Giải pháp thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng bảo việt (Trang 63 - 69)

thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất. Hiện này rất nhiều vụ việc tranh chấp về việc thế chấp quyền sử dụng đất đều có nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết pháp luật, ký kết hợp đồng không rõ ràng, chưa bảo đảm các điều kiện hợp pháp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v.v… Do đó, cần thiết phải tăng cường hoạt động tư vấn pháp lý, dịch vụ, giúp đỡ cho tổ chức, cơ quan, công dân sống, làm việc theo pháp luật. Hơn nữa, một bộ phận người dân vì khó khăn khơng tiếp cận được các hệ thống dịch vụ tư vấn pháp lý rất cần hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức trợ giúp pháp lý như Hội Luật gia Việt Nam, Đồn Luật sư, hoặc những người có hiểu biết pháp luật trong xã hội.

Phải kiện toàn hệ thống cơ quan đăng kí giao dịch có bảo đảm kết hợp với hiện đại hóa hệ thống trao đổi thơng tin về giao dịch có bảo đảm, đặc biệt là các giao dịch về thế chấp quyền sử dụng đất. Việc xây dựng một hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, trao đổi thông tin, kết nối, bảo đảm độ an tồn, tin cậy của các thơng tin về giao dịch bảo đảm đang là một yêu cầu hàng đầu hiện nay. Đây nguồn thông tin quan trọng để trao đổi từ cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông tin từ hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất từ tổ chức tín dụng…

Cần rà soát những quy định bất hợp lý về trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên thế chấp quyền sử dụng đất nhằm phát hiện ra những quy định chưa hợp lý để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Qua đó, góp phần đảm bảo quyền lợi cho các bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Phải tăng cường cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đặc biệt là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân đã lập gia đình, việc ký kết và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện đúng đắn pháp luật về quyền sử dụng đất.

Cần phải tăng cường công tác nghiên cứu các tư liệu luật học trong nước và trên thế giới để phục vụ cho hoạt động ban hành văn bản pháp luật và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất. Pháp luật Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa. Hiện nay có nhiều quan điểm, khái niệm, nhiều quy định về biện pháp thế chấp tài sản, xử lý tài sản thế chấp về đất đai theo pháp luật chưa tương thích với các quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Do đó, việc tham khảo các quy định pháp luật của nước ngoài về thế chấp quyền sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Việt Nam là rất cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải có nghiên cứu một cách hệ thống kinh nghiệm lập pháp của hệ thống pháp luật của các nước, các điều ước quốc tế để chuyển hóa và tiếp thu, chọn lọc được các tinh hoa của nước quy định cho phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Qua chương 3 tác giả đã trình bày những phân tích những u cầu cũng như các giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất. Thứ nhất, việc hoàn thiện quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở cần phải đáp ứng được những yêu cầu về nhiệm vụ hoàn thiện các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất là một nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng của ngành tư pháp. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở phải phù hợp với đặc thù tại Việt Nam và phải luôn đặt cùng với quan hệ tín dụng.

Tuy pháp luật hiện hành đã điều chỉnh quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất với nhiều chuyển biến tích cực góp phần tạo hành lang pháp lý an toàn cho các bên trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất. Nhưng trong q trình áp dụng pháp luật vẫn cịn nhiều vướng mắc và khó khăn khiến cho quyền và nghĩa vụ của các bên chưa được đảm bảo. Chính vì phát sinh những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cướng sự hiệu quả trong việc thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất.

Thứ hai là tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quy định

của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất. Các giải pháp hoàn thiện quy định thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm các giải pháp liên quan để chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất, đối tượng thế chấp quyền sử dụng đất, các vấn đề về công chứng và đăng ký thế chấp, vấn đề về xử lý quyền sử dụng đất.

Thứ ba, tác giả đã đưa ra một số giải pháp thực thi pháp luật về thế

chấp quyền sử dụng đất. Theo đó các giải pháp thực thi pháp luật thế chấp như: tăng cường các hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất; Kiện toàn hệ thống cơ quan đăng kí giao dịch có bảo đảm; Rà sốt những quy định bất hợp lý về trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên thế chấp quyền sử dụng đất nhằm phát hiện ra những quy định chưa hợp lý để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn;

Phải tăng cường cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tăng cường công tác nghiên cứu các tư liệu luật học trong nước và trên thế giới. Hi vọng, trong thời gian tới, nhà nước cần phải rà soát, bãi bỏ những quy định pháp luật khơng cịn phù hợp, đồng thời ban hành những quy định mới góp phần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và phù hợp với sự phát triển của đất nước từng giai đoạn.

KẾT LUẬN

Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến nhất hiện nay. Thế chấp quyền sử dụng đất đóng vai trị nhắc nhở bên có nghĩa vụ về việc thực hiện đầu đủ và chính xác những thỏa thuận của các bên. Đồng thời giúp bên nhận thế chấp thu lại được một phần hoặc tồn bộ lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.

Đất đai có giá trị lớn, quyền sử dụng đất là quyền tài sản gắn với lợi ích của người sử dụng đất, quan trọng bậc nhất, quyết định sự phát triển cũng như cuộc sống của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, phải xây dựng, hồn thiện pháp luật về đất đai, về quyền sử dụng đất và nhất là thế chấp quyền sử dụng đất. Nhờ có sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất, quá trình thực hiện của việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm trong quan hệ giao dịch dân sự, thương mại, phát triển sản xuất kinh doanh đã thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở cũng bộc lộ nhiều bất cập gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Trong thời gian tới, để đảm bảo thực hiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, nhà nước cần có những quy định cụ thể về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền lợi cho các bên khi tham gia thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, tơi đã phân tích các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở. Đồng thời đưa ra những định hướng cũng như giải pháp giúp hoàn thiện quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở. Với những nghiên cứu về lý luận được nêu ở trên, tơi mong muốn rằng mình có thể góp phần nào nghiên cứu của mình trong việc xây dựng và hồn thiện hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng bảo việt (Trang 63 - 69)