Thực trạng xúc tiến, thu hút đầu tư vào phát triển Công nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 58 - 62)

trên địa bàn huyện

Để thu hút đầu tư vào ngành Cơng nghiệp, huyện Hiệp Đức đã có nhiều biện pháp tích cực, cụ thể:

Một là, tập trung phát triển một số ngành Cơng nghiệp có lợi thế. Đối với các vùng đơng của huyện, tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực Cơng nghiệp có sử dụng lao động cao như dệt may, giày da, gỗ mỹ nghệ…. một số ngành Công nghiệp hỗ trợ nhằm giải quyết việc làm, thúc đẩy ngành dịch vụ, tạo động lực phát triển kinh tế của toàn huyện. Đối với vùng tây của huyện, tận dụng lợi thế đất đai, nguồn nguyên liệu để phát triển các lĩnh vực chế biến lâm sản, dược liệu, hạn chế xuất thô, tăng giá trị kinh tế của rừng trồng và cây thảo dược. Kết hợp hệ sinh thái khu vực miền núi, đặc trưng văn hóa vùng cao của huyện và các huyện lân cận để phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái.

Hai là, rà sốt quy hoạch mạng lưới cụm cơng nghiệp và thu hút các

doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Các cụm cơng nghiệp phải được quy hoạch có tầm nhìn để phát triển mở rộng thành khu cơng nghiệp nếu có điều kiện. Trên cơ sở mạng lưới cụm công nghiệp, huy động và lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm cơng nghiệp. Hồn chỉnh kết cấu hạ tầng trọng yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ba là, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút doanh nghiệp

đầu tư vào công nghiệp trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư hiện có.

Bốn là, thực hiện tốt chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Thực

hiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, nhu cầu lao động tại chỗ của các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, tổ chức đào tạo các ngành dệt may, giày da, mây tre đan, các ngành nghề truyền

thống tạo việc làm cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động.

Năm là, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển công nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó chú ý hỗ trợ vốn, chuyển giao cơng nghệ, giúp đỡ tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng kinh tế, phổ biến chính sách pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ Công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cho phát triển công nghiệp.

Sáu là, phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với bảo vệ mơi trường,

thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phịng, an ninh. Thường xun kiểm tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cụm cơng nghiệp hiện có để có phương án xử lý kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tuy vậy, việc tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh của Hiệp Đức vẫn còn một số hạn chế. Hạ tầng dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính đã được cải thiện nhưng vẫn cịn trường hợp giải quyết thủ tục mất nhiều thời gian. Một số luật, qui định còn chậm hướng dẫn thi hành nên phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho đầu tư, phát triển cơng nghiệp vẫn gặp khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. Chưa có doanh nghiệp lớn, có vai trị đầu tàu để phát triển kinh tế toàn vùng. Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ tận dụng lao động thủ công và cây trồng như nhà máy may công nghiệp, nhà máy băm dăm, nhà máy ván ép, viên nén năng lượng...

Hình 2.6. Giá trị sản xuất cơng nghiệp qua các năm

(Theo giá hiện hành, đơn vị triệu đồng)

300000250000 250000 34664 200000 219003 19721 23280 15821 185874 182921 173437 150000 cá thể tư nhân 100000 10935 50000 68587 0 2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)