Thực tiễn hủy bản án theo các căn cứ của Bộ luật Tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy bản án sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 50)

sự

Qua nghiên cứu các bản án mà Tòa án cấp cao tại TPHCM tuyên hủy cho thấy do có những vi phạm trong q trình điều tra, truy tố, xét xử buộc Tòa án cấp trên phải hủy bản án của Tòa án cấp dưới để điều tra lại hoặc xét xử lại. Một trong những vi phạm đó thể hiện trong các vấn đề sau:

Trên thực tế một số án sơ thẩm bị hủy vì trong quá trình xét xử cơ quan tố tụng chưa đưa ra được căn cứ vững chắc ví dụ như ở bản án phúc thẩm số 374/2019/HS-PT ngày 09/7/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 04/2018/HS-ST ngày 25/01/2018 của TAND tỉnh Kiên Giang. Nội dung vụ án: Dương Thị Cẩm Hường mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cầm cố cho Lê Văn Đông lấy số tiền 300 triệu đồng. Khơng có tiền, Đơng nhờ Nguyễn Thị Loan và Huỳnh Thị Diễm đi cầm dùm lấy 300 triệu đồng nhưng hai người này mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên đến tiệm cầm đồ Tuyết Hiển của Phạm Thanh Hiển, giả chữ ký của bà Hường để ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông này với giá 1 tỷ đồng, số tiền do Phạm Bảo Trân là con ông Hiển trực tiếp đưa cho Loan. Sau khi nhận tiền Loan đưa cho Lê Văn Đơng 300 triệu đồng, cịn lại thì tiêu xài cá nhân. Sau đó vụ việc vỡ lở, phía ơng Hiển có đơn u cầu khởi tố thì Loan hồn trả Trân số tiền 1,5 tỷ đồng (gốc và lãi).

Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Thị Loan đều thừa nhận là mình giả Dương Thị Cẩm Hường, giả chữ ký để đứng ra giao dịch và nhận tiền của bị hại; Loan cho rằng giao dịch của mình và Đơng là cầm cố chứ khơng phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là bị cáo cầm cố hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải xác định rõ. Cấp sơ thẩm căn cứ vào lời khai của bị hại và hồ sơ giao dịch giữa các bên để kết luận đó là giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chưa có căn cứ vững chắc; bởi vì cấp sơ thẩm chưa làm rõ một số tình tiết của vụ án như: chủ thể ký hợp đồng là Phạm Bảo Trân nhưng lại không biết diện tích, giá cả, tình trạng thửa đất như thế nào; phương thức thanh toán giữa nội dung hợp đồng và thực tế là khác nhau; điều kiện pháp lý của thửa đất là nằm trong quy hoạch chứ không phải đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng tự do. Việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên khơng được

kiểm tra, không thực hiện theo trình tự các bước về quy trình cơng chứng. Nhận định của bản án mâu thuẫn với nhau. Do những bất hợp lý thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các mâu thuẫn, thiếu sót nêu trên, lập luận của án sơ thẩm là chưa có căn cứ vững chắc, cần phải hủy để điều tra xét xử lại.

Hoặc trong một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ căn cứ để định tội nhưng vẫn tun bố bị cáo có tội. Ví dụ như vụ án Bùi Thị Hồng Nga phạm tội “Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản” do TAND TPHCM xét xử sơ thẩm tại Bản án số

