Thực tiễn hủy bản án theo các căn cứ của Bộ luật Hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy bản án sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 58)

2.2.2.1. Xác định không đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm

Ngồi ra cũng có trường hợp trong q trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành TTHS chưa làm rõ căn cứ cấu thành tội phạm. Điển hình như trong Bản án phúc thẩm số 237/2019/HS-PT ngày 07/5/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 29/2018/HS-ST ngày 02/5/2018 của TAND tỉnh Kiên Giang. Theo Hợp đồng giao khốn số 109 thì Cơng ty Kiến trúc Việt Nam phải ứng cho Cơng ty Hịa Phát số tiền 1.000.000.000 đồng để làm lán trại và giá trị vật liệu tập kết. Trên thực tế Công ty Kiến Trúc Việt Nam chỉ mới ứng cho bị cáo Hòa số tiền 800.000.000 đồng. Bị cáo Hịa đã thi cơng và hồn thành 135 cọc bê tông, vậy 135 cọc bê tơng đã hồn thành định giá quy thành tiền là bao nhiêu? Tiền làm lán trại và vật liệu tập kết còn lại là bao nhiêu? Số vật liệu vật tư và tiền làm lán trại có nhiều hơn số tiền 800.000.000 đồng đã ứng hay ít hơn cần phải được làm rõ. Để có cơ sở buộc tội bị cáo cần làm rõ thủ đoạn gian dối và ý thức chiếm đoạt, số tiền bị cáo đã ứng, số tiền bị cáo đã đầu tư. Khoản nào là khoản nợ dân sự phát sinh từ hợp đồng giao khoán, khoản nào là lừa đảo chiếm đoạt. Cấp sơ thẩm chưa làm rõ những nội dung nêu trên nên chưa đủ căn cứ để buộc tội bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2.2.2.2. Bỏ lọt tội phạm và người phạm tội

Trên thực tế đối với các vụ án, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có những vi phạm dẫn đến bỏ lọt tội phạm, ví dụ như vụ án có nhiều đối tượng cùng tham gia nhưng chỉ xử lý người chủ mưu, người thực hành, bỏ lọt các đồng phạm khác. Hay một vụ án có thể truy tố một đối tượng với nhiều tội danh khác nhau nhưng do quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ không đúng,

không đầy đủ dẫn đến việc thiếu chứng cứ, tài liệu xác định tính khách quan, sự thật của vụ án làm cho quá trình truy tố và xét xử bỏ lọt hành vi phạm tội, tức người đó chỉ bị truy tố, xét xử bởi một tội danh. Ví dụ như trong Bản án phúc thẩm số 263/2019/HS-PT ngày 16/5/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 502/2018/HS-ST ngày 28/12/2018 của TAND TPHCM. Bị cáo Lý Vương Long là nhân viên trong Công Ty Tiki, lợi dụng sự quản lý sơ hở, Long đã nhiều lần lấy trộm các tài sản khác nhau, trong đó có các phiếu quà tặng để mua hàng của Công ty Tiki trên mạng. Trong thời gian từ ngày 09 đến 12/5/2017 Long đã lấy tổng cộng 700 phiếu quà tặng trị giá quy đổi là 600.000.000đ mang về cất giấu. Tuy nhiên, đến ngày 16/5/2017 Công ti Tiki phát hiện số phiếu quà tặng bị mất nên ngưng kích hoạt tự động. Đối với hành vi chiếm đoạt 700 phiếu quà tặng với tổng số tiền theo mệnh giá ghi trên phiếu là 600.000.000 đồng, đây là loại giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 1, Điều 105 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, do công ty phát hiện bị mất phiếu chỉ sau khi bị cáo lấy 04 ngày đã ngưng kích hoạt tự động các phiếu quà tặng nên khi bị cáo sử dụng các phiếu quà tặng để mua hàng thì khơng mua được. Việc bị cáo chưa chiếm đoạt được hàng của Công ty do trở ngại khách quan, nằm ngoài ý muốn của bị cáo. Hành vi của bị cáo trong trường hợp này là thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 15 BLHS. Cấp sơ thẩm kết luận hành vi chiếm đoạt 700 phiếu quà tặng của bị cáo không cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” là chưa vững chắc, bỏ lọt tội phạm.

Vụ án tiếp theo có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đó là Bản án phúc thẩm số 315/2019/HS-PT ngày 11/6/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 342/2018/HS-ST ngày 03/10/2018 của TAND TPHCM. Nội dung vụ án thể hiện rõ: do có mâu thuẫn từ trước nên Tài kêu Phúc cùng đến nhà Chiến để giải quyết mâu thuẫn thì bị Chiến cầm cây sắt đuổi đánh.

