Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80 - 82)

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nền tảng, là nhân tố quyết định để xây dựng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trị nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường. Hệ thống giao thơng, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thốt nước, hệ thống thơng tin liên lạc là các cấu phần quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự thành cơng của việc hình thành, phát triển cần được xây dựng hồn chỉnh, bền vững. Hệ thống đường giao thông phải đảm bảo thơng thống và thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thơng hàng hóa từ huyện đến các cảng sơng, cảng biển, nhà ga, cảng hàng không.

Muốn phát triển công nghiệp cần phải làm tập trung, đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông bao gồm giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông đối nội đến các vùng nguyên liệu tạo thuận lợi cho sản xuất nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp. Quy hoạch các cụm công nghiệp phải tiếp giáp với các trục đường chính nhằm tận dụng hạ tầng giao thơng trong khu vực, giảm thiểu tối đa nguồn lực đầu tư hạ tầng nhất là đối với huyện nghèo như Hiệp Đức. Đường giao thơng đối ngoại, các đường trục chính cần phải được hồn thiện, cải tạo và nâng cấp nhằm nâng cao khả năng vận chuyển tạo điều kiện thuận

lợi cho sự phát triển, nguyên vật liệu, hàng hoá đến nơi tiêu thụ, thuận tiện cho việc sinh hoạt và đi lại cho người lao động... Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất, giảm thời gian tiêu hao vơ ích, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Có kế hoạch để phân chia nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Đối với hạ tầng ngồi cụm cơng nghiệp phải tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương, ngân sách tỉnh để đầu tư những hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước. Trước mắt cần đề xuất với cấp trên nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 14E kết nối đường Đơng Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh đến quốc lộ 1A. Đây là tuyến đường sẽ phát triển tồn bộ khu vực kinh tế phía Tây của tỉnh, kết nối toàn bộ khu vực Tây tỉnh Quảng Nam đến các tuyến đường huyết mạch của cả nước và đến các cảng biển, sân bay. Các hoạt động chính về giao thông nhằm phát triển cơng nghiệp, KT-XH trong vùng sẽ lưu thơng chính trên tuyến đường này. Nâng cấp phải đảm bảo tối thiểu 02 làng đường chạy thông suốt. Đối với cấp huyện cần nâng cấp toàn bộ các tuyến đường ĐH (đường huyện), đầu tư xây dựng các tuyến đường đến vùng ngun liệu như Na Sơn, Đơng Bình, Sơng Trà, Phước Trà và Trà Linh. Các tuyến đường ĐH phải đảm bảo mặt cắt nền đường 7,5m, mặt đường 5,5m bằng bê tông xi măng. Đối với doanh nghiệm cần tiếp tục khuyến khích, thu hút đầu tư hạ tầng trong các Cụm cơng nghiệp, xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng bên trong các cụm công nghiệp để cho nhà đầu tư khai thác hạ tầng hoạch trực tiếp đầu tư xây dựng các dự án. Ngồi ra, cần có sự vào cuộc của cơng ty Điện lực, các cơng ty cấp thốt nước nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách địa phương và tạo sự đồng bộ chung cho kết cấu hạ tầng.

Điều quan trọng là huyện phải xây dựng lộ trình cụ thể nhằm huy động toàn bộ các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh, huyện và doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng tham gia để đồng bộ xây dựng. Khi đó, hạ tầng phát triển đồng bộ,

môi trường đầu tư phát triển sẽ xuất hiện rõ rệt, nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến địa bàn huyện, phát huy rõ nét hơn về lợi thế của các cơ chế chính sách mà Nhà nước đã ban hành đối với huyện miền núi như thuế và giá thuê đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)