Thực trạng tình hình kinh tế tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 43 - 50)

Nguyên nhân của hạn chế đó là chưa thực hiện phân tích công việc để đánh giá hoạt động CBCC trước và sau đào tạo; Công tác xây dựng kế hoạch, việc xác định nhu cầu đào tạo CBCC là chưa chính xác; chưa phù hợp với yêu cầu của từng vị trí việc làm; Việc xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu ngân sách hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của huyện là chưa hợp lý; Chính sách sử dụng CBCC sau đào tạo chưa hợp lý.

2.2. Thực trạng tình hình kinh tế tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Nam

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) với nhiều kết quả nổi bật như: thu nhập bình quân đầu người đạt gần 45 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,53%; giải quyết 10.760 việc làm mới; có thêm 7 xã nông thôn mới... Tình hình kinh tế huyện Duy Xuyên từ năm 2018 đến 30/6/2020 đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy

Năm 2019 địa phương đã thực hiện việc sáp nhập Văn phòng Đảng ủy và Văn phòng UBND ở 13 xã, thị trấn; thực hiện việc sáp nhập, giảm đầu mối tổ đoàn kết ở các thôn, khối phố. Ngoài ra, rà soát, sắp xếp các cơ quan tham

mưu, giúp việc của cấp ủy, HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện theo quy định khung của Trung ương, Tỉnh ủy.

Từ tháng 6.2012 đến nay, Duy Xuyên đã cử 39 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị và 351 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị. Ngoài ra, cử 77 cán bộ đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trong đó 14 người học thạc sĩ và 63 học đại học. Huyện còn liên kết với Đại học Huế mở lớp đại học chuyên ngành Công tác xã hội cho 57 cán bộ và liên kết với Đại học Vinh mở lớp đại học liên thông chuyên ngành Luật cho 74 cán bộ. Ngoài ra, 43 công chức thuộc Đề án 500 của tỉnh đã được bổ nhiệm vào các chức danh công chức ở xã, thị trấn; trong đó có 5 trường hợp trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời từ năm 2012-2016 huyện đã luân chuyển 8 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý về giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã...

Đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập, thông qua việc sáp nhập Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng với Trung tâm Phát triển quỹ đất. Đồng thời phấn đấu có tối thiểu 50% số đơn vị tự chủ tài chính. Lộ trình đến năm 2030 tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, quản lý nhà nước, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025, phấn đấu giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường

Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, chỉnh lý biến động đất, thu hồi đất khá kịp thời. Công tác tiếp nhận, giải quyết các thủ tục, hồ sơ về đất đai cho tổ chức và công dân đảm bảo về thời gian. Tiếp tục chỉ đạo thực

hiện hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu tại 4 xã Duy Vinh, Duy Thành, Duy Phước và thị trấn Nam Phước.

Công tác xác định giá đất, thẩm định hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng được tập trung triển khai quyết liệt. Đã ban hành các Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể, phương án đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện.

Quản lý tài nguyên khoáng sản được tập trung chỉ đạo. Đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra tình hình hoạt động và việc thực hiện các nghĩa vụ có liên quan trong khai thác cát, sỏi của các đơn vị được cấp phép hoạt động trên địa bàn huyện, như: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tân Phước Yên; Công ty TNHH MTV Nhất Tài, Công ty Cổ phần An Thịnh và Công ty TNHH MTV Phạm Thăng Long. Tổ chức đối thoại với nhân dân xã Duy Trinh về tình hình khai thác cát tại mỏ Tú Ba và thống nhất đề nghị tỉnh tạm dùng khai thác tại khu vực này để ơphòng tránh sạt lở ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Trên lĩnh vực môi trường, đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Đề án thu gom rác; thường xuyên kiểm tra, xử lý tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường; xác định các khu vực thải và các điểm ô nhiễm báo cáo về tỉnh để tổng hợp, hoạch định chiến lược bảo vệ môi trưởng trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương ra quân diệt chuột, phân công cán bộ chuyên môn đứng điểm để theo dõi, hướng dẫn cho nông dân phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Cây lúa đạt năng xuất lúa bình quân 64,1 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha; cây ngô năng suất 75 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha; cây lạc năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so cùng kỳ; một số cây trồng khác như đậu cô ve, ớt, dưa đều cho năng suất khá. Tổng diện tích lúa chủ động nước gieo sạ được 3.536 ha; cây ngô 325 ha; cây lạc 7,5 ha; cây họ

đậu 175 ha; rau các loại 500 ha. Một số diện tích còn lại đang tiếp tục xuống giống theo kế hoạch.