Phúc chạy ngang qua cửa hàng bán đậu hũ lấy được con dao Thái Lan thì cầm dao đi vào phía sau cửa hàng và nấp vào các hình mẫu. Khi thấy Chiến và Tài đánh nhau thì Phúc từ phía sau xơng ra dùng dao đâm một nhát trúng ngực bên phải của Chiến, gây ra tử vong. Mặc dù Đặng Hữu Tài khai khơng có ý giết người, không kêu Nguyễn Văn Phúc đến để giết Chu Anh Chiến. Tuy nhiên, diễn biến chuỗi hành vi, chính Tài đã kêu Phúc đến để giúp giải quyết mâu thuẫn. Dẫn đến Chiến, Phúc và Tài lần lượt dùng hung khí nguy hiểm đánh nhau, khi Tài dùng cây sắt đánh nhau với Chiến thì Phúc liền cầm dao xơng ra đâm Chiến gây nên cái chết cho Chiến, hành vi trên của Tài đã tạo điều kiện cho Phúc đâm bị hại. Sau khi đâm, Phúc nói cho Tài biết đã đâm Chiến một nhát, Tài khơng nói gì và đi về nhà, chấp nhận hậu quả xảy ra và hậu quả là Chiến đã chết. Vì vậy, hành vi của Đặng Hữu Tài có dấu hiệu đồng phạm tội “Giết người”.

Như vậy, rõ ràng trong quá trình tiến hành tố tụng các cơ quan tố tụng vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà chưa xác định đúng, đầy đủ các tài liệu chứng cứ, chưa đưa ra các bằng chứng phù hợp dẫn đến tình trạng vẫn còn việc bỏ lọt tội phạm hay hành vi phạm tội của các đối tượng có liên quan đến vụ án. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ án cũng như việc mất thời gian, công sức và tiền của để điều tra lại, xét xử lại.

2.2.2.3. Xác định sai khung hình phạt, áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cho hưởng án treo, quyết định hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp không đúng

Thông thường các vụ án xác định sai khung hình phạt như bị cáo phạm vào khung hình phạt tăng nặng nhưng Tịa quyết định hình phạt quá nhẹ, khơng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ví dụ như vụ án Trần A Táy phạm tội “Đánh bạc”. TAND cấp cao tại TPHCM xét xử giám đốc thẩm tại Quyết định số 08/2019/HS-GĐT ngày

20/02/2019. Vào ngày 04/9/2017, Trần A Táy đứng ra làm cái xóc đĩa được thua bằng tiền với những con bạc khác để thu tiền xâu. Tổng số tiền mà các bị cáo sử dụng vào việc đánh bạc là 14.290.000 đồng, trong đó tiền thu tại chiếu bạc là 5.510.000 đồng, tiền thu trên người các đối tượng dùng vào việc đánh bạc là 8.780.000 đồng. Ngày 22/3/2013 bị cáo Trần A Táy bị Tòa án xử phạt 02 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”; Ngày 09/8/2016 bị cáo Táy tiếp tục bị Tòa án xử phạt 09 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc”, do đó ngày 04/9/2017 bị cáo Táy tiếp tục phạm tội “Đánh bạc” là thuộc trường hợp định khung tăng nặng tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 248 BLHS có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Trần A Táy 03 năm tù là đã khoan hồng cho bị cáo. Bị cáo Táy chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại áp dụng Điều 47 BLHS giảm hình phạt cho bị cáo Trần A Táy xuống 01 năm 06 tháng tù, dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là q nhẹ, khơng tương xứng với vai trị, tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà bị cáo thực hiện.

Ngược lại, trong một số vụ án Tịa án Quyết định hình phạt q nặng, khơng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hoặc có trường hợp Tịa sơ thẩm xét xử tội danh nặng hơn tội danh mà VKS truy tố. Ví dụ trong Bản án phúc thẩm số 175/2019/HS-PT ngày 12/4/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 378/2018/HS-ST ngày 19/10/2018 của TAND TPHCM. Theo đó, VKS nhân dân TPHCM truy tố bị cáo Trần Thanh Nhựt 02 tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”, có trọng lượng 60,9888 gam loại Methamphetamine, theo điểm b khoản 3 Điều 251 BLHS và “Tàng trữ trái phép chất ma túy” có trọng lượng 8,1350 gam loại Methamphetamine theo điểm g khoản 2 Điều 249 BLHS. Tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo Nhựt thay đổi lời khai, xác định toàn bộ số ma túy

nói trên bị cáo mua của người khác nhằm mục đích bán lại kiếm lời. Bản án sơ thẩm chấp nhận lời khai nhận của bị cáo Nhựt tại phiên tịa và kết luận bị cáo có hành vi mua bán trái phép chất ma túy đối với trọng lượng ma túy 8,1350 gam Methamphetamine (trọng lượng này theo cáo trạng của VKS truy tố bị cáo Nhựt phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy). Tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy” là tội danh nặng hơn so với tội danh “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Do đó, Bản án sơ thẩm tuyên bố bị cáo Nhựt phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với trọng lượng ma túy 8,1350 gam loại Methamphetamine (Nặng hơn so với tội danh mà VKS đã truy tố) mà không trả hồ sơ cho VKS truy tố lại là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng theo quy định tại khoản 3 Điều 298 BLTTHS.

