Nội dung quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 28 - 30)

Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản

lý nhà nước về phát triển cơng nghiệp.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, địa phương xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp. Bởi vậy, khi xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.

Quản lý nhà nước về phát triển cơng nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực và bảo vệ mơi trường, mơi sinh, tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững.

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ đầu tư, tổ chức xúc tiến, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của Nhà nước và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Các biện pháp này cũng được điều chỉnh linh hoạt về mặt pháp lý để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và cũng cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Hai là, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính

sách.

Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển công nghiệp. Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau này. Đối với Nhà nước cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng trong khu vực để giải quyết vấn đề tập trung lao động, phát triển lâu dài của xã hội.

Ba là, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh

nghiệp.

Nhằm định hướng hoạt động công nghiệp theo quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của pháp luật của Nhà nước

Nội dung và phương thức kiểm tra của Nhà nước đối với các DN, dự án hoạt động không khác với nội dung kiểm tra DN và đầu tư nói chung. Tuy nhiên, do các hoạt động Công nghiệp tập trung với mật độ cao nên các hoạt động kiểm tra liên ngành có điều kiện và cần thiết phải phối hợp với nhau

tránh gây cản trở không cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhà nước đặc biệt chú trọng kiểm tra về các mặt ô nhiễm môi trường, thuế, chế độ sử dụng lao động ở các DN, bởi vì các hoạt động này tiềm ẩn khả năng lây lan và gây mất ổn định cao. Ngoài ra, các hoạt động kiểm tra sử dụng đất đai cũng được tăng cường hơn các nơi khác để tránh nguy cơ lãng phí đất, sử dụng đất khơng đúng mục đích từ phía các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)