nước về kinh tế tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Những kết quả đạt được
Duy Xuyên đã tập trung cụ thể hoá thành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo sát với yêu cầu thực tế địa phương để định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, đơn vị tổ chức thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế bình quân của nhiệm kỳ 2015-2020 vượt 15,01% so với Nghị quyết đề ra; thu nhập bình quân đầu người đến 2020 đạt 44,935 triệu đồng/người/năm (Nghị quyết đề ra là 41 triệu đồng); cơ cấu giá trị giữa các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp đạt chỉ tiêu với tỷ lệ 43,6- 45,3-11,1%; cơ cấu lao động phi nông nghiệp- nông nghiệp là 80 và 20%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 15,6% (Nghị quyết đề ra là 14%); giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 18,6% (Nghị quyết 17%); giá trị sản xuất nông- lâm- ngư tăng 3,2%/năm; gía trị đầu tư toàn xã hội tăng 3,2% so với 5 năm trước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,53% (Nghị quyết là 2%); dự kiến năm 2020 Duy Xuyên sẽ là huyện đạt chuẩn nông thôn mới…
Tổng kinh phí tổ chức lập quy hoạch tối đa: 1.400.950.418 đồng (Một tỷ, bốn trăm triệu, chín trăm năm mươi ngàn, bốn trăm mười tám đồng); gồm: Chi phí chuẩn bị đề cương, nhiệm vụ và dự toán : 28.088.746 đồng; Xây dựng quy hoạch : 1.207.816.095 đồng; Chi phí quản lý và điều hành : 155.126.486 đồng; Chi phí khác : 9.919.091 đồng. [56, tr.8-9]
Thực hiện hiệu quả công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp sang dịch vụ vụ- công nghiệp- nông nghiệp, đồng thời từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Theo đó, tổng giá trị ngành thương mại- công nghiệp đạt gần 22.500 tỷ đồng
trong 5 năm qua, tăng trưởng bình quân 18,63%/năm, vượt 16,63%/năm. Đồng thời triển khai đề án phát triển Du lịch Duy Xuyên đến 2020, định hướng đến 2025, thu hút, mời gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch, đồng thời đầu tư vốn từ ngân sách cho hạ tầng giao thông để khai thác tiềm năng và kết nối các điểm du lịch trên địa bàn. [56, tr.8-9]
Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng của huyện cũng tăng trưởng ổn định, góp phần tích cực vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp- xây dựng trong 5 năm qua ở Duy Xuyên đạt 25.058 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15,56%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 18.244 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 14,77%/năm. Các lĩnh vực may mặc, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá; ngành chế biến thực phẩm, thuỷ sản liên tục tăng trưởng trong nhiều năm; dệt lụa bước đầu được khôi phục; một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống được phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho lao động địa phương.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả toàn diện. Theo dự kiến, đến cuối năm 2020 Duy Xuyên sẽ có 11/11 xã đạt chuẩn NTM; thị trấn Nam Phước cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV và xã Duy Hải, Duy Nghĩa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; huyện Duy Xuyên đạt chuẩn huyện NTM trong quá trình đô thị hoá.
Trong khi đó, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học- công nghệ, quản lý và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong những năm qua cũng được Đảng bộ huyện Duy Xuyên quan tâm đổi mới, thực hiện có kết quả. Đến nay mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng rộng khắp và khang trang, đáp ứng đầy đủ và thuận lợi cho nhu cầu học tập của con em trong huyện. Cạnh đó, huyện cũng đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3 và xoá mù chữ mức độ 2, dạt chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ
cập giáo dục THCS mức độ 3 theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP.
Các cấp chính quyền địa phương tập trung quan tâm xây dựng, phát triển văn hoá, con người; làm tốt công tác quốc phòng, an ninh và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời xây dựng hệ thống chính trị phát triển mạnh mẽ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, dự nguồn đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác, trình độ đào tạo, kỹ năng quản lý chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. [56, tr.9-10]
2.4.2. Hạn chế, bất cập
Về xây dựng và ban hành pháp luật về kinh tế
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về kinh tế chưa hoàn chỉnh và đồng bộ,
còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền KTTT định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay như quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; môi trường kinh doanh còn thiếu cạnh tranh công bằng, bình đẳng; Quản lý, điều hành giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa tuân thủ theo nguyên tắc thị trường,…
Thứ hai, pháp luật về sở hữu còn nhiều bất cập trong Luật đất đai năm
2013 như các quy định về cơ chế thu hồi đất, định giá đất, thẩm quyền giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tích tụ và tập trung ruộng đất; quy định về thu hồi đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế còn quá ưu tiên cho nhà đầu tư, chưa có những quy định hợp lý để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất; chưa có quy định bảo đảm cho việc công khai, minh bạch trong quá trình đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch…
Thứ ba, quy định pháp luật về chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều điểm chưa được phân định rõ; Chưa xây dựng đầy đủ những chính sách, quy định cụ thể để Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Thứ tư, quy định pháp luật chưa đảm bảo mục tiêu hài hòa lợi ích của
Nhà nước, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; thể chế quản lý thuế, phí và giá còn nhiều bất cập. Thể chế thị trường bất động sản còn có nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước kiểm soát được biến động của thị trường bất động sản; cơ chế chính sách về vốn, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng chưa phù hợp.
