Hoàn thiện về tiêu chí theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 82 - 87)

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.

3.2.4 Hoàn thiện về tiêu chí theo dõi thi hành pháp luật

Trong khoa học pháp lý hiện nay, các nhà nghiên cứu thường dựa vào hai nhóm tiêu chí, đó là nhóm tiêu chí hoàn thiện nội dung của cơ chế và nhóm tiêu chí hoàn thiện hình thức của cơ chế, cụ thể [22]:

hành pháp luật, như: Tiêu chí về tính toàn diện của tất cả các yếu tố cấu thành cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này bao gồm tất cả các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm cho cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật vận hành.

Tiêu chí về tính đồng bộ về nội dung của cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật phải chú trọng hoàn thiện thể chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế để đồng bộ với các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó. Ngoài ra, tính đồng bộ của cơ chế còn đòi hỏi việc hoàn thiện mỗi thiết chế cũng cần phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời với các thiết chế khác của cơ chế.

Tiêu chí về tính phù hợp về nội dung của cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm thực hiện cơ chế phải xuất phát từ thực tiễn, từ đặc thù về chế độ chính trị của Việt Nam và các điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực để hoàn thiện một cách khoa học, hợp lý, khả thi của các quy định về thể chế, thiết chế, các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật.

Tiêu chí về tính thống nhất về nội dung của cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế phải bảo đảm sự thống nhất trong các quy định Hiến pháp năm 2013 với các văn bản luật, văn bản dưới luật điều chỉnh về tổ chức theo dõi thi hành pháp luật.

Tiêu chí về tính khả thi về nội dung của cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm cần dễ dàng, thuận lợi trong quá trình triển khai, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí thực hiện.

Tiêu chí về tính ổn định và ít thay đổi của thể chế, thiết chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này đòi hỏi thể chế pháp luật tồn tại trong thời gian lâu dài, mô hình tổ chức và hoạt động của các thiết chế có tính ổn định, dự báo cao.

hành pháp luật.

Tiêu chí công khai, minh bạch, kịp thời và dân chủ. Đây là tiêu chí đòi hỏi quá trình tổ chức theo dõi thi hành pháp luật phải thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân vào việc hình thành các thể chế, thiết chế nói chung và theo dõi thi hành pháp luật nói riêng.

Tiêu chí về kỹ thuật xây dựng, hoàn thiện thể chế, thiết chế của cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Tiêu chí này đòi hỏi việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế đầy đủ, cụ thể, dễ thực hiện.

KẾT LUẬN

Theo dõi thi hành pháp luật là một nội dung của việc tổ chức thi hành pháp luật, là công cụ, phương tiện giúp nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước mà đứng đầu là Chính phủ - Cơ quan thực hiện quyền hành pháp [7]. Hiến pháp năm 2013 đã tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc phối hợp theo dõi thi hành pháp luật giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Trước hết, Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp có những nhiệm vụ “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, Nghi quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước” [7]. Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật [7] và theo quy định của Hiến pháp năm 2013, với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngàn bộ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vự trong phạm vi toàn quốc” [7].

Đối với Chính quyền địa phương “Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương” [7, Điều 96]. Cụ thể hơn, Ủy ban nhân dân với vị trí là cơ qua hành chính nhà nước ở địa phương tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao” [7, Điều 114]. Chính phủ đã ban hành văn bản và triển khai tổ chức công tác theo dõi thi hành pháp luật và đã hình thành nên cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật, có thể thấy tổ chức thi hành pháp luât được cấu thành từ ba yếu tố là thể chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật; thiết chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức theo dõi thi hành pháp luật. Các yếu tố trên có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác theo dõi thi hành pháp luật trong thời gian tới việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; hoàn thiện thể chế, chính sách; tiêu chí để xác định trong việc theo doi thi

hành pháp luật là góp phần vào việc thi hành tốt các chính sách qua đó kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh gia lai (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)