Đối với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 75 - 76)

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.

3.1.4 Đối với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

* Đối với Chính phủ. Hiện có nhiều phương án để hoàn thiện các thiết chế về theo dõi thi hành pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện trước mắt, nên tiếp tục giữ nguyên mô hình tổ chức của thiết chế theo dõi thi hành pháp luật trong các cơ quan, tổ chức bộ, ngành và địa phương. Chính phủ Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đảm bảo thống nhất với Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính [21].

Chỉ đạo Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về dự toán, quyết toán kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật.

Về lâu dài, cần chú ý tới vai trò của cơ quan thanh tra, là thiết chế rất quan trọng trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và có điều kiện để thực hiện hiệu quả việc tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Vì vậy, trong xu thế cải cách hành chính nhà nước, có thể nghiên cứu hoàn thiện thiết chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật theo hướng sau đây:

* Đối với Bộ Tư pháp Trên phương diện là cơ quan giúp Chính phủ về công tác tổ chức theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp hiện có cơ quan chuyên trách giúp

Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ này, đó là Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Sắp tới, cần tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Cục theo hướng tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác theo dõi thi hành pháp luật và thực thi công vụ trong xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong theo dõi thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như, thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh về Danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản giao quy định chi tiết ở các Nghị định của chính phủ và Thông tư của các Bộ, ngành; quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật cho thống nhất, đồng bộ với chế độ báo cáo theo quy định pháp luật. Trong đó, chú trọng công tác giảm tải báo cáo cho địa phương và đồng bộ với chế độ thống kê trong lĩnh vực Tư pháp.

* Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ: Thực hiện sáp nhập cơ quan pháp chế và cơ quan thanh tra làm một, gọi là Cơ quan Thanh tra – Pháp chế (Ví dụ: Cơ quan Thanh tra – Pháp chế, Bộ Nội vụ) thực hiện chức năng nhiệm vụ thanh tra, pháp chế trước đây theo quy định của pháp luật. Tương tự như vậy, ở các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ có thể sáp nhập bộ phận pháp chế để bảo đảm tinh gọn bộ máy, có thể gọi là “Ban Thanh tra – Pháp chế thuộc Cục, Tổng cục).

Tại Ủy ban nhân dân: Thực hiện sáp nhập các đơn vị có chức năng pháp chế và thanh tra trong các sở, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Phòng Thanh tra – Pháp chế; đối với các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì bố trí ít nhất một cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện công tác tổ chức theo dõi thi hành pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)