Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

bản sau đây:

a) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương

- Quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

b) Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Cụ thể là: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó.

c) Xây dựng pháp luật kinh tế

- Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các hoạt động QLNN về kinh tế. Hoạt động này có tác dụng: Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế; Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho một hoạt động kinh tế- xã hội.

- Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng. Hệ thống pháp luật kinh tế gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính sau: 1)Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật doanh nghiệp tư nhân và công ty,v.v… Loại hình pháp luật này thực chất là Luật tổ chức các đơn vị kinh tế, theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc chơi do Nhà nước làm trọng tài; 2) Hệ thống pháp luật theo khách thể như Luật Tài nguyên môi trường, được Nhà nước đặt ra cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường thiên nhiên.

d) Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp

- Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, bao gồm: 1) Đánh giá hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện có, xác định những mặt tốt, mặt xấu của hệ thống hiện hành; 2) Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giao,vv…; 3) Tổ chức xây dựng mới các doanh nghiệp nhà nước cần thiết; 4) Củng cố các doanh nghiệp nhà nước hiện còn cần tiếp tục duy trì nhưng yếu kém về mặt này, mặt khác, nâng cấp để các doanh nghiệp nhà nước này ngang tầm vị trí được giao.

- Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời: 1) Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt động của doanh nhân trên thương trường: xét duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh,vv…; 2)

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện,vv…

e) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước

- Xây dựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế;

- Tổ chức việc xây dựng; - Quản lý, khai thác, sử dụng.

f) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh;

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường; - Kiểm tra việc tuân thủ phápluật về tài chính, kế toán, thống kê, vv…;

h) Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội , của nhà nước và của công dân

- Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội chịu sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế mà Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ:

+ Phần vốn của Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

+ Các khoản được thu của Nhà nước vào ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế của công dân.

- Nội dung bảo vệ bao gồm

+ Tổ chức bảo vệ công sản;

+ Thực hiện việc thu thuế, phí, các khỏan lợi ích khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)