Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trong triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 71 - 74)

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trong triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia La

theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.4.3.1 Những nguyên nhân khách quan

- Yếu tố địa lý. Xuất phát từ vị trí địa lý, và phong tục tập quán của dân cư có thể thấy một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến công tác theo dõi thi hành

pháp luật trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Về mặt địa lý địa bàn tỉnh Gia Lai rộng, lực lượng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn mỏng. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

+ Một số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông người đồng bào dân tộc thiểu số, việc tiếp cận pháp luật còn hạn chế dẫn đến thiếu hiểu biết pháp luật nên vi phạm pháp luật.

-Về mặt thể chế.

+ Phạm vi, lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật rộng, chủ yếu các ngành tiến hành độc lập theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số cơ quan, đơn vị triển khai các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật còn mang tính hình thức, chưa nhận diện, xác định cụ thể những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật dẫn đến chưa có giải pháp để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật nói riêng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Thông tư số 10/2015/TT-BTP đến nay vẫn chưa được ban hành làm cho một số hoạt động theo dõi thi hành pháp luật còn thiếu tính khả thi trong thực tế, dẫn đến việc cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện còn lúng túng, bị động hoặc không thực hiện được.

+ Những kiến nghị của địa phương gửi Bộ ngành hướng dẫn còn chậm trả lời hoặc việc hướng dẫn còn chung chung, khó cho việc giải quyết, tổ chức thi hành pháp luật.

+ Phạm vi của công tác theo dõi thi hành pháp luật rộng nhưng các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật chưa được quy định cụ thể, đảm bảo tương ứng với phạm vi theo dõi.

+ Việc đánh giá kết quả hoạt động theo dõi thi hành pháp luật chưa được quy định cụ thể về tiêu chí, phương pháp đo lường, đánh giá kết quả thi hành pháp luật (phương diện cơ sở pháp lý cho việc đánh giá chưa đảm bảo).

+ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về báo cáo kết quả công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

+ Chưa có quy định cụ thể về tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật.

+ Hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.

2.4.3.2 Những nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan, những yếu tố chủ quan sau đây cũng tác động đến hoạt động theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, đó là:

Trong tổ chức thực hiện theo dõi thi hành pháp luật cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong công tác, để làm được điều này, bên cạnh quy định pháp luật thì cần có quy chế phối hợp trong hoạt động, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng được quy chế này nên có ảnh hưởng đến chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật.

+ Một số cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

+ Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật chưa được bố trí chuyên trách, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên bị hạn chế nhiều mặt.

+Việc đảm bảo về cơ sở vật chất, con người phục vụ cho công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Công chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật còn kiêm nhiệm nên không thể triển khai hiệu quả hoạt động theo dõi thi hành pháp luật.

+ Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính chưa được thường xuyên và đồng bộ.

+ Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Có trường hợp biết vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm để trục lợi.

Từ những yếu tố trên cần có giải pháp, phương hướng cho việc nâng cao chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)