Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 41)

1.4.1. Yếu tố chính trị - pháp luật

Những quy định các chủ trương, chính sách luôn là yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về kinh tế nhưng ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau lại khác nhau ở lĩnh vực này thì hợp lý nhưng ở lĩnh vực khác lại không hợp lý và không phù hợp.

Kinh tế là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định và phù hợp với tình hình thực tế.

Ở nước ta, do các đặc điểm kinh tế – xã hội của đất nước trong mấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn, nên các chính sách về kinh tế cũng theo đó không ngừng được sửa đổi, bổ sung. Hệ thống văn bản pháp luật kinh tế còn có những nhược điểm như số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo ra kẽ hở trong thực thi pháp luật. Trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa thật sát sao.

Tác động tích cực

tuân thủ triệt để pháp luật về kinh tế sẽ góp phần đảm bảo duy trì ổn định chính trị-xã hội.

Có thể thấy hiện nay bên cạnh những hạn chế thì chính sách pháp luật về kinh tế đã dần hoàn thiện, đáp ứng, quan tâm đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được xác định đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương từng mô hình phát triển kinh tế, dự án đầu tư...Với chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn và lợi ích của xã hội như vậy nếu được áp dụng nghiêm túc, triệt để sẽ đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp và mọi người dân, đảm bảo ổn định chính trị- xã hội.

Tuy chính sách pháp luật phù hợp nhưng sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không được áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy vấn đề thực tiễn áp dụng đúng đắn, tuân thủ triệt để pháp luật QLNN về kinh tế trở nên hết sức quan trọng và đóng vai trò chính tác động tích cực đến việc giữ gìn ổn định chính trị xã hội. Khi mà lợi ích các bên được dung hòa và đảm bảo sẽ không thể phát sinh mâu thuẫn từ đó giảm thiểu mâu thuẫn về hoạt động phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ mục đích kinh tế, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân…những điều này đều sẽ góp phần làm tình hình chính trị-xã hội trong nước ổn định.

Tác động tiêu cực

Trong những năm gần đây, vấn đề kinh tế, QLNN về kinh tế gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, biến động nền kinh tế trong toàn cầu.

Vấn đề này xuất phát một phần từ vấn đề áp dụng thực hiện pháp luật QLNN về kinh tế trong thực tiễn. Vì vậy giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh tế với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội có một mối quan hệ sâu sắc,

từ đó cần có những nhận thức rõ ràng hơn về điều này. Có thể nói vấn đề QLNN về kinh tế trong thực tiễn ảnh hưởng, tác động rất lớn tới tình hình chính trị- xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực và ngược lại ở một mức độ nào đó tình hình chính trị xã hội cũng tác động ngược trở lại việc thực hiện pháp luật QLNN về kinh tế trong thực tiễn.

Bên cạnh những ưu điểm trong quy định của pháp luật QLNN về kinh tế thì còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, người dân như thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, trình tự thủ tục và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực kinh tế chưa phù hợp… Nhiều địa phương, việc xây dựng cơ chế chính sách, giải quyết không thoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người dân sẽ dễ dàng dẫn đến những vụ khiếu nại, khiếu kiện... Từ đó đặt ra vấn đề cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật và chỉnh đốn, kiểm soát chặt chẽ thực tiễn áp dụng, thực hiện pháp luật QLNN về kinh tế.

Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ kinh tế phù hợp với thực tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện QLNN về kinh tế, hình thành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống pháp luật QLNN về kinh tế luôn đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội. Theo đó, phương pháp QLLNN về kinh tế luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong QLNN và thực thi chính sách kinh tế, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật kinh tế qua các thời kỳ mà công tác QLNN về kinh tế đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý, thực hiện chính sách kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến phát

triển kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và mọi người dân.

Từ thực tiễn cho thấy UBND các cấp đều có ý thức quán triệt việc thực thi pháp luật về kinh tế, QLNN về kinh tế nhưng nhận thức về các quy định của pháp luật nói chung còn yếu, ở cấp cơ sở còn rất yếu. Từ đó dẫn tới tình trạng lúng túng trong công tác quản lý và triển khai thực hiện. Trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa thật sát sao.

Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật. Trên cơ sở đó, trong thực tiễn xây dựng pháp luật QLNN về kinh tế ở nước ta, nhiều văn bản pháp luật được ban hành chưa phù hợp với qui luật phát triển khách quan của xã hội, chưa đồng bộ và thống nhất. Có khi nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí phải được thay thế bằng văn bản khác. Một đất nước bất ổn về chính trị sẽ luôn khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao động… và dẫn đến thực hiện pháp luật không tốt. Chính vì vậy yếu tố pháp luật tác động rất lớn QLNN nhà nước về kinh tế tại các địa phương.

1.4.2. Yếu tố trình độ dân trí

Vấn đề về phân tầng xã hội đã và đang xảy ra mạnh mẽ ở Việt Nam khi sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng giãn cách. Không chỉ chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn mà ngay chính trong nông thôn, sự giãn cách này có sự chênh lệch lớn hơn, nhất là từ khi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, một số địa phương đã có nhiều chính sách, thu hút đầu tư, mô hình phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhưng cũng có nhiều địa phương ở vùng sâu,

vùng xa, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, chưa định hướng đúng đắn việc phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng, đời sống nhân dân. Vấn đề phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự cố kết trong mối quan hệ gia đình, làng xóm khi người dân ở đây nhận thấy được lợi ích kinh tế khi thực hiện phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh đúng hướng, quy mô hiện đại, áp dụng kỹ thuật, đầu tư vốn hợp lý trong từng hình thức kinh doanh, mô hình phát triển kinh tế từ thực tiễn.

