Nâng cao vai trị quản lý nhà nước đối với phát triển cơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 79)

hỗ trợ giống nhau mà dựa trên lợi thế hoặc mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và của toàn vùng để quy hoạch tránh trùng lắp ngành nghề dẫn đến sự phân bố khơng hợp lý, thậm chí cạnh tranh khơng cần thiết. Cần có tuyến giao thơng giao thơng liên huyện với các điểm cơng nghiệp để tăng tính đồng bộ, giảm lãng phí thất thốt do đầu tư dàn trải của mỗi địa phương, đồng thời rút ngắn hoảng cách, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp đang hoạt động.

Quy hoạch và tổ chức vị trí hợp lý giữa ba thành phần cấu thành cơ bản của mối quan hệ là cụm công nghiệp, khu nhà ở và khu dịch vụ công cộng. Khi quy hoạch phát triển cơng nghiệp cần tính tốn tới việc đảm bảo tính đồng bộ giữa các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường. Sự phát triển của khu nhà ở, dịch vụ công cộng gắn với phát triển công nghiệp phải được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển của huyện và sự phát triển của vùng.

3.2.2. Nâng cao vai trị quản lý nhà nước đối với phát triển cơng nghiệp nghiệp

Mặc dầu Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Cụm công nghiệp; Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương quy định thực hiện một số nội dung của quy chế quản lý cụm công nghiệp đã được ban hành từ rất lâu. Tuy nhiên, đối với huyện Hiệp Đức việc thành lập trung tâm phát triển cụm công nghiệp chưa triển khai được do quy mơ cơng nghiệp trên địa

bàn cịn nhỏ lẻ. Vì vậy, việc quản lý cơng nghiệp do nhiều cơ quan chức năng quản lý nhà nước bao gồm Phịng Tài chính - Kế hoạch phụ trách mảng đầu tư; Phòng Kinh tế và Hạ tầng phụ trách quy hoạch, hạ tầng; Phòng Tài nguyên và môi trường phụ trách mảng môi trường. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng của huyện cịn chung chung, chưa có quy chế phối hợp cụ thể nên có hiện tượng chồng chéo, không nhất quán, chưa phát huy hết vai trị, nhiệm vụ trong quản lý cơng nghiệp. Do vậy, UBND thành huyện Hiệp Đức cần sớm phê duyệt quy chế phối hợp này để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể của đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, phải tính đến quy định chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư và phát triển quỹ đất huyện trong việc đầu tư, khai thác hạ tầng các cụm công nghiệp.

Về quản lý môi trường: Hiện nay hoạt động của bộ phận này tại huyện Hiệp Đức do Phịng Tài ngun và Mơi trường đảm nhận. Do hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ nên trong thời gian dài bng lỏng dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân trong khu vực dự án. Do vậy trong thời gian tới UBND huyện phải chỉ đạo để thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường từ khâu đầu tư đến khi dự án đưa vào hoạt động.

Về quản lý doanh nghiệp: Đây là khâu cần có quy chế cụ thể trong phối hợp giữa các cơ quan liên quan như Phòng Kinh tế và hạ tầng, Phịng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục thuế và quản lý thị trường. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất, việc kiểm tra không chỉ phát hiện sai phạm trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị mà cịn giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác quản lý doanh nghiệp cần sâu sát hơn với cơ sở, tránh tình trạng quản lý hành chính như hiện nay. Có như vậy mới tham mưu đề xuất với HĐND, UBND các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất

giỏi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước và kịp thời tham gia giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh.

Về quản lý hoạt động đầu tư: Xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất để làm đầu mối tiếp nhận, xử lý các hồ sơ dự án đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp và các dự án cửa chủ đầu tư. Nhanh chóng tổ chức thẩm định các dự án đầu tư ngay từ lúc tiếp nhận đơn và dự án đầu tư giúp các doanh nghiệp giảm bớt thời gian chờ cấp phép. Tuy nhiên, khơng vì vậy mà thiếu chặt chẽ, hồ sơ nào khơng đạt yêu cầu về vốn, về công nghệ, về các chỉ số kinh tế-kỹ thuật... sẽ không cấp phép và việc cấp phép đầu tư có chọn lọc theo định hướng quy hoạch phát triển hiện tại và tương lai.

Về quản lý quy hoạch: Thực hiện nghiêm về cấp chứng chỉ quy hoạch quy hoạch. Tổ chức góp ý trong khâu quy hoạch chi tiết 1/500, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật đối với các dự án đầu tư. Kiên quyết không đồng ý đối với các trường hợp vi phạm trong quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

Về công tác quản lý lao động: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các quy định về pháp luật lao động và quan hệ lao động. Công tác quản lý lao động trong thời gian tới cần tập trung kiểm tra việc người sử dụng lao động có thực hiện tốt các chính sách, chế độ lao động đối với người lao động như giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, trợ cấp tai nạn lao động ... trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hay khơng? Liên đồn lao động huyện phối hợp với tổ chức Cơng đồn doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể nhằm giảm thiểu các nguy cơ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình cơng góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)