từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam phải trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay
Trên cơ sở, Quyết định số 3988/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Duy Xuyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo đó, các cấp chính quyền đã xác định quan điểm phát triển kinh tế - xã hội bền vững như tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát triển Kinh tế- xã hội trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ về con người và tài nguyên thiên nhiên; thu hút các nguồn lực bên ngoài nhằm tạo sự phát triển nhanh, hiệu quả. Phát triển Kinh tế- xã hội phải theo quy hoạch, kế hoạch và phải gắn liền với giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cho một số ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả,chất lượng và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giữa các điểm đô thị,giữa đô thị và nông thôn. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý, điều hành công cuộc phát triển trong tình hình mới có nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho sự phát triển.
Tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đến năm 2020 là 75%, đến năm 2025 là 80%. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo (không tính số lao động tự học nghề và được doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đào tạo) đến năm 2020đạt 40% trở lên; đến năm 2025 đạt 50% trở lên. Phấn đấu hằng năm giải quyết khoảng 2.000 – 2.500 lao động được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Đến năm 2020, trẻ dưới 03 tuổi đến lớp đạt 40%, trẻ từ 03 - 05 tuổi đạt 100%; đến năm 2025, trẻ dưới 03 tuổi ra lớp đạt 50%, trẻ từ 03-05 tuổi đạt 100%, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 03. Đến năm 2020, có 9 bác sĩ/vạn dân, 1 dược sĩ đại học/vạn dân; đến năm 2025có 12bác sĩ/vạn dân,02 dược sĩ đại học/vạn dân. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi
suy dinh dưỡng còn dưới 4% vào năm 2020và dưới 3% vào năm 2025, trẻ thấp còi còn dưới 6% vào năm 2020 và dưới 5% vào năm 2025. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã theo tiêu chí nông thôn mới đến 2020 đạt 100% số xã. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn (chuẩn đa chiều) giảm còn dưới 5%vào năm 2020 và giảm còn dưới 3% vào năm 2025(không bao gồm hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không có khả năng thoát nghèo).
Đến năm 2020 có 100% làng nghề, cụm công nghiệp, các khu dân cư tập trung, khu đô thị được thu gom, xử lý rác thải. Thường xuyên kiểm tra, kiểm dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2020 có cơ cấu kinh tế với tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp dưới 13% và khu vực phi nông nghiệp trên 87%. Đến 2025, tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp dưới 8% và khu vực phi nông nghiệp trên 92%;giai đoạn 2026-2035 tốc độ tăng trưởng ước đạt khoảng 13%/năm. Cơ cấu kinh tế đến 2035 dự kiến khu vực nông nghiệp khoảng 4%, phi nông nghiệp đạt khoảng 96%.
Phấn đấu đến năm 2025, nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh phát triển thương mại-dịch vụ,công nghiệp đi đôi với phát triển ổn định nông nghiệp-nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới thực chất và hiệu quả; nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng của tỉnh và điều kiện thực tế của huyện. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng, chú trọng công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2018- 2020 tăng bình quân 14,3%/năm, giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân 13,9%. Tầm nhìn đến năm 2035: Giá trị sản xuất đạt gần 86.467 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp khoảng 96%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75%. Tất cả các cấp học đều có trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó số trường đạt chuẩn mức 02 trở lên. Phấn đấu 100% trạm y tế có bác sĩ.
Thứ hai, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung
Các cấp, các ngành đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung cấp đầy đủ, cập nhật các thông tin về tình hình hội nhập và hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp và người dân nắm bắt, hiểu biết và tiếp cận kịp thời những chính sách mới về kinh tế, tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế; tạo sự kiên định và đồng thuận cao trong tiến trình hội nhập. Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế... cho cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó mở rộng liên kết phát triển kinh tế, mạnh dạn đầu tư, định hướng QLNN về kinh tế, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Tập trung cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, gắn việc thực thi đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình rà soát, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và thể chế trong nước, hài hòa, phù hợp với pháp luật và Hiến pháp của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế; Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các DN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Tăng cường đôn đốc, giám sát và đánh giá tình hình thực thi các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế…
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh phù hợp với xu thế phát triển của chính sách và pháp luật cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát hiện, điều tra, xử lý và ngăn chặn hiệu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh xuyên biên giới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế…
Thứ ba, nâng cao vai trò quản lý nhà nước với FDI một cách toàn diện cả vĩ mô và vi mô ở tầm vĩ mô, quản lý nhà nước được nâng cao thông qua khả năng vận dụng các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô tạo môi trường đầu tư có hiệu quả cho hoạt động FDI
Đó là các công cụ như tỳ giá hối đoái, lãi suất, phát triển hệ thống ngân hàng, tạo sự lành mạnh cho thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường tiền tê và thị trường hàng hoá. Đây là những yếu tố liên quan mật thiết đến hoạt động có hiệu qủa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở tầm vi mô, tính toàn diện và đồng bộ của hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện ở khả năng hoàn thiện cơ chế quản lý và các thủ tục để điều hành công tác quản lý từ khâu vận động đầu tư hình thành dự án, thẩm định cấp giấy phép, triển khai dự án và quản lý khi dự án đi vào hoạt động trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư vào kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, thế mạnh của FDI và hạn chế tới mức thấp nhất các tiêu cực của nó.
Việc hoạch định chính sách pháp luật áp dụng đối với FDI là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước; Các chính sách và quy định của pháp luật là cơ sở hình thành nề nếp làm ăn và phương thức kinh doanh của nhà đầu tư bản thân hoạt động kinh doanh là hoạt động có tính dài hạn. Qua đó,
đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư, hoạch định chính sách pháp luật đối với FDI cần tuân theo những thông lệ và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, nhất là những yêu cầu về hội nhập khu vực và toàn cầu làm định hướng lâu dài cho công tác hoạch định chính sách pháp luật.