Thực tế hiện nay, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đồng nghĩa với tư liệu sản xuất của người nông dân không còn nữa nên họ buộc phải tìm kế sinh nhai, trình độ hạn chế, mức lương thấp, không đảm bảo được đời sống…gây áp lực về mặt kinh tế, xã hội. Trong khi đó, việc QLNN về kinh tế, phát triển kinh tế xã hội cần phải có những lao động giỏi, lành nghề, kỹ thuật cao để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay. Nếu xuất phát điểm từ một địa phương thiếu cơ chế, chính sách thu hút, phát triển kinh tế, trình độ dân trí thấp thì việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, QLNN về kinh tế sẽ kém hiệu quả và ngược lại.

Tác động của quá trình hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, tác động của chính sách pháp luật kinh tế nói riêng và trình độ nhận thức của người dân đã có những tác động nhất định đến việc thực hiện QLLNN về kinh tế tại các địa phương.

1.4.3. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán

Văn hóa, phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền thống, nó không chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn ẩn chứa những quan niệm sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn… Văn hóa, phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Có thể thấy văn hóa, phong tục tập quán là một trong những yếu tố hình thành nên pháp luật và có tác động nhất định đến việc thực hiện pháp luật

trong cuộc sống, do đó văn hóa, phong tục tập quán cũng đã tác động đến thực hiện chính sách về kinh tế, QLNN về kinh tế. Và bằng các biện pháp điều chỉnh, pháp luật kinh tế, QLNN về kinh tế còn tác động trở lại văn hóa, phong tục tập quán.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu hương ước, lệ ước, quy ước mới ở các cơ sở phù hợp với luật pháp Việt Nam; nhờ đó, việc tuyên truyền pháp luật của nhà nước, việc tiếp cận và thực hiện pháp luật của người dân sẽ dễ dàng hơn.

Văn hóa, phong tục, tập quán có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tố tụng và đưa ra đường lối giải quyết các tranh chấp. Trong các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bồi thường, phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư...; phong tục, tập quán giúp các cơ quan và những người tiến hành tố tụng hoạt động có hiệu quả trong công tác điều tra, xác minh chứng cứ, hoà giải, xét xử, thi hành án… Từ đó, giúp cơ quan xét xử xác định rõ bản chất của mối quan hệ có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, áp dụng pháp luật phù hợp với mối quan hệ có tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế. Cũng qua phong tục tập quán, người thẩm phán có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các đương sự và giải quyết thấu tình đạt lý, được sự đồng ý của cộng đồng dân cư nơi xảy ra tranh chấp nói riêng và của xã hội nói chung. Như vậy, văn hóa, phong tục tập quán phù hợp đã góp phần làm cho pháp luật QLNN về kinh tế nói riêng, pháp luật về kinh tế nói chung được thực hiện nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin, sự tuân thủ sẵn có của người dân với tập tục.

Để phát huy hơn nữa những thế mạnh của văn hóa, phong tục tập quán đối với việc thực hiện chính sách về kinh tế, QLNN về kinh tế đạt hiệu quả, phù hợp với từng địa phương cụ thể thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa, phong tục tập quán và thực hiện chính sách tại các địa phương.

nhà nước

Các chính sách thay đổi về đất đai, tài chính, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế, tái cơ cấu kinh tế trong đó tái cơ cấu nguồn vốn cho phát triển kinh tế và các mô hình, hoạt động kinh doanh là biểu hiện rõ nhất trong thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước. Đó là động lực lớn nhằm thay đổi cục diện nền kinh tế của từng địa phương trong cả nước, góp phần phát triển kinh tế toàn diện, bền vững.

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn. Nhà nước đưa ra cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành kinh tế phát triển, trên cơ sở các quan điểm, nghị quyết và các chính sách của Đảng trong việc xây dựng chiến lược, triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư, phát triển mở rộng tại địa phương. Nhà nước là đơn vị cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với toàn xã hội nói chung và với hoạt động kinh tế nói riêng.

Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế, được cụ thể hóa trong luật và các nghị định để điều chỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc, quản lý kinh tế số. Vì vậy, nếu chính sách, chủ trương đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngược lại, nếu định hướng thiếu tính khoa học, chưa chính xác thì các văn bản pháp lý nhà nước sẽ xa rời thực tế, thiếu tính khả quan, chậm đổi mới sẽ dẫn đến sự phát triển lệch hướng, đầu tư không hợp lý kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tại các địa phương.

1.4.5. Tình hình kinh tế vĩ mô

đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo mở rộng tín dụng, giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu... Bộ Tài chính tập trung các giải pháp thực hiện tốt chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả thị trường chứng khoán; hỗ trợ DN, chia sẻ gánh nặng huy động vốn và rủi ro với ngành ngân hàng. Các bộ ngành địa phương chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thu hút FDI; chỉ đạo phát triển các dự án công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn như dịch vụ liên quan tài chính, công nghệ cao; ngành kinh tế chỉ đạo xúc tiến thu hút tập trung đầu tư các dự án trọng điểm; phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ.

Các dự án, chương trình, dịch vụ môi trường, phát triển nông lâm ngư nghiệp và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước có sự ảnh hưởng rất lớn từ việc phát triển kinh tế vĩ mô của đất nước. Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nếu thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, kế hoạch trên sẽ tạo bước phát triển mới trong nền kinh tế, bảo đảm quản lý nhà nước về kinh tế các địa phương đạt hiệu quả và ngược lại.

Như vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những yếu tố tác động đến hoạt động QLNN trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học và toàn diện trong quá trình QLNN.

Tiểu kết Chương 1

Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về kinh tế, Luận văn tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)