Về tổ chức triển khai thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về kinh tế
Thứ nhất, các cấp chính quyền địa phương chưa thể hiện quyền chủ sở
hữu; chưa xây dựng cơ chế chủ động, chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Thứ hai, không thường xuyên theo dõi, giám sát và thực hiện quản lý
kinh tế theo chức năng luật định mà đi sâu vào hoạt động kinh tế của các cơ quan chuyên môn.
Thứ ba, chưa có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cấp, các
ngành địa phương liên quan; quy chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, hiệu quả thực hiện chính sách kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Về sử dụng các phương pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Thứ nhất, vì lợi nhuận vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
người dân bất chấp các quy định pháp luật khai thác tài nguyên trái phép, buôn lậu, nhập khẩu và sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ tích trữ hàng hóa để nâng giá trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh, hiệu quả kinh tế không đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai, một số cơ quan, ban ngành, địa phương chưa thực sự quyết
hoạt động kinh tế; các chế tài về hành chính, thương mại, hình sự chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng có yếu tố sai phạm.
Thứ ba, việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt về quan điểm, đường lối,
chủ trương, chính sách lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện các thỏa thuận kinh tế, hiệp định thương mại và các mô hình, hoạt động kinh tế phù hợp với địa phương chưa được quan tâm đầu tư, triển khai sâu rộng.
Thứ tư, chưa xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá
thương hiệu mặt hàng xuất khẩu, làng nghề truyền thống chủ lực tại địa phương; thiếu chính sách hỗ trợ các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp trong thu hút đầu tư, thủ tục hành chính và khai thác hiệu quả công nghệ thông tin, ứng dụng thương mại điện tử vào công tác quản lý nhà nước về kinh tế của cơ quan nhà nước và hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Thứ năm, thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nhất là
các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan vẫn còn phức tạp; chưa đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành để rút ngắn thời gian cấp giấy phép, xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa.
Thứ sáu, công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập
kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ năng đối nội, đối ngoại trong hoạt động kinh tế cho cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tại địa phương còn nhiều hạn chế.
Thứ bảy, các cấp chính quyền chưa xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho
các tổ chức, doanh nghiệp trong việc vay vốn, tín dụng, bảo vệ môi trường, về sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động… trong công tác quản lý, hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện.
Thứ tám, chưa phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan quản lý
nhà nước các cấp về kinh tế, thể chế hóa chức năng quản lý kinh tế, còn tập trung can thiệp trực tiếp vào các nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh.
Thứ chín, hoạt động tố tụng, xét xử những vụ án kinh tế, dân sự,
thương mại, hành chính còn bị tác động bởi kinh tế thị trường, có sự can thiệp của cấp chính quyền địa phương, tác động đến môi trường kinh doanh, đầu tư, cạnh tranh lành mạnh và thực thi chính sách quản lý nhà nước về kinh tế tại địa phương [56, tr.10]
Tiểu kết Chương 2
Tại Chương 2, Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, quản lý nhà nước về kinh tế. Đồng thời đánh giá được những kết quả đạt được như Duy Xuyên đã tập trung cụ thể hoá thành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện, bên cạnh đó ban hành nhiều văn bản chỉ đạo sát với yêu cầu thực tế địa phương để định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, đơn vị tổ chức thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Tăng trưởng kinh tế bình quân của nhiệm kỳ 2015-2020 vượt 15,01% so với Nghị quyết đề ra; thu nhập bình quân đầu người đến 2020 đạt 44,935 triệu đồng/người/năm. Trong các nhiệm vụ đột phá gắn với khai thác các thế mạnh của địa phương, dấu ấn quan trọng nhất là địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp sang dịch vụ vụ- công nghiệp- nông nghiệp, đồng thời từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như các cấp chính quyền địa phương chưa thể hiện quyền chủ sở hữu; chưa xây dựng cơ chế chủ động, chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực kinh tế; một số cơ quan, ban ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong đôn đốc, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong quản lý và hoạt động kinh tế; chưa xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu mặt hàng xuất khẩu, làng nghề truyền thống chủ lực tại địa phương.... Do đó để công tác quản lý nhà nước về kinh tế đạt hiệu quả, chính quyền địa phương huyện Duy Xuyên cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, đổi mới tư duy kinh tế, cách thức hoạt động kinh tế trong thời gian đến. Để làm rõ hơn nội dung này, Luận văn tiếp tục nghiên cứu tại Chương 3.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