Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 79 - 81)

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.

3.2 Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở địa phương

Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác theo dõi thi hành pháp luật trên thực tiễn, việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật cần phải được đặt trong tinh thần Hiến pháp năm 2013 và bối cảnh Đảng ta đang chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật phải giúp đánh giá toàn diện, đầy đủ, khách quan và khoa học về tình hình thi hành pháp luật, qua đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả, nhanh chóng, thiết thực các kết quả của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật trong hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật và thực thi luật pháp.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá toàn diện các quy định của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật (Nghị định 59/2012/NĐ-CP, ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật và các văn bản pháp luật liên quan) cho thấy, chúng ta cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật nhằm xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi, đối tượng, nội dung, phương thức theo dõi cũng như trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong công tác theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành của các cơ quan ngoài hệ thống hành pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công việc tổ chức thi hành hành Hiến pháp và pháp luật. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành hành Nghị định thay thế Nghị định số 59/2012/NĐ-CP để quy định đầy đủ, toàn diện các nội dung liên quan đến việc theo dõi thi hành pháp luật trên tinh thần thể chế hóa quy định tạo Điều 99, Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nghị định cần quy định rõ các chủ thể, đối tượng, phạm vi và hình thức theo dõi cũng như trình tự, các bước tiến hành theo dõi thi hành pháp luật; quy định rõ cơ chế phối hợp, cơ chế huy động sự tham gia hơn nữa của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; thẩm quyền xử lý cũng như chế tài trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật; cơ chế phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cũng như cơ chế

tham gia thực chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật… bên cạnh đó, công tác theo dõi thi hành pháp luật cần được đổi mới theo hướng xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá tình hình theo dõi thi hành pháp luật một cách khách quan, khoa học; quy định đầy đủ các nội dung chi và mức chi cho công tác này. Công tác theo dõi thi hành pháp luật cần xác định rõ một số nội dung sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)