- Văn bản của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
2.2.2 Về ban hành văn bản thực hiện việc theo dõi thi hành pháp luật ở tỉnh Gia La
Gia Lai
2.2.2.1 Về tổ chức Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra Hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật (Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân), nhằm quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Nhưng để đảm bảo sự quản lý điều hành có hiệu quả, nhằm phát huy tiềm năng, sáng tạo của các vùng lãnh thổ khác nhau thì có sự phân cấp quản lý. Thì về mặt lãnh thổ chia thành các cấp, Theo Hiến pháp năm 2013, tổ chức địa giới hành chính được quy định như sau:
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. ” [7, Điều 110].
Việc phân chia lãnh thổ để quản lý nhằm tổ chức đời sống dân cư một cách
hợp lý, phát huy hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả về quản lý kinh tế - xã hội. Phân chia lãnh thổ là về mặt địa lý, còn quyền lực nhà nước là thống nhất “Tính thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước được bảo đảm trên cơ sở xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước. Chính quyền địa phương được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất, quyền lực của Nhà nước là thống nhất. Theo đó, cần điều chỉnh, bổ sung các quy định để thực hiện nhất quán chủ trương này, đồng thời có cơ chế bảo đảm nguyên tắc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân, tăng cường công tác giám sát của cấp uỷ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền địa phương”[2]. Quyền lực nhà nước là thống nhất và pháp luật là thống nhất – một trong những yêu cầu của công tác pháp chế và đảm bảo sự điều hành của Chính phủ thống nhất trong phạm vi cả nước. Thực tiễn cho thấy sự phân cấp quản lý và phân chia địa giới hành chính có một ý nghĩa như một nhân tố đem lại hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh thì vấn đề đó lại có ý nghĩa rất quan trọng. Về mặt lãnh thổ hiện nay chúng ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp chính quyền địa phương cấp tỉnh được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Căn cứ vào tình hình và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà mỗi địa phương có những đóng góp nhất định cho đất nước tuỳ vào thế mạnh của địa phương đó. Trên cơ sở văn bản pháp luật của Trung ương, thì mỗi địa phương trong những nhiệm vụ, quyền hạn có những vận dụng sáng tạo để phát triển kinh tế của địa phương.
Trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có sự phối hợp giữa quản lý theo thẩm quyền chung và quản lý chuyên ngành. Có sự kết hợp của các loại hình kinh tế trên khuôn khổ văn bản pháp luật của Trung ương phân cấp.
2015 quy định Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng chính quyền; trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường; trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội; về công tác dân tộc, tôn giáo; trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; công tác iám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật” [10, Điều 19].
Theo Hiến pháp năm 2013 của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. [7, Điều 114].
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định thẩm quyền của Chính quyền địa phương thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân như sau:
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định [10, Điều 8].
theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 với các lĩnh vực theo địa giới hành chính, có thể khái quát trong 14 lĩnh vực, như: Trong lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trong lĩnh vực giao thông vận tải; trong lĩnh vực xây dựng; quản lý và phát triển đô thị; trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch; trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; trong lĩnh vực y tế và xã hội; trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; t rong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; trong lĩnh vực thi hành pháp luật; trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. Ngoài ra đối với Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương còn thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được uỷ quyền [10, Điều 21].
Phân chia hành chính lãnh thổ là việc phân chia quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ để tổ chức quyền lực nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị nắm quyền lực nhà nước không thể bảo đảm sự thống trị của mình nếu không có tổ chức quyền lực Nhà nước tại địa phương. Nhà nước phân chia đất nước thành các đơn vị lãnh thổ để trên cơ sở đó triển khai việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đến người dân một cách có hiệu quả. Từ đặc điểm, vị trí của từng địa phương mà có những chính sách hay quyết định của Trung ương ưu tiên áp dụng cho địa phương đó. Ngoài các chính sách chung áp dụng trong phạm vi cả nước thì mỗi địa phương căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của mình để đưa ra một quyết định cho phù hợp với từng địa phương. Ví dụ: các quy định về phí và lệ phí; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch đất đai….. thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải căn cứ vào điều kiện của địa phương để đưa ra một mức thu phí, lệ phí hoặc một chỉ tiêu phát triển kinh tế cho phù hợp với địa phương mình.
