3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam thực tiễn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam
Hiệu quả quản lý nhà nước, xét về bản chất là kết quả hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, bao hàm cả hoạt động của người thực thi công vụ, trong mối tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực (tài chính, sức lao động, thời gian…). Các kết quả đó được xác định bởi các chỉ số tăng trưởng duy trì sự ổn định và phát triển, xét trong nhiều mối quan hệ như giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị, hiệu quả xã hội, giữa việc thực hiện các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa lợi ích trung ương và địa phương, giữa nhà nước và công dân, xã hội.
Hiệu quả quản lý nhà nước là kết quả thực hiện các hoạt động gắn liền với chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động của người thực thi công vụ theo quy định của pháp luật. Do nội dung và mục tiêu quản lý nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau nên việc xem xét hiệu quả quản lý nhà nước tương ứng với mỗi giai đoạn cũng không giống nhau.
Do đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đồng thời là quá trình xây dựng nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ nhân dân. Nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước, xét về thực chất là đổi mới mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa các cơ quan hành chính với nhân dân và quan hệ giữa các cơ quan trong nền hành chính nhà nước.
Có thể đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước theo nhiều tiêu chí. Theo đầu vào, gồm các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động quản lý; theo đầu ra, là các dịch vụ, sản phẩm mà bộ máy hành chính nhà nước tạo ra; theo kết quả, là mục đích đạt được bằng việc tạo ra dịch vụ; theo quá trình thực thi, gồm: mức độ dân chủ, công khai, minh bạch; thái độ phục vụ của công chức, sự hài lòng của công dân…
Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua đó định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó các cấp chính quyền địa phương huyện Duy Xuyên phải xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển tổng thể các ngành kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và bảo đảm an sinh xã hội; ban hành cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
Đến hết năm 2018, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với năm 2015. Đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Báo cáo về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 cho thấy, Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, đứng thứ 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng, tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016.
đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp và mọi tầng nhân dân, thông qua đó lắng nghe các ý kiến từ xã hội, từ cộng đồng doanh nghiệp, từ các diễn đàn trao đổi, từ các tư vấn, gợi ý chính sách... Qua đó, xây dựng cơ chế chính sách bảo đảm huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển từ thuận lợi điều kiện kinh tế xã hội địa phương, nguồn đầu tư tài chính, nguồn ngân sách nhà nước; phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển thực sự hiệu quả, khắc phục sự đầu tư dàn trải, nắm bắt được thông tin thị trường; cải cách ưu đãi vốn vay, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và tiếp cận vốn của nông dân tại các địa phương.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đa dạng hóa các kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật để quá trình hoạch định này gắn với thực tiễn, nhận được sự đồng thuận từ quá trình hoạch định đến quá trình triển khai thực hiện chính sách kinh tế trên địa bàn huyện.
Xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới cơ chế thu hút đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Đầu tư cho kết cấu hạ tầng góp phần vào tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn; xây dựng cơ chế, chính sách, ban hành các văn bản pháp luật địa phương hướng dẫn triển khai thực hiện; xây dựng chính quyền số, chính quyền thông minh với khả năng chia sẻ các dữ liệu quản lý nhà nước; tăng cường cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi và thay thế nhanh công nghệ hiện đại, công nghệ số của doanh nghiệp; đáp
ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 25-KL/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy về định hướng và giải pháp triển khai thực hiện các dự án trọng điểm tại vùng Đông Nam tỉnh Quảng Nam trên địa bàn huyện Duy Xuyên về phía Bắc.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 129-KL/TU ngày 30/7/2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 4428/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 ban hành kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 129 của Tỉnh ủy.
Gắn định hướng phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp với các ngành khác; Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu từ nông nghiệp; Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng tiêu dùng; chuyển dịch nhanh, hiệu quả cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực kinh tế, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn huyện.