Các yêu cầu nâng cáo chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 77)

- Những vi phạm về chứng minh trong điều tra vụ án tha mô tài sản

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN THAM Ô TÀI SẢN

3.1. Các yêu cầu nâng cáo chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản

3.1. Các yêu cầu nâng cáo chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản tham ô tài sản

3.1.1. Yêu cầu về pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động của mọi chủ thể, trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo cách hiểu này, pháp chế xã hội chủ nghĩa là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực hiện pháp luật thống nhất trong cuộc sống.

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của quá trình quản lý và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, đó là nguyên tắc hiến định ở Việt Nam. Cùng với các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư các khóa đã có nhiều Nghị quyết và Chỉ thị về công tác xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ban hành pháp luật; quản lý

xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Nói một cách tổng quát nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật. Còn công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Việc thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế, công tác pháp chế giúp cho xã hội được ổn định, đảm bảo tốt quyền con người, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi công dân trong xã hội. Ở Việt

Nam, pháp chế, cơng tác pháp chế có vị trí, vai trị, chức năng vơ cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Thực chất của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là tăng cường chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thi hành pháp luật và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Trước yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án hình sự, vụ án tham ô tài sản cũng phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật.

Các yêu cầu nâng cao chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản theo yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật

quy định về chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói riêng một cách chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

Thứ hai, tổ chức tốt việc triển khai thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật

về chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói riêng. Để pháp luật khi đi vào cuộc sống, việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật cần phải được quan tâm, việc triển khai thực hiện pháp luật phải thực chất, hiệu quả.

Thứ ba, tiếp tục hồn thiện thể chế về chế độ cơng chức, cơng vụ; đề cao đạo

đức công vụ, trách nhiệm xã hội; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác xây dựng pháp luật, làm công tác tư pháp... bảo đảm cho đội ngũ này ln có kỹ năng nghề nghiệp và có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác theo dõi việc thi hành

pháp luật. Quy định cụ thể, rõ ràng tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước làm công cụ phục vụ nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật.

3.1.2. Yêu cầu xử lý đúng người phạm tội

Như chúng ta đã biết, TTHS là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, các giai đoạn này đều nhằm mục đích chung là phát hiện kịp thời, nhanh chóng tội phạm và người phạm tội, xác định sự thật khách quan của vụ án, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Khởi tố, chứng minh tội phạm và giải quyết kịp thời, nhanh chóng vụ án hình sự là trách nhiệm của các cơ quan THTT có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, do vậy BLTTHS quy định đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS.

Xử lý đúng người, đúng hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội là yêu cầu cần thiết của TTHS. Trong TTHS quyền con người là quyền dễ bị xâm phạm nhất và hậu quả của sự xâm phạm đó thường là rất nghiêm trọng cả về tinh thần và thể chất. Với nguyên tắc suy đốn vơ tội thì người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; người bị truy tố có quyền được Tịa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai; khơng bị kết án hai lần vì một tội phạm; người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;… Ngun tắc suy đốn vơ tội là sự thể hiện rất quan trọng, có ý nghĩa lớn trong TTHS.

Có thể nói, yêu cầu đặt ra cho các cơ quan THTT hiện nay là vừa phải phát hiện kịp thời, chứng minh và xử lý nhanh chóng hành vi phạm tội và người phạm tội vừa phải bảo đảm không làm oan người vô tội. Việc điều tra, thu thập chứng cứ trong vụ án tham nhũng, tham ô, đưa, nhận hối lộ là không dễ, vì hầu như là chứng cứ gián tiếp, nên việc chứng minh được người phạm tội và hành vi phạm tội của họ đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của các cơ quan THTT.

Như vậy, có thể thấy chứng minh tội phạm là vấn đề rất quan trọng trong TTHS, nếu không chứng minh được hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm hoặc quá trình chứng minh khơng tn theo trình tự luật định thì người bị buộc tội sẽ được coi là khơng có tội, từ đó có thể sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm trong trường hợp này. Hoặc ngược lại, nếu quá trình chứng minh các chủ thể THTT lạm dụng quyền lực, không tuân theo quy định của pháp luật… sẽ dẫn đến làm oan người vơ tội. Do đó, cần nâng cao chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án tham ơ tài sản nói riêng là u cầu cấp bách hiện nay. Khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

3.1.3. Yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tham nhũng nói chung, tham ơ tài sản nói riêng diễn ra rất nghiêm trọng, không chỉ xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai... mà còn lan rộng sang các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục…; trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng; trong các chương trình cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt; trong quá trình xét duyệt cơng nhận di tích lịch sử, thi đua khen thưởng… Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, của tổ chức xã hội, của các doanh nghiệp, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước - xã hội. Trong những năm qua công tác PCTN được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài của toàn Đảng và toàn dân.

Tại Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành… gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”; Đại

hội tồn quốc khóa XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác PCNT trong thời đại ngày nay.

Trong những năm qua, toàn Đảng, toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết về PCTN, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả tồn diện, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PCTN vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập, vẫn cịn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội vẫn là khâu yếu… Trong khi đó, khơng chỉ các vụ “tham nhũng lớn” mà ngay cả “tham nhũng vặt” trong khu vực hành chính, dịch vụ cơng vẫn cịn nhiều, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực; công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm thực hiện nghiêm đã tạo “kẽ hở” cho việc lạm quyền để trục lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, người có quyền hạn trách nhiệm, thiếu rèn luyện đạo đức, tham lợi, vụ lợi bất chính...

Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp, chế tài nghiêm khắc để xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về PCTN. Các nội dung này được quy định ngay trong Luật PCTN năm 2018 và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Những quy định về xử lý tham nhũng được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật, có thể kể đến như: Luật PCTN năm 2018; BLHS năm 2015; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010...

Từ những yêu cầu về đấu tranh PCTN nêu trên, đòi hỏi các cơ quan THTT phải nâng cao hiệu quả chứng minh trong điều tra vụ án tham nhũng nói chung, vụ án tham ơ tài sản nói riêng nhằm góp phần giải quyết tốt các vụ án tham ô, tham nhũng. Trong giải quyết tham nhũng, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát

hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phịng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; khơng có vùng cấm, vùng trống, khơng có ngoại lệ, khơng có đặc quyền, bất kể người đó là ai.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong điều tra vụ án tham ô tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)