Đổi mới chính sách đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 82 - 83)

ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nền kinh tế nói chung và cho Cơng nghiệp nói riêng là một vấn đề có tính chiến lược khơng chỉ riêng của huyện Hiệp Đức mà còn là nhiệm vụ chung của cả quốc gia. Do vậy cần có sự định hướng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chức năng của Trung ương, tỉnh Quảng Nam và huyện Hiệp Đức cùng với sự nỗ lực của người lao động.

Trước hết các cơ sở đào tạo phải xác định lại các mục tiêu đào tạo ngắn hạn, dài hạn và trình độ cần đào tạo chủ yếu là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng: đó là những cơng nhân, kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ tiên tiến phù hợp với nhu cầu của các ngành nghề, có tác phong cơng nghiệp cao, có đủ năng lực thực thi công việc được giao. Để làm được việc này UBND huyện cần chỉ đạo hệ thống ngành Lao động Thương binh và Xã hội huyện tổ chức điều tra khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo nghề của người lao động và của doanh nghiệp để có những cơ sở dữ liệu chính xác giúp các cơ sở đào tạo nghề xây dựng định hướng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế và tương lai.

Đối với một huyện miền núi, dân số khoảng 41.000 người thì việc đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề là hết sức khó khăn. Một mặt là nguồn ngân sách chưa đáp ứng được, thứ hai là nguồn lao động để đào tạo rất ít. Thực tế đã chứng minh, sau hơn 20 năm tồn tại của trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề chưa đạt hiệu quả và đến nay đã xóa Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện Hiệp Đức. Để giải quyết vấn đề nguồn lao

động cho ngành sản xuất cơng nghiệp là hết sức khó khăn. Hiện tại, những lao động có kỹ năng cao tại các nhà máy như MDF, Viên gỗ nén năng lượng đều được tuyển dụng, thu hút từ các nơi khác đến bằng cách đãi ngộ cao hơn, đáp ứng điều kiện lao động tốt hơn. Một phần lao động là công nhân may mặc được đào tạo và tuyển dụng tại địa phương. Ngân sách hằng năm của huyện ln bố trí một phần dành cho đào tạo nghề nhưng chưa được phát huy hiệu quả mà ngun nhân chính là do việc đào tạo khơng gắn với sử dụng. Khi đào tạo xong đa số không đi làm việc theo nghề đào tạo, và thất nghiệp. Đa số người được đào tạo là dân tộc thiểu số, đi đào đạo để được hưởng trợ cấp của chương trình. Vì vậy, cần phải liên kết với các doanh nghiệp đã và đang đầu tư trên địa bàn huyện, tập hợp số liệu cơng nhân, ngành nghề cần thiết để có kế hoạch đào tao. Dùng nguồn ngân sách hỗ trợ hằng năm của huyện đối với đào tạo nghề hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo công nhân, Nhà nước chỉ quản lý chất lượng, số lượng và kết quả sau khi ra trường.

Một vấn đề cũng cần được quan tâm là phải tiêu chuẩn hố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức Nhà nước. Khi quản lý Nhà nước về cơng nghiệp nhưng khơng am hiểu thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhất là trong việc lựa chọn dự án đầu tư, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện về pháp lý để doanh nghiệp thực hiện đầu tư nhanh, có hiệu quả. Để làm được điều này huyện Hiệp Đức cần có những giải pháp đào tạo, đào tạo lại, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, quản lý cao cho bộ máy quản lý hành chính của mình. UBND huyện cần nghiên cứu thực hiện chính sách bổ nhiệm để chọn người thực sự có tài, đạo đức phù hợp với ngành quản lý công nghiệp để đứng đầu ngành quản lý. Người đứng đầu huyện phải có tầm nhìn, hiểu biết rộng về ngành quản lư nhà nước về kinh tế mà đặc biệt là ngành công nghiệp, thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)