2.2.2.2 Về ban hành văn bản hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh
Các hình thức ban hành văn bản của địa phương là các văn bản dưới luật bao gồm: nghị quyết do Hội đồng nhân dân, quyết định do Uỷ ban nhân dân ban hành.
Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật địa phương là một bộ phận cấu thành, bao gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước v.v. [11]
Văn bản quy phạm pháp luật nói chung là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống [18]. Theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương quy định, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam có “Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) [11]. Văn bản pháp quy do chính quyền địa phương là văn bản có tính chất tổng hợp, ấn định chính sách, quy tắc có tính chất địa phương. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định trong những trường hợp sau đây:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
hội của địa phương [11, Điều 27].
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
3.Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.” [11, Điều 28]. Mỗi một địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá…khác nhau. Một trong những nét khác biệt trong việc ban hành văn bản địa phương này với địa phương khác là phải tận dụng được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm văn hoá của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội địa phương tạo nên sự khác biệt đối với các địa phương khác. Đối với hoạt động lập quy ở địa phương, đòi hỏi có sự điều chỉnh pháp luật thích ứng. Pháp luật phản ánh các điều kiện kinh tế - xã hội, do đặc điểm địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội như vậy nên trên cơ sở các quy định Trung ương địa phương phải ban hành văn bản phù hợp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Việc ban hành văn bản đều có những đặc điểm chung đó là:
- Hoạt động lập quy đóng vai trò quan trọng trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;
-Hoạt động lập quy mang tính tất yếu, khách quan;
-Hoạt động lập quy là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước;
-Hoạt động lập quy là hoạt động áp dụng mang tính trí tuệ, sáng tạo;
-Hoạt động lập quy phải phù hợp nội dung công ước quốc tế với các luật quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc phê chuẩn.
Hoạt động lập quy không trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. Hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật có quy định của nó, tuyệt nhiên không được tuỳ tiện. Nghĩa là, hoạt động này cần phải đảm bảo tính khoa học. Bởi vì, hoạt động lập quy là hoạt động nhận thức hiện thực khách quan, tình hình kinh tế - xã hội, do vậy, phải tuân thủ quy luật của nhận thức. Quá trình hoạt động phải tôn trọng và xuất phát từ thực tế khách quan, thông qua điều tra, thực nghiệm từ thực tế để nắm bắt, hình thành các nhu cầu cần phải điều chỉnh bằng pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có những hoạt động nhằm tạo ra một hệ thống thể chế đồng bộ việc đảm bảo pháp chế trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp. Trong việc đảm bảo theo dõi thi hành pháp luật, trên cơ sở các văn bản và kế hoạch của các cơ quan Trung ương, như: Đối với Quyết định số 473/QĐ-BTP ngày 21/3/2018 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực lý lịch tư pháp năm 2018.
Đối với Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022. Uỷ bản nhân dân tỉnh đã ban hành một số văn bản để tạo thể chế cho công tác này. Hệ thống văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo thể chế phục vụ cho công tác bảo đảm pháp chế trên địa bàn tỉnh như sau:
Qua số lượng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong những năm qua đối với công tác văn bản cho thấy: Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai với vị trí của mình đã quan tâm triển khai các văn bản chỉ đạo trong công tác văn bản trên địa bàn tỉnh. Các văn bản quy phạm hay văn bản hướng dẫn đều đã chi tiết và đúng về thẩm quyền trong việc ban hành văn bản. Các văn bản tạo hành lang pháp lý và văn bản chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong vấn đề này là đồng bộ so với văn bản Trung ương và toàn bộ hệ thống văn bản địa phương. Các văn bản chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện công việc chuyên môn trong công tác văn bản kịp thời so với yêu cầu của văn bản Trung ương, như:
Các văn bản quy phạm: Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.