Quy định về hợp đồng tín dụng và việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng bảo việt (Trang 26 - 28)

thực hiện hợp đồng tín dụng.

Như đã trình bày ở chương 1, Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện do luật định. Đây là một văn bản rất quan trọng thể hiện đầy đủ các thông tin về khoản vay, kế hoạch trả nợ, các quy định về thay đổi lãi suất, phí phạt cũng như các quyền và trách nhiệm của cả hai bên. Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng là bên vay và bên cho vay. Một bên tham gia hợp đồng phải là tổ chức tín dụng có đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, với tư cách là bên cho vay. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Có giấy phép thành lập và hoạt động được Ngân hàng nhà nước cấp; có điều lệ được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để ký kết hợp đồng. Cũng theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng hợp tác xã; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Tổ chức tài chính vĩ mơ; Quỹ tín dụng nhân dân; Chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Đối với chủ thể là bên vay có thể là cá nhân, tổ chức đáp ứng những điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật. Để trở thành chủ thể trong hợp đồng tín

dụng thì bên vay phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Thông tư 39: khách hàng là cá nhân, pháp nhân bao gồm: Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngồi; Pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ). Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền nhất định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ ràng trong văn bản hợp đồng. Hợp đồng tín dụng vốn dĩ chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền và lợi ích của bên cho vay. Sở dĩ có rủi ro trên bởi vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể địi lại tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc ngày càng lớn. Chính vì đặc thù trên mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ cao hơn so với những loại hợp đồng khác. Vì thế để đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng có quyền xem xét đánh giá bên vay để quyết định cho vay và quy định lãi suất.

Để được tổ chức tín dụng cho vay, bên vay phải đáp ứng được nhiều điều kiện mà tổ chức tín dụng đưa ra như nhu cầu vay vốn có mục đích hợp pháp hay khơng? Phương án sử dụng vốn như thế nào có đảm bảo để tổ chức tín dụng thu hồi được nợ khơng? Bên vay có khả năng tài chính để đảm bảo trả khoản nợ không? Mặc dù bên vay phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên thì tính rủi ro trong hợp đồng tín dụng vẫn rất cao, nhất là với những khoản cấp tín dụng có số tiền lớn.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các khoản cấp tín dụng, tổ chức tín dụng thường cho khách hàng vay khi có các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như thế chấp quyền sử dụng đất, cầm cố... Đặc biệt, đối với khoản vay có giá trị lớn thì việc bảo đảm bằng tài sản gần như là bắt buộc đối với khoản vay đó. Do đó, khi thực hiện kí kết hợp đồng tín dụng, bên vay thường sẽ phải

kí kết thêm hợp đồng bảo đảm để bảo đảm cho khoản vay của tổ chức tín dụng. Mặc dù biện pháp bảo đảm bằng tài sản sẽ hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn cho các tổ chức tín dụng được thỏa thuận cho vay có tài sản bảo đảm hoặc khơng. Cụ thể tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định: “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan”. Quy định này không những giúp cho tổ chức

tín dụng tăng tính cạnh tranh mà cịn phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Thực tế trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, trong các điều kiện cho vay thì tài sản thế chấp là điều kiện quan trọng nhất để quyết định đến khoản vay của bên vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng bảo việt (Trang 26 - 28)