361/2017/HSST ngày 23/9/2017. Bị cáo Bùi Thị Hồng Nga có hành vi nhờ người làm giả giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận nhà ở và quyền sở hữu đất ở, tìm người đóng giả làm chồng để đến phịng cơng chứng làm hợp đồng ủy quyền cho Nga được quyền đại diện cho chồng thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho…cho bên thứ 3 phần tài sản thuộc sở hữu chung giữa bị cáo Nga và chồng. Ngoài ra, bị cáo Nga còn nhiều lần nhờ người khác làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để lừa dối người khác. Nội dung vụ án cho thấy Bùi Thị Hồng Nga và chồng là Nguyễn Văn Dũng đồng sở hữu căn nhà số 456/29C Cao Thắng. Việc Nga lập hợp đồng mua bán nhà với ông Võ Thành Tiên, thực chất là quan hệ mua bán hay chỉ là hợp đồng giả cách, để che dấu hợp đồng vay mượn tiền trước đó giữa bị cáo và ơng Tiên, cịn chưa được làm rõ. Giá trị căn nhà vào thời điểm bà Nga, ông Tiên lập hợp đồng mua bán là 1.600.000.000đ; trong khi giá trị thực tế của căn nhà, theo kết quả định giá tài sản là 4.824.984.404đ, có sự chênh lệch lớn. Như vậy, ngồi yếu tố gian dối là dấu hiệu đặc trưng của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm này, mà cịn phải có hành vi “chiếm đoạt tài sản” thì mới đủ yếu tố cấu thành của tội phạm này. Việc điều tra của cấp sơ thẩm

chưa đầy đủ mà vẫn tuyên xử bị cáo về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là khơng có căn cứ vững chắc.

2.2.1.2. Vi phạm trong việc hỏi cung, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng Qua nghiên cứu các vụ án Tòa án tuyên hủy điều tra, xét xử lại cho thấy hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai bị hại, đối chất, nhận dạng,... vẫn còn tồn tại vi phạm, thiếu sót. Những vi phạm đó được thể hiện cụ thể như: không đảm bảo sự tham gia khách quan, thiếu sót trong việc khơng mời Luật sư, người bào chữa, người giám hộ trong các trường hợp theo quy định của BLTTHS. Có trường hợp hình thức biên bản thể hiện đúng quy định tố tụng nhưng thực chất thì các biên bản ghi lời khai, hỏi cung khơng có người giám hộ hoặc Luật sư tham gia mà sau đó họ mới ký vào để hợp pháp hóa. Điển hình như vụ án ngày 25/7/2017, tại phiên tồ hình sự phúc thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại vụ án Lê Ngọc Khoa cùng đồng bọn phạm tội “Cướp tài sản” theo Điều 133 BLHS vì vi phạm thủ tục tố tụng. Nội dung vụ án: Ngô Xuân Khánh, Phạm Tấn Lực, Trần Hoàng Dinh, Nguyễn Hữu Trịnh, Nguyễn Thành Quang, Nguyễn Hữu Tài, Lê Ngọc Khoa, Võ Công Thành, Hà Nam Thắng, Trần Minh Tiến và Nguyễn Hồng Lộc có mối quan hệ bạn bè quen biết với nhau, chơi chung một nhóm và rủ nhau đi tới các Cơng viên nhằm cướp tài sản của các cặp nam nữ đang tâm sự. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, các bị cáo đều là người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, có các bị cáo Võ Cơng Thành, Lê Ngọc Khoa và Nguyễn Thành Quang (sinh năm 2001) trong quá trình điều tra, hỏi cung đều yêu cầu CQĐT chỉ định Luật sư bào chữa và CQĐT đã cấp Giấy chứng nhận Luật sư bào chữa cho các bị can. Tuy nhiên, từ ngày cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho đến khi kết thúc điều tra vụ án (2 tháng), CQĐT không tiến hành hỏi cung các bị can để cho các luật sư tham gia bảo vệ cho các bị can cũng như các bị can có đồng ý với Luật sư đã được

chỉ định bảo vệ cho mình hay khơng. Hồ sơ khơng thể hiện CQĐT có thơng báo cho Luật sư biết kết luận hành vi của các bị can phạm vào tội gì. Như vậy là trái với quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS và Điều 58 BLTTHS, Điều 9 Chương II Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA- BTP-BLĐTBXH ngày 12/07/2011 về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên [22] và Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao [28] là không đảm bảo quyền lợi của các bị can và quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia bào chữa cho các bị can, vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS. Hội đồng xét xử phiên toà phúc thẩm đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại đối với vụ án trên.