Cho hưởng án treo không đúng quy định cũng là một trong những trường hợp vẫn còn xảy ra. Vi phạm này thường bắt nguồn từ việc nhận thức và áp dụng không đúng các quy định của pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, như nhận thức áp dụng sai các tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS … từ đó cho hưởng án treo cả những đối tượng chủ mưu, phạm nhiều tội cùng lúc hoặc phạm tội có tính chất chun nghiệp, các đối tượng phạm tội có tính chất cơn đồ hoặc cho hưởng án treo đối với các bị cáo phạm các tội dư luận lên án, vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo. Ví dụ như vụ án Trần Đức Thanh cùng các bị cáo khác phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Cố ý gây thương tích”. TAND cấp cao tại TPHCM xét xử giám đốc thẩm tại Quyết định số 21/2019/HS-GĐT ngày 03/5/2019. Trần Đức Thanh, Lâm Quốc Thắng và Đặng Trần Đan Duy có hành vi bắt giữ các bị hại Hà Ngọc Dương, Hà Quốc Cường, Hoàng Văn Tư sau đó dùng vũ lực gậy sắt, roi điện gây thương tích cho ơng Hồng Văn Tư 3%, ơng Hà Quốc Cường 1%, ơng Hà

Ngọc Dương 3%. Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với Trần Đức Thanh và Lâm Quốc Thắng là trái với quy định về những trường hợp không cho hưởng án treo đối với người “bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội” được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo (tương ứng theo khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS [29]). Hoặc trong vụ án Huỳnh Nguyễn Anh Thư phạm tội “Trộm cắp tài sản”. TAND cấp cao tại TPHCM xét xử giám đốc thẩm tại Quyết định số 62/2019/HS-GĐT ngày 28/10/2019. Từ ngày 02/7/2018 đến ngày 13/7/2019, Huỳnh Nguyễn Anh Thư đã 11 lần lén lút chiếm đoạt số tiền 18.667.000 đồng của Công ty TNHH Thành Bưởi. Trong đó, có 04 lần trị giá tài sản chiếm đoạt mỗi lần trên 2.000.000 đồng. Hành vi của Huỳnh Nguyễn Anh Thư đã phạm vào tình tiết tăng nặng TNHS “Phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Nguyễn Anh Thư 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo quy định những trường hợp không cho hưởng án treo: “...Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18

tuổi...”. Như vậy, bị cáo Huỳnh Nguyễn Anh Thư không đủ điều kiện để

được cho hưởng án treo vì phạm tội nhiều lần nhưng Tịa án cấp phúc thẩm xét xử cho bị cáo Thư hưởng án treo là không đúng.

Hoặc vụ án Trần Vũ Minh Trung phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. TAND cấp cao tại TPHCM xét xử giám đốc thẩm tại Quyết định số 59/2019/HS-GĐT ngày 28/10/2019. Vào

ngày 18/7/2017, Trần Vũ Minh Trung trong tình trạng đã uống rượu bia vượt quá nồng độ cồn quy định 123.1mg/100ml máu, sau đó điều khiển xe mơ tô lưu thông trên Quốc lộ 80, trong trạng thái say, buồn ngủ, chạy xe lấn làn đường nên đụng vào xe mô tô do anh Dương Trọng Tín điều khiển, hậu quả làm anh Tín tử vong, lỗi hồn tồn do bị cáo. Tịa án cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo Trung có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có hồn cảnh gia đình nhiều khó khăn, con cịn nhỏ, là lao động chính trong gia đình, đã tự nguyện bồi thường cho đại diện bị hại 170.000.000 đồng; từ đó, xét xử bị cáo Trần Vũ Minh Trung ba năm cải tạo không giam giữ là khơng đúng quy định; bởi, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; vụ án này bị cáo Trung phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng. Phía đại diện hợp pháp của bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và xử phạt tù giam đối với bị cáo Trung. Tuy nhiên, Tịa án cấp phúc thẩm nhận định mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với bị cáo Trần Vũ Minh Trung là nhẹ, từ đó chấp nhận một phần kháng cáo của người đại diện hợp pháp của bị hại tăng hình phạt và xét xử bị cáo Trần Vũ Minh Trung 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo là chưa nghiêm, khơng tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả đã gây ra.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, từ thực tiễn hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án như trên cho thấy còn rất nhiều vi phạm nghiêm trọng trong các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ cũng như việc tuân thủ pháp luật của các CQĐT, VKS, Tòa án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử VAHS.

Từ kết quả nghiên cứu các bản án bị hủy cho thấy trong số các vụ án trên vẫn còn xuất hiện những vi phạm nghiêm trọng đó là: Vi phạm nghiêm trọng

các quy định của BLTTHS và vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng các quy định của BLHS. Vậy để có thể lý giải vì sao có những vi phạm trên cần nghiên cứu, làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng trên. Đồng thời từ những nguyên nhân đó, đưa ra các phương hướng, kiến nghị góp phần hạn chế tỷ lệ hủy bản án trong quá trình xét xử vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy bản án sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)