Trong khi việc giám định tư pháp gặp nhiều khó khăn về kinh phí, thời gian, chất lượng giám định… dẫn đến nhiều vụ án phải giám định bổ sung, nên thời hạn điều tra bị kéo dài, trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
Các tội phạm về tham ô tài sản thường xảy ra trong thời gian dài mới được phát hiện, nên việc thu thập thông tin, tài liệu chứng cứ gặp nhiều khó khăn, đối tượng có thể tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản phạm tội, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều tra, chứng minh tội phạm.
Về tính chất phạm tội, các vụ án tham ơ tài sản thường là những vụ án phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội tham ô tài sản
ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Các vụ án tham ô tài sản thường liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ở nước ngoài, những yếu tố này làm cho cơng tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, cơng tác phối hợp liên ngành có lúc cịn chưa được quan tâm đúng
mức. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan tố tụng với các cơ quan chun mơn cịn mang tính tự phát, chưa được điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật nên cơ quan tố tụng cịn có phần bị động. Việc phối hợp xem xét làm rõ trách nhiệm trong các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung chưa được quan tâm; việc tổng hợp, rút kinh nghiệm chung chưa được thường xuyên… Có lúc, có nơi, CQĐT, VKS chưa thật sự chủ động trong quan hệ phối hợp: nhận thức của một số ĐTV, KSV về quan hệ phối hợp chưa đúng mức, có khi chưa làm hết trách nhiệm; ĐTV không chủ động trao đổi với KSV, KSV không nắm được đầy đủ về vụ án, bị lúng túng, đề xuất xử lý không chuẩn xác, dẫn đến bị trả điều tra bổ sung.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản, những quy định về thu thập chứng cứ, quy định về kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Trên cơ sở những vấn đề có liên quan trên, tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản xảy ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019. Trong đó, tác giả chỉ rõ thực trạng về tổng quan kết quả hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản; thực trạng tiến hành các hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản như khám xét, lấy lời khai, hỏi cung bị can, trưng cầu giám định, định giá tài sản… Tác giả đã đánh giá những kết quả thành công đạt được, nhưng cũng chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót đang tồn tại trong hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản của CQĐT. Tác giả đưa ra những nguyên nhân của các vi phạm trong hoạt động chứng minh vụ án tham ô tài sản. Nếu khơng có phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh trong vụ án tham ô tài sản, khắc phục những hạn chế, thiếu sót này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tồn bộ q trình chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản.
Chương 3
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN THAM Ô TÀI SẢN