Hay trong quá trình lấy lời khai, có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì ĐTV phải tiến hành đối chất, nhưng qua thực tế cho thấy nhiều vụ án Tịa án tun hủy để điều tra lại chính là do vi phạm các quy định tố tụng về nội dung này như vụ Huỳnh Văn Thái và đồng phạm, có hành vi “Tham ơ tài sản” tại Quận 3. Trong vụ án này, các bị cáo Huỳnh Văn Thái (kế toán trưởng Bệnh viện) và Nguyễn Huỳnh Minh (thủ quỹ) không thừa nhận hành vi và đổ lỗi cho nhau nhưng CQĐT không tiến hành đối chất từng khoản để kết luận ai chiếm đoạt và hành vi chiếm đoạt tiền của từng bị cáo, nhưng CQĐT vẫn kết luận điều tra, VKS vẫn truy tố dẫn đến phải hủy án.

2.2.1.3. Việc điều tra, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ để làm căn cứ kết luận hành vi phạm tội, người phạm tội và các tình tiết khách quan của vụ án

Trong quá trình điều tra ở một số vụ án, do việc thu thập tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ nên không đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội, Tòa án buộc phải hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Điển hình như bản án phúc thẩm số 304/2018/HS-PT ngày 12/6/2018 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 192/2017/HS-ST ngày 06/6/2017 của TAND TPHCM.

Trong vụ án bị cáo Hồng Thị Loan ln cho rằng khi giao thùng giấy cho bị cáo Hồng, bị cáo đã nói cho bị cáo Hồng biết bên trong có chứa ma túy, nhưng bị cáo Hồng ln phủ nhận điều này. Như vậy, lời khai giữa bị cáo Loan và bị cáo Hồng là có mâu thuẫn. Tuy nhiên, tại biên bản đối chất ngày 03/4/2015 CQĐT không làm rõ được mâu thuẫn này. Đây được xem là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ và vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 138 BLTTHS. Ngoài ra, nội dung Bản kết luận giám định số 1150/KL-KLGĐ-H ngày 07/7/2014 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Cơng an TPHCM không kết luận về việc vật thu giữ là ma túy ở thể gì nên chưa có cơ sở để kết án.

Hoặc trong Bản án phúc thẩm số 528/2019/HS-PT ngày 17/9/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 46/2018/HS-ST ngày 28/11/2018 của TAND tỉnh Đồng Tháp. Nội dung vụ án, bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, được Sở y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Ngày 27/4/2005, Dương Thành Nỉ được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện; ngày 20/9/2007, Võ Văn Khôi được bổ nhiệm làm Trưởng phịng Tài chính Kế Tốn; ngày 31/10/2008, Trương Thị Tuyết Mai được bổ nhiệm làm Kế toán viên; ngày 30/5/2007, Hồ Văn Khởi được phân công làm thủ quỹ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hồ Văn Khởi đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được phân công chiếm đoạt tiền của Bệnh viện và bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”. Bị cáo Khởi xác định bị cáo chính là người trực tiếp chi số tiền 1.802.892.000đ cho các cán bộ của bệnh viện. Tuy nhiên, Võ Văn Khôi và Trương Thị Tuyết Mai lại cho rằng số tiền 1.802.892.000đ này là khoản tiền trong số tiền để ngồi sổ sách 5.088.534.585đ mà Khơi và Mai đã làm thất thốt của bệnh viện. Nhưng chính Khơi lại thừa nhận số tiền này do Khởi chi và xác nhận vào bản tường trình ngày 10/3/2016 “Tiền thưởng tết năm 2010, 2011 cho cán bộ, công nhân viên chức với số tiền là

1.802.892.000đ kế tốn chưa chi cho tơi (Hồ Văn Khởi) để lại quỹ”. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Dương Văn Sum đều khai số tiền 1.154.074.544đ và 1.802.892.000đ là một và có liên quan với nhau chứ khơng phải hai khoản khác nhau. Trong quá trình điều tra và Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ số tiền để ngoài sổ sách 5.088.534.585đ nêu trên thì ai là người trực tiếp quản lý; chưa làm rõ chứng cứ xác định Khởi đã nhận số tiền 1.802.892.000đ để ngoài sổ sách từ ai để chi thưởng cho cán bộ, cơng chức; từ đó mới xác định được lời khai của Khởi là có căn cứ hay lời khai của Khơi và Mai là có căn cứ để có đường lối xét xử vụ án đúng đắn.

