- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
3.2.2 Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật.
Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật chỉ nên xác định ở việc xem xét, đánh giá hoạt động thi hành pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và người có thẩm quyền, không nên mở rộng phạm vi hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đối với các thiết chế ngoài nhà nước và các tổ chức, cá nhân và công dân, vi phạm vi quá rộng, dài trải và không đủ nguồn lực để thực hiện. Bên cạnh đó, xem xét trên phương diện khoa học pháp lý, nếu mở rộng phạm vi theo dõi thi hành pháp luật đối với các chủ thể này sẽ dẫn đến sự trùng chéo với hoạt động giám sát, thanh tra việc
chấp hành pháp luật. Các thiết chế bên ngoài nhà nước, ngoài sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền còn thực hiện chức năng tự giám sát, tự kiểm tra việc thi hành pháp luật, nội quy, quy chế, điều lệ đối với hoạt động cỉa cơ quan, đơn vị mình và các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý. Đối với cá nhân, công dân, việc xem xét, đánh giá hoạt động thi hành pháp luật chủ yếu ở việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật, vì vậy có thể được thực hiện thông qua việc xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền, như thông qua việc phân tích, tổng hợp số liệu xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông, có thể đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người dân khi tham gia giao thông trên địa bàn …