Từ năm 2018 đến 30/6/2020, tổng đàn gia súc đạt 123.265 con. Trong đó: đàn lợn 80.455 con, tăng 9,5%; đàn bò 33.600, tăng 1,6%;, đàn trâu 6.200 con, tăng 0,6%; đàn gia cầm 3.010 con tăng 5% so với cùng kỳ. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật được tiến hành thường xuyên; tuy bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu bò diễn ra rải rác ở một số địa phương, nhưng UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị và bao vây dập dịch không để lây lan ra diện rộng. Công tác tiêm phòng vacxin vụ 1 được quan tâm, nhưng tỷ lệ tiêm phòng còn thấp: đàn trâu bò: LMLM đạt: 41%, THT đạt 27%; trên đàn lợn: DTL 73%, THT 57%, PTH 57%; Cúm H5N1 trên đàn gia cầm đạt 12.200 liều.

Kinh tế trang trại có chiều hướng phát triển, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục để thành lập mới 4 trang trại (1 TT giống cây LN ở Duy Trung, 1 TT Du lịch sinh thái ở Duy Hòa, 1 TT chăn nuôi lợn Duy Hòa, 1 TT chăn nuôi bò sữa ở Duy Phú).

Thứ tư, lĩnh vực thủy sản

Tổng sản lượng đạt 339 tấn, bằng 85% KH cả năm, sản lượng khai thác chỉ đạt 5.050 tấn, bằng 38,25% kế hoạch năm. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 185 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 127,5 ha.

Tiếp tục chỉ đạo các xã còn lại hoàn thiện các tiêu chí để đến năm 2020 huyện Duy Xuyên phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo triển khai xây dựng 11 mô hình điểm về xây dưng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.

Công tác trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được tập trung chỉ đạo. Hạt kiểm lâm và các xã có rừng tích cực triển khai

phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết nắng nóng hiện nay.

Thứ năm, sản xuất CN-TTCN

Nhìn chung phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt trên 1.622 tỷ đồng (giá cố định 2010), tăng 14,2% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất toàn ngành vẫn đạt 1.498 tỷ đồng, tăng 3,03% so với năm trước. Huyện vẫn có tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 14.448,5 ha, đạt 97,4 kế hoạch và đạt 97,7% so với cùng kỳ (2019). Một số lĩnh vực, như: may xuất khẩu đạt 177,8 tỷ đồng, tăng 22,76%; sản phẩm phi kim loại đạt 311 tỷ đồng, tăng 7,2%; chế biến thực phẩm, đồ uống đạt gần 370,8 tỷ đồng tăng 8,6% so cùng kỳ, xấp xỉ so với cùng kỳ; ngành sản xuất sợi có bước chuyển biến mới, đã sản xuất 3.200 tấn sợi các loại, tăng 20% so cùng kỳ; ngành dệt vải tiếp tục gặp khó khăn. Năm 2019, dù còn nhiều khó khăn song Duy Xuyên vẫn có tốc độ tăng trưởng đạt 14,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,7 triệu đồng/người.

Công tác xúc tiến đầu tư đạt kết quả tích cực. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp lập hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh đối với các dự án: Khu nhà hàng-Khách sạn Champa, nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm và vật liệu xây dựng, dự án Dòng sông lụa, dự án Khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu Xanh, Khu du lịch sinh thái Hà Nhuận, khu du lịch nghỉ dưỡng Nông trại xanh Trà Nhiêu. Tổ chức khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm dọc sông Thu Bồn. Tiếp nhận 2 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Thương mại- Dịch vụ và lĩnh vực Y tế- Giáo dục.

Hoạt động Thương mại- Dịch vụ ổn định, các mặt hàng cung ứng trên thị trường tương đối đa dạng, chất lượng đảm bảo, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động kinh doanh các chợ dần đi vào nề nếp, vệ sinh môi trường đảm bảo; đã khánh thành, đưa vào hoạt động chợ Duy Thành. Tuy

nhiên, công tác quản lý chợ ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

Về Du lịch, thu hút 207.450 lượt khách, tăng 4% so cùng kỳ; trong đó khách đến Mỹ Sơn trên 204.300 lượt, tăng 10% so cùng kỳ, chủ yếu là khách quốc tế. Doanh thu hơn 32 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ. Công tác phát triển du lịch được tập trung chỉ đạo. Đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ‘‘Đề án phát triển du lịch huyện Duy Xuyên giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025’’; tổ chức khảo sát Làng du lịch sinh thái công đồng Trà Nhiêu mở rộng (khu đất Ven Chỉ) và các điểm phụ cận để hỗ trợ Công ty Hội An- Trà Nhiêu đầu tư phát triển du lịch.

Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng. đề nghị Sở Xây dựng thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị loại IV thị trấn Nam Phước, Chương trình phát triển đô thị loại V đối với Duy Hải - Duy Nghĩa. Tập trung chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng tại vùng Đông, triển khai thi công dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Triển khai thực hiện các công trình: cầu Hà Tân; Khu Thương mại - Dịch vụ và dân cư Đông Cầu Chìm (hạng mục: Chợ huyện và hạ tầng kỹ thuật khu dân cư); Trung tâm văn hoá huyện ; triển khai 7 công trình từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục về sửa chữa, nâng cấp trường lớp học; 02 công trình thuộc sự nghiệp kinh tế, 05 công trình thuộc quỹ bảo trì đường bộ và đề án kiên cố hóa đường ĐH. Đối với các công trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM, UBND huyện và các chủ đầu tư đã phê duyệt hồ sơ để triển khai thi công 46 công trình. Các công trình thuộc theo NQ 161 về trùng tu di tích năm 2018 chủ đầu tư đang lựa chọn nhà thầu xây dựng để triển khai thi công. Đồng thời, đã triển khai xây dựng mới 11km kênh mương nội đồng; 4km GTNT; dồn điền đổi thửa 130 hécta.

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện 712.376,2 triệu đồng, trong đó, thu phát sinh kinh tế 213.185,2 triệu đồng, đạt 52,7% dự toán huyện giao, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm trước; tốc độ tăng thu phát sinh kinh tế là 57,2%.

Tổng chi ngân sách thực hiện 441.995,9 triệu đồng. Trong đó, chi đầu tư XDCB và mục tiêu 60.381 triệu đồng, chi thường xuyên 344.674,1 triệu đồng; chi nộp ngân sách cấp trên là 68 tỷ đồng, thì số chi ngân sách phát sinh là 1.024,9 tỷ đồng, tăng 97,3% so với dự toán huyện giao. Chi ngân sách được thực hiện đúng mục tiêu, dự toán và cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT- XH, QP-AN trên địa bàn huyện. Công tác phân bổ, giao chỉ tiêu ngân sách được thực hiện sớm, nhờ đó kết quả thu khá, cơ bản đáp ứng nhu cầu chi theo dự toán.

Thứ sáu, phát triển kinh tế xã hội

Trong 5 năm qua, huyện Duy Xuyên đã thực hiện tốt định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và từng bước đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ trong 5 năm qua đạt 22.468 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình quản lý nhà nước, triển khai thực hiện phát triển kinh tế xã hội còn một số hạn chế, tồn tại như tình hình gia tăng tội phạm ma túy, cờ bạc; tội phạm công nghệ cao; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; cháy rừng diễn ra thời gian qua...

Duy Xuyên có bước đột phá mạnh mẽ trong 5 năm qua, tạo nên trục phát triển đều khắp từ vùng đông với du lịch; vùng trung tâm với công nghiệp - thương mại và vùng tây với du lịch - dịch vụ làm nền tảng; tiếp tục tập trung quy hoạch bài bản vùng đông thành đô thị ven biển hiện đại kết nối với chuỗi đô thị đang dần hình thành dọc ven biển Quảng Nam, từ đó đón đầu làn sóng đầu tư, tạo động lực để phát triển cho vùng trung tâm và phía tây.

Huyện Duy Xuyên hiện có 9 xã được công nhận xã nông thôn mới, 6 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Hai xã Duy Tân và Duy Thu phấn đấu đến giữa năm 2020 được công nhận xã nông thôn mới. Huyện Duy Xuyên phấn đấu đến giữa năm 2020 được công nhận huyện nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa. Thị trấn Nam Phước đang xây dựng loại IV. Hai xã Duy Nghĩa và Duy Hải xây dựng đô thị loại IV.

Trong 5 năm qua, Duy Xuyên đã kiên cố hóa 101km kênh bê tông, 47km giao thông nội đồng, thực hiện dồn điền đổi thửa 573ha. Trên địa bàn huyện quy hoạch 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với 27 doanh nghiệp đang sản xuất tạo việc làm cho gần 10 nghìn lao động, chủ yếu là lao động địa phương. Tổng lượt khách du lịch đến Duy Xuyên trong 5 năm đạt gần 2 triệu, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 86%. [56, tr.2-4]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)