2.2.1.4. Vi phạm về giới hạn xét xử, việc xét hỏi, tranh luận, nghị án, ghi biên bản phiên tòa và phạm vi xét xử

Vi phạm về giới hạn xét xử thường gặp là VKS và Tịa án khơng đồng nhất quan điểm về hành vi hoặc tội danh tuyên đối với bị cáo. Điển hình trong vụ án với việc đưa ra nhận định của bản án sơ thẩm dựa trên những chứng cứ, tài liệu thiếu vững chắc, có sự mâu thuẫn giữa truy tố và xét xử của các cơ quan tố tụng. Vụ án Ngô Văn Phán phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm tại Bản án số 08/2016/HS-ST ngày 05/4/2016. Bị cáo Ngô Văn Phán đã ký khống chữ ký của những người trong hộ gia đình vào các hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Các hộ dân nhờ bị cáo vay vốn ngân hàng nhưng bị cáo không làm thủ tục để các hộ này vay, mà đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ lập thủ tục thế chấp, bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng của chính bị cáo đối với ngân hàng. Các hợp đồng thế chấp đều được công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm, các đương sự đều thừa nhận tự nguyện giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị cáo làm thủ tục vay giúp họ. Các hợp đồng vẫn còn hiệu lực, chưa thanh lý hợp đồng, chưa có thiệt hại xảy ra. Trong 3 hợp đồng mà cấp sơ thẩm cho rằng vơ hiệu do bị lừa dối thì 01 hợp

đồng đã được giải chấp, 02 hợp đồng cịn lại tuy vi phạm về hình thức nhưng khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và cũng chưa có xảy ra tranh chấp. Như vậy là việc xác định hợp đồng vô hiệu của cấp sơ thẩm là khơng chính xác. Mặt khác Tịa án cấp sơ thẩm kết luận rằng, tội phạm hoàn thành từ thời điểm bị cáo nhận được tiền vay của Ngân hàng, từ các hợp đồng tín dụng, thế chấp, bảo lãnh…Nhưng ban đầu, VKS truy tố bị cáo có hành vi gian dối trong 07 hợp đồng thế chấp, chiếm đoạt 1.430.000.000đ, nhưng cuối cùng, Tòa án lại chỉ xem xét TNHS của bị cáo đối với 03 hợp đồng, với số tiền chiếm đoạt là 291.000.000đ. Như vậy là đã có sự mâu thuẫn giữa truy tố và xét xử, giữa bản cáo trạng và bản án sơ thẩm.

Vi phạm về việc nghị án và ghi biên bản phiên tòa thường gặp là nghị án một nội dung nhưng tuyên án một nội dung khác, nghị án tội này nhưng tuyên trong bản án tội khác. Biên bản nghị án không ghi điều luật hay khung hình phạt áp dụng, thậm chí có trường hợp khơng ghi cả mức hình phạt trong biên bản nghị án, nhiều trường hợp tên và số lượng thành viên hội đồng xét xử (HĐXX) trong biên bản nghị án khác với tên và số lượng thành viên HĐXX trong bản án và biên bản phiên tịa; có sự mâu thuẫn giữa biên bản phiên tịa và biên bản nghị án về số lượng và thành phần những người tiến hành tố tụng. Những vi phạm nghiêm trọng này của Tòa án nhưng VKS các địa phương cũng không phát hiện kịp thời để kiến nghị, kháng nghị làm ảnh hưởng rất lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy bản án sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)