Đối với công tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn thời gian qua hầu như chưa được thực hiện. Chỉ khi được phản ảnh của người dân, các phương tiện thơng tin đại chúng thì mới xử lý sự vụ. Vì vậy, cần xác định thống nhất nhận thức về vai trò, nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra; trên cơ sở đó thể chế hố cơng tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các dự án trên địa bàn. Trong việc thanh tra, kiểm tra cần lưu ý tốt một số vấn đề: Cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong công tác kiểm tra, thanh tra. Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra, như vậy đối tượng thanh tra ở đây là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh tra, đồng thời quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm.
Công tác thanh tra phải tiến hành thường xuyên từ những dự án đang triển khai đến các dự án đã đi vào hoạt động, nội dung thanh tra phải toàn diện nhưng đảm bảo sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp, không gây phiền hà, trở ngại hoạt động của doanh nghiệp. Để chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của tồn bộ cơng tác thanh tra thì cán bộ viên chức có trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ nghiệp vụ chun mơn, nắm vững pháp luật, chính sách thì mới chắc chắn đảm bảo chất lượng thanh tra và cũng chỉ có vậy mới xố bỏ được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.